Hỏi/ Thắc mắc - Cấu trúc phân vùng của win 10 1809 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Cấu trúc phân vùng của win 10 1809

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
Chào các bạn, mình đang dùng dell laptop có recovery, mình lên ssd nên clone cả cái ổ cũ sang, check cấu trúc phân vùng thì nó ra sau:
  1. EFI tầm 500mb
  2. MBR đúng 128mb
  3. OS là ổ C đó
  4. Wintool tầm 800mb, chứa bộ công cụ khôi phục recovery mặc định của dell
  5. Recovery 12,7 gb chứa cái gì méo biết nhưng biết là dùng để recovery.
Win cũ là 10 1507 sau khi recovery là bản đó. Mình có thử tạo file ghost 1507 rồi nâng cấp lên 1809 thì thấy máy chạy rất tốn cpu và ram dù không làm gì cả, mình để win tự update.
Sau đó mình ghost lại 1507 cho nhẹ máy thì lỗi boot, mình check lại thì thấy sau phân vùng OS có thêm phân vùng NTFS 800mb. Mình dùng Bootice vô coi BCD trong EFI thì thấy các giá trị trong đó đều hiển thị kiểu <00hdhgd...>. Mình phải chỉnh tay về lại thì boot ok, nhưng với win 1709 thì lại không thấy phân vùng NTFS này, và lúc ở 1709 mình cứ đi đi về về 1507 và 1709 bằng file ghost chả cần chỉnh BCD làm gì.
Bạn nào rành về cấu trúc đó cho mình hỏi, có cách nào từ 1507 lên 1809 mà nó không tạo ra cái phân vùng NTFS đó không? Mình đang ở 1809 mà vô miniwinpe xóa béng cái phân vùng đó cũng bị lỗi boot luôn. Cảm ơn các bạn
 

ptcat

Búa Gỗ Đôi
Hơi khó, phải có chuyên gia.
Ngày xưa trước windows 10 chỉ thấy có 1 phân vùng, ghost và bung thoải mái, nay dùng win 10 không dám vì thấy phức tạp quá, 3 - 4 cái phân vùng khác nhau, mở ra chỉ ngắm thôi không dám làm gì.
Nhân tiện gửi cái của mình disk 0 là hdd cũ chạy win home, disk 1 là ssd mới chạy win pro.
Lạ là tên và kích cỡ phân vùng cũng không giống nhau hoàn toàn.
Không dám bình luận chỉ hóng thôi ạ.
DisksManager.png
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
@cyberat - Nên del hết các part ở SSD cài mới win10 từ unallocated , như vậy sẽ sạch hơn và sẽ có 3 part
1/ 100MB EFI
2/ C chứa win
3/ 16MB free (tùy máy có mày ko)
Dùng terabyte backup và recovery sẽ nhanh hơn rất nhiều .
Khi backup chỉ cần 2 partition
1/ EFI 100MB
2/ C windows

Đơn giản UEFI chỉ cần 2 partition EFI và C là windows hoạt động
Máy của tôi khi cài với UEFI thì tôi chỉ giữ lại 2 part nói trên mà thôi .

Còn khi cài với MBR thì tôi format để set active cho ổ chứa win , vì thế chỉ cần 1 part C là đủ vì nó chứa cả system trong C luôn .tiện dụng khi backup 1 part C là đủ
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
Hơi khó, phải có chuyên gia.
Ngày xưa trước windows 10 chỉ thấy có 1 phân vùng, ghost và bung thoải mái, nay dùng win 10 không dám vì thấy phức tạp quá, 3 - 4 cái phân vùng khác nhau, mở ra chỉ ngắm thôi không dám làm gì.
Nhân tiện gửi cái của mình disk 0 là hdd cũ chạy win home, disk 1 là ssd mới chạy win pro.
Lạ là tên và kích cỡ phân vùng cũng không giống nhau hoàn toàn.
Không dám bình luận chỉ hóng thôi ạ.
DisksManager.png
cấu trúc cũng giống nhau thôi bạn, cái disk0 của bạn cũng y hệt của mình á, đầu tiên là EFI, sau đó là MBR do máy mình nó mặc định dual cả UEFI lẫn MBR, kế đến là ổ C chứa win, sau đó là cái winretool đó, rồi image chứa recovery đó. Nghĩa là disk0 máy bạn chỉ chạy UEFI chứ không chạy MBR á.
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
@cyberat - Nên del hết các part ở SSD cài mới win10 từ unallocated , như vậy sẽ sạch hơn và sẽ có 3 part
1/ 100MB EFI
2/ C chứa win
3/ 16MB free (tùy máy có mày ko)
Dùng terabyte backup và recovery sẽ nhanh hơn rất nhiều .
Khi backup chỉ cần 2 partition
1/ EFI 100MB
2/ C windows

