Hỏi/ Thắc mắc - Cloning Windows 10 từ HDD máy cũ có CPU thế hệ 7, 8, 9 sang SSD máy mới thế hệ 11? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Cloning Windows 10 từ HDD máy cũ có CPU thế hệ 7, 8, 9 sang SSD máy mới thế hệ 11?

haxoma

Rìu Vàng Đôi
Hé lô cả nhà VN-Z, mình đang có thắc mắc là ví dụ như mình đang sài Laptop CPU Gen cũ là thế hệ 7, 8, 9 mà giờ muốn chuyển Windows 10 sang máy CPU Gen mới nhất 11 Tiger Lake bằng cách Cloning Windows 10 từ ổ cứng HDD cũ sang SSD mới thì có khả thi hay không vì có nhiều phần mềm đã có sẵn trên Windows mà mình không muốn cài lại Windows mới? Ví dụ như Cloning từ Gen 7, 8, 9 sang Gen 10 thì OK, còn từ Gen 11 hơi trở ngại vì driver ổ cứng không tự động khi Cloning sang máy Gen 11.

Cả nhà có cách nào hay để giúp mình hay không? Ai làm được qua kinh nghiệm thực tế thì góp ý mình với. Thanks!
 

leantse

Rìu Sắt
Hé lô cả nhà VN-Z, mình đang có thắc mắc là ví dụ như mình đang sài Laptop CPU Gen cũ là thế hệ 7, 8, 9 mà giờ muốn chuyển Windows 10 sang máy CPU Gen mới nhất 11 Tiger Lake bằng cách Cloning Windows 10 từ ổ cứng HDD cũ sang SSD mới thì có khả thi hay không vì có nhiều phần mềm đã có sẵn trên Windows mà mình không muốn cài lại Windows mới? Ví dụ như Cloning từ Gen 7, 8, 9 sang Gen 10 thì OK, còn từ Gen 11 hơi trở ngại vì driver ổ cứng không tự động khi Cloning sang máy Gen 11.

Cả nhà có cách nào hay để giúp mình hay không? Ai làm được qua kinh nghiệm thực tế thì góp ý mình với. Thanks!
Thời gian clone có khi còn hơn thời gian cài mới trên máy mới......................
 

kemmet

Rìu Sắt Đôi
Hé lô cả nhà VN-Z, mình đang có thắc mắc là ví dụ như mình đang sài Laptop CPU Gen cũ là thế hệ 7, 8, 9 mà giờ muốn chuyển Windows 10 sang máy CPU Gen mới nhất 11 Tiger Lake bằng cách Cloning Windows 10 từ ổ cứng HDD cũ sang SSD mới thì có khả thi hay không vì có nhiều phần mềm đã có sẵn trên Windows mà mình không muốn cài lại Windows mới? Ví dụ như Cloning từ Gen 7, 8, 9 sang Gen 10 thì OK, còn từ Gen 11 hơi trở ngại vì driver ổ cứng không tự động khi Cloning sang máy Gen 11.

Cả nhà có cách nào hay để giúp mình hay không? Ai làm được qua kinh nghiệm thực tế thì góp ý mình với. Thanks!
Hoàn toàn được bạn nhé.
Bạn cứ xài Hasaleo Win to HDD sẽ giải quyết được vấn đề này.
Windows 8.1 đã tách riêng trình điều khiển Driver ra 1 vùng riêng biệt với OS để phục vụ tính năng windown to go rồi. Nên bạn clone thoải mái. Mình dùng wintoUSB của hasaleo cắm usb chạy win thập cẩm các loại cấu hình máy tính từ core dual, pentium đời 2010 đến các core i gen 11 đều chạy được hết bạn.
Windows 10 càng hỗ trợ tốt cái này
 

haxoma

Rìu Vàng Đôi
Hoàn toàn được bạn nhé.
Bạn cứ xài Hasaleo Win to HDD sẽ giải quyết được vấn đề này.
Windows 8.1 đã tách riêng trình điều khiển Driver ra 1 vùng riêng biệt với OS để phục vụ tính năng windown to go rồi. Nên bạn clone thoải mái. Mình dùng wintoUSB của hasaleo cắm usb chạy win thập cẩm các loại cấu hình máy tính từ core dual, pentium đời 2010 đến các core i gen 11 đều chạy được hết bạn.
Windows 10 càng hỗ trợ tốt cái này
mình có 1 máy Laptop cpu thế hệ 8 xài Windows 10 giờ muốn chuyển sang con laptop mới cpu thế hệ 11 có chuyển Windows cũ đang xài qua được không bạn @kemmet?
 

