Xin được tư vấn về định hướng nghề nghiệp | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Xin được tư vấn về định hướng nghề nghiệp

rainyvta

Gà con
Dear các anh chị

Em năm nay “đã” 24 tuổi. Vì trót dại không tìm hiểu kĩ ngành nghề mà em tốn mất 4 năm thanh xuân để học 1 ngành mà cuối cùng phát hiện ra em không hề yêu thích. Hiện em đang cố gắng tìm hiểu nhiều nhất để có thể đi học lại và theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Qua tìm hiểu thì em thấy mình có hứng thú ở 2 chuyên ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật phần mềm hơn cả. Do tự tìm tòi vẫn còn nhiều khó khăn, nên rất mong các anh chị bạn tư vấn và hỗ trợ giúp em 1 số câu hỏi để em có thể định hướng đúng đắn ạ

1. Các kiến thức mới về: Blockchain, AI, IoT, AR, VR, để lĩnh hội chúng có phải cần học về Khoa học máy tính không ạ? Hay tùy từng nội dung trong các kiến thức đó mà nó liên quan đến chuyên ngành phù hợp?

2. Khi học Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm thì sau này có thể làm được các công việc có tên gọi như thế nào?
(em có tìm hiểu sơ thì trước mắt biết được 3 khía cạnh có thể làm là:
  • Tester
  • Web developer (back-end, front-end, full stack)
  • Mobile developer )

3. Khi học lập trình là chủ yếu thì nên học Khoa học máy tính hay Kỹ thuật phần mềm ạ?

4. Để học lập trình thì em nên học loại ngôn ngữ lập trình nào trước tiên hay là tùy thuộc vào khía cạnh em muốn theo đuổi mà chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp ạ?

5. Các kiến thức về cấu trúc máy (như cpu, RAM, card đồ họa) thì đây là kiến thức chung mà bất cứ dân IT dù đi theo mảng nào cũng cần phải có hay là chủ yếu các bạn bên Kĩ thuật máy tính mới cần hiểu sâu ạ?

Các câu hỏi của em có lẽ hơi ngây ngô với nhiều người. Nhưng mong các anh chị bạn, dù ít hay nhiều có thể cho em xin 1 ít tư vấn để em làm lại cuộc đời ạ

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến mọi người!:)
 

zzaliaszz

Rìu Chiến
Không biết nhiều về CTTT nên không trả lời các câu hỏi trên cho bạn được.
Tuy nhiên, không bao nhiêu người ra trường làm đúng với chuyên ngành đã học.
Không bao nhiêu người có thể duy trì nhiệt huyết mà làm vì đam mê đơn giản vì hoàn cảnh mỗi người khác nhau, áp lực cơm áo gạo tiền khác nhau.
Chỉ sợ sau 4 năm học lại CTTT bạn lại nhận ra không yêu thích CNTT nữa thì ......
Vài lời đọc cho vui....
 

rs_lyly2009

Moderator
Thành viên BQT
Em đang làm về mảng Web, trước học ngành xây dựng, đi thực tập mảng marketing, làm công việc đầu tiên là viết {canny}

Em học Online hết. Mảng IT, nếu là về web bác học online được hết, hoặc học ngoài, sẽ Okay hơn là học trong Đại học.

4. Học PHP đi bác, rồi làm WordPress, hiện giờ 30% website đều làm bằng WordPress {misdoubt}
 

IT Lover

Rìu Sắt Đôi
Former Moderator
Em xin cố gắng trả lời các câu hỏi của bác như sau:

Cái từ "khoa học máy tính" nó bao quát rất rất nhiều lĩnh vực mà bác có thể chuyên môn hóa. Nếu bác check wikipedia thì sẽ thấy khoa học máy tính là một lĩnh vực ko liên quan nhiều đến code (mặc dù trong quá trình học sẽ code) mà liên quan nhiều hơn đến logic và lý thuyết đằng sau thông tin và tính toán và cách những lý thuyết đó ứng dụng vào xây dựng hệ thống máy tính. Nói tóm lại là cái mọi người thường nghĩ đến "khoa học máy tính" là lập trình viên ngồi trước máy tính mấy chục tiếng viết code thì chỉ là một phần nhỏ của khoa học máy tính, phần lớn là bác sẽ ngồi nghĩ và tìm hiểu làm sao để phát triển thuật toán rồi sau đó viết bằng ngôn ngữ lập trình cần thiết. Nó như kiểu sự khác biết giữa người biết viết và nhà văn. Ai cũng nghĩ nhà văn thường viết và đó một phần đúng nhưng phần lớn là họ tìm tòi và suy nghĩ làm sao để tạo ra được một tác phẩm hay rồi sau đó viết xuống.