Đơn giản UEFI chỉ cần 2 partition EFI và C là windows hoạt động
Máy của tôi khi cài với UEFI thì tôi chỉ giữ lại 2 part nói trên mà thôi .

Còn khi cài với MBR thì tôi format để set active cho ổ chứa win , vì thế chỉ cần 1 part C là đủ vì nó chứa cả system trong C luôn .tiện dụng khi backup 1 part C là đủ
mình nếu không bị vướng vụ phải về recovery liên tục để trả về win theo máy test phần mềm và cho sạch máy lẫn virus thì mình cũng làm như bạn được, còn khi bung tera hay acronic lúc tạo file thì nhanh, lúc bung file ra máy cực lâu, chả hiểu sao, ngay cả ghost cũng thế, tạo file tầm 15 20 phút chứ bung ra 30 phút là bình thường
cách bạn chỉ mình hiểu, nhưng mình còn hdd cũ tháo ra nên khi có chuyện mình chỉ cần clone lại là xong, chỉ cần clone cái EFI và ổ C là nó chạy ầm ầm rồi, nhưng thời gian clone còn lâu hơn thời gian kích recovery nên mình chủ yếu chơi recovery
 

hoabattu1287

Rìu Chiến Chấm
Hơi khó, phải có chuyên gia.
Ngày xưa trước windows 10 chỉ thấy có 1 phân vùng, ghost và bung thoải mái, nay dùng win 10 không dám vì thấy phức tạp quá, 3 - 4 cái phân vùng khác nhau, mở ra chỉ ngắm thôi không dám làm gì.
Nhân tiện gửi cái của mình disk 0 là hdd cũ chạy win home, disk 1 là ssd mới chạy win pro.
Lạ là tên và kích cỡ phân vùng cũng không giống nhau hoàn toàn.
Không dám bình luận chỉ hóng thôi ạ.
DisksManager.png
nói vắn tắt là như này: chuẩn ngày xưa thật xưa là LECARY. Sau đó đến UEFI. Cả 2 cái này có ưu và nhược điểm khác nhau!
Tất cả các máy đời mới giờ đều có hỗ trợ uefi cả.

Để hiểu rõ bạn vào đây kham khảo đọc sơ tầm 5' phút thôi. Đừng quá cố gắng hiểu cho hết.

 

Đông Phương

Rìu Chiến Bạc Chấm
Quá rắc rối và lằng nhằng, Recovery 1507 thì thôi, xóa sạch ổ cứng (tức là xóa hết Recovery, EFI, ...) rồi cài mới hoàn toàn lại Win 10 mới nhất là 1809 cho nhanh, vừa sạch sẽ vừa gọn gàng và lại ít lỗi.

Về cái phân vùng Recovery 800MB kia sinh ra sau khi upgrade thì chịu, cái này Win nó luôn như vậy, Microsoft cũng không fix cái này. ==> Cách khắc phục sau khi upgrade thì chỉ có thể là xóa và dùng Bootice fix BCD lại cái Recovery là không bị lỗi boot (Dùng trong Win PE)
 

NGHEO

Rìu Chiến Bạc Chấm
Quá rắc rối và lằng nhằng, Recovery 1507 thì thôi, xóa sạch ổ cứng (tức là xóa hết Recovery, EFI, ...) rồi cài mới hoàn toàn lại Win 10 mới nhất là 1809 cho nhanh, vừa sạch sẽ vừa gọn gàng và lại ít lỗi.

