Nợ tiền không trả là đang tự gieo nghiệp cho mình | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Nợ tiền không trả là đang tự gieo nghiệp cho mình

ducyeuhien

Búa Gỗ
Nợ tiền không trả là cách họ đang gieo nghiệp nghèo hèn cho mình mà không hề hay biết.
Theo giáo lý nhà Phật, trong cuộc đời có 4 thứ tuyệt đối ta không nên mắc nợ, đó là tiền bạc, là trách nhiệm, là ân tình và thời gian.

Vì sao lại như vậy?
Về món nợ thứ nhất là tiền bạc, theo lẽ tự nhiên, có vay thì có trả. Khi ta vay ai một món tiền nghĩa là ta đang nhận ở người đó một món nợ không chỉ đơn thuần là vật chất mà còn là ân nghĩa. Thế nhưng ở đời, nhiều người vay tiền không muốn trả. Có người “xù nợ”, có người trả nợ nhưng lại mang niềm oán giận người cho vay.

Theo các vị giảng sư, đó là cách họ đang gieo nghiệp nghèo cho mình mà không hề hay biết.Người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay, điều này chứng tỏ người đó đối với chúng ta là rất tốt, cũng rất tin tưởng tín nhiệm, chúng ta cần phải giữ lời hứa của mình, không thể nói vay rồi không trả. Người ta cũng không có nói là bằng lòng tặng cho chúng ta, sao có thể không trả được? Nếu quả thực nhất thời chưa thể đem tiền trả cho người ta được, chúng ta nên nói rõ ràng cho họ hiểu được, hơn nữa cũng phải cố gắng kiếm tiền để hoàn trả người ta.

Bởi vì người cho chúng ta vay cũng là bạn bè tốt nên sẽ thông cảm mà cho chúng ta trả chậm dần. Chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ trong lòng, càng sớm càng tốt hoàn trả nợ cho người ta, đây mới là người có trách nhiệm.

Trong “tam thế nhân quả văn” có viết: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”. Chúng ta phải minh bạch lý này, tuy là trong kinh văn khuyên bảo con người trong cuộc đời hãy làm việc thiện, nhưng về bản chất, đạo lý chính là khó tránh khỏi quan hệ nhân quả, người cho vay tiền kỳ thực có công đức rất lớn.

Mặc dù không phải là quyên tặng cho người khác, nhưng mà, nếu như người không phải là đang gặp khó khăn hay nguy hiểm gì, thì bình thường sẽ không đi vay tiền. Mà việc cho vay này sẽ giúp người đó đủ để vượt qua khó khăn đó, cho nên công đức là rất nhiều.Có khi chúng ta cho người khác chút tiền không giúp ích bằng người đó đi vay người khác nhiều tiền. Bởi vì cho ít tiền có thể không làm được việc lớn, nhưng vay một số tiền, tài sản lớn lại giúp người ta hoàn thành xong việc lớn, làm cải biến cuộc đời. Mà cuộc đời cải biến là do được người khác ban tặng thông qua việc cho mượn tiền, nên mới được như ước nguyện, cho nên mặc dù là đi mượn rồi trả, cũng vẫn nên biết ơn trong lòng.

Thiếu nợ một túi muối mà phải trả một cái giá quá đắt, huống chi thiếu người khác mấy trăm đồng, mấy ngàn đồng, mấy vạn, mấy chục vạn mà không trả? Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, mỗi ngày không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên. Hành vi “vay tiền không trả”, hoặc “vay tiền không muốn trả” là một biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Chiếu theo luật nhân quả trong đạo Phật thì hành vi đó chính là cách gieo nghiệp nghèo hèn cho mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho những đời sau.Dân gian có câu nói truyền miệng rất hay đó là “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Câu này có ý nghĩa là dù yêu quý nhau đến cỡ nào thì vẫn nên minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người. Nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ.