Vậy thì sinh viên khoa học máy tính họ học cái gì? Em xin điểm qua một vài khóa liên quan (dựa theo cái bài wikipedia bên trên):
Vậy thì bác có nên học khoa học máy tính? Còn tùy bác. Bác cũng nên tìm hiểu hơn nữa rồi đưa ra quyết định. Nếu bác chỉ muốn làm lập trình để rồi đi làm kiếm tiền thì cũng ko có gì sai, giờ thì vô số công ty cần lập trình viên nên bác có thể học nhanh bootcamp 10 - 14 tuần rồi kiếm việc luôn hoặc tự học trên mạng. Nếu bác thực sự có đam mê tìm hiểu thêm về khoa học máy tính thì em cũng ko chắc phải khuyên bác điều gì ngoại trừ quay lại đại học? (Cái này chắc bác phải nhờ ace đã học khoa học máy tính chỉ giáo thêm).

Và kỹ thuật phần mềm cũng là bác học về cách xây dựng hệ thống phần mềm. Căn bản là khá giống khoa học máy tính nhưng lại có thêm một chút về phần cứng và cách bác tương tác phần cứng với phần mềm.


1. Các kiến thức mới về: Blockchain, AI, IoT, AR, VR, để lĩnh hội chúng có phải cần học về Khoa học máy tính không ạ? Hay tùy từng nội dung trong các kiến thức đó mà nó liên quan đến chuyên ngành phù hợp?


Còn tùy vào ngành bác muốn theo.

2. Khi học Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm thì sau này có thể làm được các công việc có tên gọi như thế nào?


Như em đã trả lời bên trên. Ngoài đời thì vô vàn ngành như (nguồn):

3. Khi học lập trình là chủ yếu thì nên học Khoa học máy tính hay Kỹ thuật phần mềm ạ?

Em có giải thích đôi chút bên trên nhưng bác nên tìm hiểu kỹ mỗi ngành và sau đó lựa chọn dựa trên khả năng và cái gì mình yêu thích để lựa chọn.

4. Để học lập trình thì em nên học loại ngôn ngữ lập trình nào trước tiên hay là tùy thuộc vào khía cạnh em muốn theo đuổi mà chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp ạ?

Bác cứ tưởng tượng các ngôn ngữ lập trình như kiểu các dụng cụ để xây cái nhà. Nếu bác cần xây móng thì bác dùng một số loại công cụ chuyên dụng. Nếu bác xây nội thất thì bác lại cần các công cụ khác nhau. Khi bác xây nhà thì bác ko hỏi luôn mình cần công cụ gì để xây mà là mình cần xây cái gì. Phần mềm cũng vậy. Bác cần xây cái gì (ví dụ cái website thì bác dùng HTML, CSS, JS để xây giao diện còn Python để xây webserver) thì bác chọn công cụ phù hợp để xây.

5. Các kiến thức về cấu trúc máy (như cpu, RAM, card đồ họa) thì đây là kiến thức chung mà bất cứ dân IT dù đi theo mảng nào cũng cần phải có hay là chủ yếu các bạn bên Kĩ thuật máy tính mới cần hiểu sâu ạ?

Phần cứng máy tính (CPU, RAM, GPU) nếu nói chung thì sẽ là bên CNTT còn nếu nói riêng và tìm hiểu chuyên sâu thì sẽ là kỹ thuật máy tính. Nói kỹ hơn là các bác bên CNTT biết cách kết hợp các sản phầm của bên KTMT tạo ra và làm thế nào để đưa một hệ thống máy tính vào hoạt động trong một hệ thống lớn hơn (kiểu System Administrator). Các bác bên KTMT thì phải hiểu chuyên sâu về vật lý và toán học để thiết kế bo mạch và khiến nó hoạt động tốt tuy nhiên lại ko nhất thiết phải biết cách xây dựng và quản lý hệ thống như các bác bên CNTT. Như kiểu bác có đọc qua trên mạng sẽ thấy có rất nhiều bác lập trình viên bị gia đình hay bạn bè nhờ sửa máy tính hay cài lại win cho họ nhưng lập trình viên không ai cũng làm cái đấy nên nhiều người cứ chỉ biết ớ người ra và ko làm được gì. Tóm lại là nếu bác hiểu rất nhiều về các loại bộ phận để tạo nên một hệ thống (như máy tính, server, mạng, vv) thì CNTT có thể là ngành bác muốn theo. Còn nếu bác chỉ muốn tìm hiểu về một - hai bộ phận nhưng lại rất sâu thì bác có thể theo ngành KTMT.