Về cái phân vùng Recovery 800MB kia sinh ra sau khi upgrade thì chịu, cái này Win nó luôn như vậy, Microsoft cũng không fix cái này. ==> Cách khắc phục sau khi upgrade thì chỉ có thể là xóa và dùng Bootice fix BCD lại cái Recovery là không bị lỗi boot (Dùng trong Win PE)
Bạn am hiểu cho mình hỏi:
Mình cài lại máy chót delete mất phân vùng recovery đó. Mình vẫn giữ File Backup của Win cũ. Nhưng Win ̣mới không cho recovery.
Vậy làm sao để phục hồi lại phân vùng recovery này.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Bạn am hiểu cho mình hỏi:
Mình cài lại máy chót delete mất phân vùng recovery đó. Mình vẫn giữ File Backup của Win cũ. Nhưng Win ̣mới không cho recovery.
Vậy làm sao để phục hồi lại phân vùng recovery này.
Bạn backup = tool hay trên win , vì part recovery nó chỉ có tác dụng với folder win cũ còn tồn tại khi bị cài đè , nếu như backup = tool thì có cần gì đến part recovery
 

Đông Phương

Rìu Chiến Bạc Chấm
Bạn am hiểu cho mình hỏi:
Mình cài lại máy chót delete mất phân vùng recovery đó. Mình vẫn giữ File Backup của Win cũ. Nhưng Win ̣mới không cho recovery.
Vậy làm sao để phục hồi lại phân vùng recovery này.
phân vùng Recovery bạn nói là 450MB, 800MB hay bao nhiêu?
Rồi mục đích cuối cùng của bạn là làm gì?
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Mình dùng Backup trên Windows mà không dùng Tool
Cái này thì phải vào phần advanced khi khởi động chọn recovery tìm đến thư mục chứa file và cho win nó chạy recovery thôi , ko cần cái part đó . Tôi thì ko bao giờ dùng tính năng backup của win10 (chọn như hình )
2722


Nó chiếm dung lượng và time mà ko hiệu quả , terabyte là nhanh nhất và hiệu quả nhất
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Quá rắc rối và lằng nhằng, Recovery 1507 thì thôi, xóa sạch ổ cứng (tức là xóa hết Recovery, EFI, ...) rồi cài mới hoàn toàn lại Win 10 mới nhất là 1809 cho nhanh, vừa sạch sẽ vừa gọn gàng và lại ít lỗi.

Về cái phân vùng Recovery 800MB kia sinh ra sau khi upgrade thì chịu, cái này Win nó luôn như vậy, Microsoft cũng không fix cái này. ==> Cách khắc phục sau khi upgrade thì chỉ có thể là xóa và dùng Bootice fix BCD lại cái Recovery là không bị lỗi boot (Dùng trong Win PE)
Mỗi khi upgrade windows, chương trình upgrade sẽ tạo một phân vùng recovery nếu chương trình upgrade biết dung lượng recovery cũ không đủ dung lượng cho recovery mới {recovery partition (GPT disk) hoặc system reserved partition (MBR disk)}. Đó là lý do tại sao mỗi khi upgrade, Windows tạo thêm một phân vùng Recovery mới. Muốn Windows đừng tạo phân vùng Recovery mới, trước khi upgrade, bạn phải tăng dung lượng phân vùng recovery cũ để đủ chỗ cho phân vùng recovery mới.

https://www.disk-partition.com/wind...rading-to-windows-10-4348/disk-management.jpg
Thí dụ như trong hình
Khi cài win7, sẽ có phân vùng Recovery đầu tiên bên trái 100MB
Phân vùng Recovery thứ 2 từ bên trái khi máy upgrade lên win8 200MB
Phân vùng Recovery thứ 3 khi máy upgrade lên win10 500MB
Nếu bạn upgrade win10 từ phiên bản cũ lên phiên bản mới, windows cũng sẽ tạo nên một phân vùng Recovery mới vì phân vùng recovery cũ của win10 phiên bản cũ không đủ chỗ.
 