huynhlam

Rìu Sắt Đôi
Bạn có thể tham khảo 1 cách làm đầy đủ như ở đây: Create Windows 10 ISO image from Existing Installation
Ví dụ trường hợp của bạn có thể làm theo cách sau:
Quan trọng: Full Back Up trước khi thực hiện !!!
1. Đưa Windows về trạng thái System Out-of-Box Experience (OOBE): Nhấn phím Windows+R và chạy lệnh sau
Mã:
%windir%\system32\sysprep\sysprep.exe /generalize /oobe /shutdown
- Sau khi chạy lệnh hệ thống sẽ Generalize và Shutdown (Nếu báo lỗi thì kiểm tra file Log để xử lý, thường là những Apps (uwp) cài từ MS Store phải gỡ ra).
- Windows shutdown xong thì không được boot vào Windows nữa. (clone xong thì mới boot vào win)
2. Lúc này tiến hành Clone (Disk to Disk )
- Clone xong thì mở máy mới, tạo 1 user tạm để login, xong thì sign out user tạm, sign in user cũ - xóa user tạm, cài driver mới...
 
Sửa lần cuối:

haxoma

Rìu Vàng Đôi
Bạn có thể tham khảo 1 cách làm đầy đủ như ở đây: Create Windows 10 ISO image from Existing Installation
Ví dụ trường hợp của bạn có thể làm theo cách sau:
Quan trọng: Full Back Up trước khi thực hiện !!!
1. Đưa Windows về trạng thái System Out-of-Box Experience (OOBE): Nhấn phím Windows+R và chạy lệnh sau
Mã:
%windir%\system32\sysprep\sysprep.exe /generalize /oobe /shutdown
- Sau khi chạy lệnh hệ thống sẽ Generalize và Shutdown (Nếu báo lỗi thì kiểm tra file Log để xử lý, thường là những Apps (uwp) cài từ MS Store phải gỡ ra).
- Windows shutdown xong thì không được boot vào Windows nữa. (clone xong thì mới boot vào win)
2. Lúc này tiến hành Clone (Disk to Disk )
- Clone xong thì mở máy mới, cài driver mới
Các phần mềm cũ cài đặt trên Windows cũ khi System Out-of-Box Experience (OOBE) còn không bạn @huynhlam?
 

huynhlam

Rìu Sắt Đôi
Các phần mềm cũ cài đặt trên Windows cũ khi System Out-of-Box Experience (OOBE) còn không bạn @huynhlam?
Phầm mềm vẫn còn (thường 1 số apps thuộc MS Store sẽ phải cài lại...) Bạn sign in lại user cũ là vẫn như cũ.
Bạn tham khảo danh sách CPU hỗ trợ để xài bản Win phù hợp: Windows Client Edition Processors
Nếu có vấn đề về MS Store bạn thử fix bằng Powershell: Nhấn phím Windows+X > Windows Powershell(Admin):
Mã:
Get-AppXPackage -allusers | Foreach {Add-AppxPackage -DisableDevelopmentMode -Register "$($_.InstallLocation)\AppXManifest.xml"}
Hoặc tham khảo đầy đủ ở đây: Restore Microsoft Store in Windows 10 after uninstalling it with PowerShell
 
Sửa lần cuối:

kemmet

Rìu Sắt Đôi
mình có 1 máy Laptop cpu thế hệ 8 xài Windows 10 giờ muốn chuyển sang con laptop mới cpu thế hệ 11 có chuyển Windows cũ đang xài qua được không bạn @kemmet?
Hoàn toàn được bạn à.
Không giống như win 7 toàn bộ driver chung với OS nên chuyển sang máy khác đễ bị màn xanh, win 8, 10,11 đều cơ chế để driver riêng 1 box tách riêng với HDH nên cắm sang máy nào cũng đều nhận được hết bạn, trừ 1 số driver riêng chung với HDH thôi.
Mình đi test máy toàn mang 1 cái hdd chạy sẵn win rồi lắp các máy vẫn chạy thoải mái luôn.
 

kemmet

Rìu Sắt Đôi
Các phần mềm cũ cài đặt trên Windows cũ khi System Out-of-Box Experience (OOBE) còn không bạn @huynhlam?
Các phần mềm bản quyền k nên xài OOBE bạn, một số phần mềm bảnq quyền mà ko chạy dưới quyền quản trị admin thì chỉ nhận bản quyền theo user được cấp thôi. Nên chạy OOBE xóa đi user rồi thì coi như bản quyền mất nên bạn cứ dùng WintoHDD là ổn nhất. Chuyển win nhanh chóng sang 1 disk mới.
 

kemmet

Rìu Sắt Đôi
Với cả những phần mềm bản quyền nhận diện theo phần cứng máy thì bạn chuyển sẽ không nhận bản quyền. Còn lại đa số là nhận bản quyền. Riêng với win thì nên đăng nhập tài khoản MS xong rồi chuyển nhé. Lúc chuyển xong sẽ báo lỗi bản quyền win, bạn bấm troubleshoot để nó tự khôi phục lại bản quyền theo tài khoản MS
 

kemmet

Rìu Sắt Đôi
mình có 1 máy Laptop cpu thế hệ 8 xài Windows 10 giờ muốn chuyển sang con laptop mới cpu thế hệ 11 có chuyển Windows cũ đang xài qua được không bạn @kemmet?
Về cách thức thì bạn làm như thế này cho đơn giản.
Nếu không có HDD, SSD ngoài thì dùng WintoUSB chuyển win từ Laptop sang USB. rồi dùng WintoHDD để chuyển win trên USB sang laptop mới.
Nếu có HDD,SSD ngoài thì dùng WintoHDD clone win sang HDD ngoài, rồi dùng HDD ngoài clone trực tiếp về máy mới.