Kết:

Bác đừng nên quá buồn hoặc nản chỉ vì bác 24 tuổi mà ko biết làm gì với cuộc đời. Có rất nhiều người lớn tuổi hơn bác rất nhiều mà vẫn đang hối tiếc vì ko biết mình thích làm gì sớm hơn. Điều quan trọng bây giờ là bác phải xắn tay áo lên và lao xuống tìm đam mê của mình. Nó sẽ rất nản lúc đầu, nhất là khi bác mới học về KHMT, KTMT, CNTT, v.v. Tuy nhiên nếu bác cứ sợ mà đợi cho đến khi đam mê đến với bác thì bác vẫn sẽ mãi hối tiếc. Ace ở đây luôn sẵn sàng giúp đỡ bác, chỉ có là bác phải có lý trí để học. Chúc bác thành công!
 

daisytran

Gà con
Học ở trường đời em ơi, em kiếm một công việc mình có thể gắn bó, yêu thích học được từ nó là đã thành công rồi.
Vậy nên em hãy tự hỏi mình muốn làm gì? Mình muốn trở thành người như thế nào? Thứ em yêu thích khi em học sẽ không chán, mà quan trọng kiếm tiền từ đấy cũng thú vị hơn.
Vài lời cho em!
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Dear các anh chị

Em năm nay “đã” 24 tuổi. Vì trót dại không tìm hiểu kĩ ngành nghề mà em tốn mất 4 năm thanh xuân để học 1 ngành mà cuối cùng phát hiện ra em không hề yêu thích. Hiện em đang cố gắng tìm hiểu nhiều nhất để có thể đi học lại và theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Qua tìm hiểu thì em thấy mình có hứng thú ở 2 chuyên ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật phần mềm hơn cả. Do tự tìm tòi vẫn còn nhiều khó khăn, nên rất mong các anh chị bạn tư vấn và hỗ trợ giúp em 1 số câu hỏi để em có thể định hướng đúng đắn ạ

1. Các kiến thức mới về: Blockchain, AI, IoT, AR, VR, để lĩnh hội chúng có phải cần học về Khoa học máy tính không ạ? Hay tùy từng nội dung trong các kiến thức đó mà nó liên quan đến chuyên ngành phù hợp?

2. Khi học Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm thì sau này có thể làm được các công việc có tên gọi như thế nào?
(em có tìm hiểu sơ thì trước mắt biết được 3 khía cạnh có thể làm là:
  • Tester
  • Web developer (back-end, front-end, full stack)
  • Mobile developer )
3. Khi học lập trình là chủ yếu thì nên học Khoa học máy tính hay Kỹ thuật phần mềm ạ?

4. Để học lập trình thì em nên học loại ngôn ngữ lập trình nào trước tiên hay là tùy thuộc vào khía cạnh em muốn theo đuổi mà chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp ạ?

5. Các kiến thức về cấu trúc máy (như cpu, RAM, card đồ họa) thì đây là kiến thức chung mà bất cứ dân IT dù đi theo mảng nào cũng cần phải có hay là chủ yếu các bạn bên Kĩ thuật máy tính mới cần hiểu sâu ạ?

Các câu hỏi của em có lẽ hơi ngây ngô với nhiều người. Nhưng mong các anh chị bạn, dù ít hay nhiều có thể cho em xin 1 ít tư vấn để em làm lại cuộc đời ạ

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến mọi người!:)
Tôi thực sự không ngạc nhiên khi đọc bài của bạn , vì tôi biết nhiều người lâm vào hoàn cảnh như bạn nhiều lắm, kể cả bên Âu Mỹ. Bạn IT Lover đã tóm gọn đầy đủ, rõ ràng những câu trả lời cho các câu hỏi của bạn. Hy vọng bạn cũng đã thỏa mãn không nhiều thì ít bài viết đó.

Nói chung, đi học cũng như đi làm, lý tưởng nhất là sở hữu 2 điều quan trọng: Khả năng và đam mê. Có khả năng mà không có đam mê thì việc học cũng như việc làm sẽ giống như một cực hình (nói hơi quá). Có đam mê mà không có khả năng thì việc học cũng không xong. Lầm lẫn lớn của nhiều học sinh từ trung học bước vào đại học là không xác định được 2 điều trên, hoặc học theo chúng bạn, đám đông. Bạn học gì thì mình học đấy.

Ngoài ra khi học ngành nghề mới, đặc biệt bên khoa học kỹ thuật, việc học lại chia làm 2 phần: Bạn muốn học công việc của một người thiết kế, phát minh ra sản phẩm mới, phần mềm/cứng mới… (kỹ sư), hoặc học công việc của một kỹ thuật viên chuyên sửa những lỗi từ những sản phẩm có sẵn (technician). Có những vấn nạn kỹ thuật viên giải quyết được, kỹ sư không làm được; và ngược lại.
Những bạn nào còn ở trung học, muốn bước vào đại học ngành khoa học kỹ thuật tân tiến nên chuẩn bị ngay từ trung học: Vật Lý, Hóa Học, Toán…và tiếng Anh, vì khoa học kỹ thuật dựa trên cơ sở của Vật Lý, Hóa Học, và Toán. Phần lớn tài liệu cũ cũng như mới (khoa học kỹ thuật) đại đa số được viết bằng Tiếng Anh. Do đó nếu biết thêm tiếng Anh bạn sẽ tiến nhanh hơn nhiều trong việc trau dồi kiến thức.
 


Top