Đông Phương

Rìu Chiến Bạc Chấm
Mỗi khi upgrade windows, chương trình upgrade sẽ tạo một phân vùng recovery nếu chương trình upgrade biết dung lượng recovery cũ không đủ dung lượng cho recovery mới {recovery partition (GPT disk) hoặc system reserved partition (MBR disk)}. Đó là lý do tại sao mỗi khi upgrade, Windows tạo thêm một phân vùng Recovery mới. Muốn Windows đừng tạo phân vùng Recovery mới, trước khi upgrade, bạn phải tăng dung lượng phân vùng recovery cũ để đủ chỗ cho phân vùng recovery mới.

https://www.disk-partition.com/wind...rading-to-windows-10-4348/disk-management.jpg
Thí dụ như trong hình
Khi cài win7, sẽ có phân vùng Recovery đầu tiên bên trái 100MB
Phân vùng Recovery thứ 2 từ bên trái khi máy upgrade lên win8 200MB
Phân vùng Recovery thứ 3 khi máy upgrade lên win10 500MB
Nếu bạn upgrade win10 từ phiên bản cũ lên phiên bản mới, windows cũng sẽ tạo nên một phân vùng Recovery mới vì phân vùng recovery cũ của win10 phiên bản cũ không đủ chỗ.
Lý thuyết thì có lẽ vậy, mình ghi nhận là thế nhưng có thể bạn đã biết hoặc chưa biết :D là mỗi lần upgrade đều tạo 1 phân vung 800MB, bạn upgrade 2 lần thì sẽ tạo 2 phân vùng 800MB
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Lý thuyết thì có lẽ vậy, mình ghi nhận là thế nhưng có thể bạn đã biết hoặc chưa biết :D là mỗi lần upgrade đều tạo 1 phân vung 800MB, bạn upgrade 2 lần thì sẽ tạo 2 phân vùng 800MB
Vì windows đặt giả thuyết mỗi lần bạn upgrade, thì phân vùng chưa upgrade không đủ dung lượng, nên lại tạo ra một phân vùng mới (có lẽ dung lượng phân vùng cũ phải lớn hơn pv mới. Tôi chưa bao giờ thử). Nếu bạn upgrade 100 lần, bạn sẽ có 100 phân vùng recovery.
 
Sửa lần cuối:

Đông Phương

Rìu Chiến Bạc Chấm
Vì windows đặt giả thuyết mỗi lần bạn upgrade, thì phân vùng chưa upgrade không đủ dung lượng, nên lại tạo ra một phân vùng mới (có lẽ dung lượng phân vùng cũ phải lớn hơn pv mới. Tôi chưa bao giờ thử). Nếu bạn upgrade 100 lần, bạn sẽ có 100 phân vùng recovery.
Đó là một điểm hạn chế, cái này cũng nhiều diễn đàn than qua than lại rồi cũng đâu lại vào đấy, chịu thôi. Cứ xem như nó là một tính năng :D
 

Darias

Rìu Chiến
Thường thì mặc định nhà sản xuất sẽ tạo:
Phân vùng EFI + Recovery + OS + Data
Nhưng với mình thì sẽ xoá hết mọi phân vùng rồi định dạng cấp thấp để xoá mọi dữ liệu cũ có thể phục hồi được.
Sau đó tạo:
  1. Phân vùng EFI 111Mb / 222Mb (Tạo bằng DiskPart thì Win mới nhận). Nếu main không hỗ trợ boot 2. EFI thì tuỳ thích có nên tạo riêng phân vùng Boot hay không.
  2. Phân vùng OS 30~35Gb
  3. Còn lại là phân vùng Data
Sau khi cài Win mình sẽ dời thư mục User sang phân vùng Data còn ProgramData thì vẫn để ở phân vùng hệ thống.

Khuyến nghị là nên dùng SSD để cài OS trên SSD để tăng tốc độ khởi động máy.
 


Top