Trường hợp ko có cả usb và HDD thì dùng WintoHDD clone thành 1 files vm, rồi dùng files vm đó bug về SSD trên laptop mới. Files vm hỗ trợ cả ảo hóa trên các máy windows luôn nên khá tiện cho việc test máy
 

kemmet

Rìu Sắt Đôi
1635646435136.png

Còn đây là bản win chạy trên USB của mình luôn. Mình đi cắm vào đủ các thể loại máy tính từ đời cổ lỗ sĩ cho đến các máy đời gen 11 và các máy AMD vẫn chạy bình thường, chưa bao giờ có hieiejn tượng treo, giật lag, còn nhanh hơn cả ổ HDD truyền thống luôn.
 

tamthangia

Rìu Vàng Đôi
Dc hết , xung đột cùng lắm driver nhưng cái đấy có thể fix dx . nhưng khuyên từ hdd qua ssd thì ko nên clone os , chạy ko dc ổn đâu , tôi từng làm rồi
 

huynhlam

Rìu Sắt Đôi
/Generalize : Mục đích là để Windows Image trở về trạng thái ban đầu, nhận diện lại Hardware, UUID, SID...Tương tự như khi cài Windows từ ISO. Chỉ khác là có Pre-install software & User.
Để Clone mình dùng Acronis True Image Bootable ISO:
Mã:
https://dl.acronis.com/u/AcronisTrueImage2021.iso
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
Bạn có thể tham khảo 1 cách làm đầy đủ như ở đây: Create Windows 10 ISO image from Existing Installation
Ví dụ trường hợp của bạn có thể làm theo cách sau:
Quan trọng: Full Back Up trước khi thực hiện !!!
1. Đưa Windows về trạng thái System Out-of-Box Experience (OOBE): Nhấn phím Windows+R và chạy lệnh sau
Mã:
%windir%\system32\sysprep\sysprep.exe /generalize /oobe /shutdown
- Sau khi chạy lệnh hệ thống sẽ Generalize và Shutdown (Nếu báo lỗi thì kiểm tra file Log để xử lý, thường là những Apps (uwp) cài từ MS Store phải gỡ ra).
- Windows shutdown xong thì không được boot vào Windows nữa. (clone xong thì mới boot vào win)
2. Lúc này tiến hành Clone (Disk to Disk )
- Clone xong thì mở máy mới, tạo 1 user tạm để login, xong thì sign out user tạm, sign in user cũ - xóa user tạm, cài driver mới...
@haxoma
Bạn có thể dùng cách này cộng thêm với file unattend để skip qua bước tạo tài khoản mới.
 

haxoma

Rìu Vàng Đôi
@haxoma
Bạn có thể dùng cách này cộng thêm với file unattend để skip qua bước tạo tài khoản mới.
file unattend để skip qua tạo tài khoản mới là sao vậy bác @secpol? mình từng coi qua unattend cấu hình cho ISO để chạy mặc định múi giờ, tài khoản Administrator hay tài khoản tự đặt tên sẵn skip qua bước gõ rồi add key sẵn luôn còn vụ skip bước tạo tài khoản là làm thế nào vậy bác?
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
file unattend để skip qua tạo tài khoản mới là sao vậy bác @secpol? mình từng coi qua unattend cấu hình cho ISO để chạy mặc định múi giờ, tài khoản Administrator hay tài khoản tự đặt tên sẵn skip qua bước gõ rồi add key sẵn luôn còn vụ skip bước tạo tài khoản là làm thế nào vậy bác?
Để skip qua được bước tạo tài khoản thì bạn phải có sẵn 1 tài khoản để đăng nhập. Nếu bạn đã xem qua cấu hình để vào thẳng tài khoản Administrator sau khi cài đặt rồi thì cách làm như trong trường hợp này của bạn tương tự.
 

haxoma

Rìu Vàng Đôi
Để skip qua được bước tạo tài khoản thì bạn phải có sẵn 1 tài khoản để đăng nhập. Nếu bạn đã xem qua cấu hình để vào thẳng tài khoản Administrator sau khi cài đặt rồi thì cách làm như trong trường hợp này của bạn tương tự.
mình đã clone Windows 10 cũ trên máy Laptop ASUS gen 7 hay 8 gì đó sang máy Laptop HP gen 11 Tiger Lake thành công rồi bác @secpol@kemmet@huynhlam. cảm ơn tất cả đã cho ý kiến tư vấn kỹ thuật.
 


Top