Ngay cả anh em ruột thịt thì vẫn cần phải rõ ràng về vấn đề tế nhị này. Khoản nào vay thì rõ là vay và cần phải trả với tấm lòng biết ơn. Khoản nào cho, biếu hay tặng thì người cho không nên đòi người nhận một ngày nào đó trả ơn mà hãy vô tư theo cách “cho đi hạnh phúc chính là mang lại hạnh phúc cho mình”.Nhưng đó là phía người cho. Còn phía người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà đó là món nợ ân nghĩa.

 

W H I T E


Junior Moderator
Thành viên BQT
Nợ quanh năm ấy mà, kaka
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Nếu nói nghiệp là nói đến đến nhân >=<quả
Mượn nợ và vay nợ 2 từ ko giống nhau , 1 ko trả lãi , 2 phải trả cao hơn vì có lãi . Vậy thì chưa chác ai là người tự tạo cho mình cái NGHÈO của VỊ LAI

Hiện người vay mượn ko trả ( XÙ ) , chưa biết nhân do đâu ??? và quả thì ra sao ko ai biết !!! .
Nhưng chắc 1 điều có thể bị xử theo giang hồ hoặc tố tụng thưa kiện do xù nợ

Ở đời ai cũng khoái GIÀU CÓ ( đó là THAM ) Chức cao tham ô vào nhà ĐÁ , Nặng quá thì lảnh án TỬ TÙ , đó là 1 trong tam độc "VÔ MINH = KO sáng suốt"

Tham ko được sinh ra SÂN (đây là độc thứ 2) Muốn mà ko cho sinh ra giận (SÂN)
Giận quá mất KHÔN "si" = NGU MUỘI

Giận quá sinh ra ngu , đánh nhau , giết nhau , đốt nhà ( SI )

Đó chỉ 1 vài ví dụ thôi , chứ nhân với quả là TRÙNG TRÙNG duyên khởi ko thể nói bàn . Tùy môi trường để diễn giải

Tôi tuổi lớn rồi , có nghe được 1 vài giảng sư nói lý nhà Phật , hầu như ông nào cũng như ông nấy toàn nói chung chung khuyến nghị con người làm lành . Đó là việc tốt " NHƯNG" .

NHƯNG KO ăn thua gì XẤC . Đa số thì chỉ là lý chung chung , SAU KHI NGHE 1 VÀI BÀI NÓI CHUYỆN CỦA ÔNG hòa thượng như huyển thiền sư THÍCH TỪ THÔNG
 

Ethanol

Búa Gỗ
Tài khoản bị khóa
Nói thì hay lắm thằng thống đốc ngân hàng vay cả trăm tỉ kia kìa mà giờ bị xử lí nó có mỗi căn nhà cấp 4 để bồi thường thiệt hại. Hẳn là nhân quả vl khi vợ con nó nhà lầu xe hơi du học nước ngoài các kiểu.
Hòa thượng giảng đạo lí ư ? xin lỗi, xã hội này đéo nói đạo lí, chỉ nói mạnh hay yếu.
 

phj4nhpr09xx

† God bless Country Music & Country Gospel Music ♫
Thành viên BQT
Con người thường không tin vào bất kỳ điều gì, cho đến khi họ chứng kiến, và gánh chịu hậu quả... Những lời giải thích dài dòng có thể cảm hóa được đa số, nhưng chỉ có "những điều đã xảy ra rồi" mới khiến tất cả phải sợ hãi đến tột độ! Màu nhiệm là thứ cực kỳ khó giải thích, chỉ có thể cảm nhận ở sâu thẳm một cách kinh điển tột độ siêu ngàn trùng, ở chính bên trong trái tim tận căn mỗi người.

Bài hát này đã mạc khải cho cái đầu của mình khá là nhiều thứ.
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
món nợ lớn nhất đời người là món nợ ân tình
trăng ngàn năm mãi là trăng mười lăm
 


Top