Những cái chết ‘không giống ai’ trong sử Việt | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Những cái chết ‘không giống ai’ trong sử Việt

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Có những cái chết “chẳng giống ai” được ghi nhận trong các triều đại Việt Nam, ví như Đoàn Thượng thời Trần đầu gần lìa cổ vẫn tế ngựa phi ầm ầm…

Trong sử Việt, từ vua chúa cho tới những bậc công khanh, dù quyền cao tột bậc đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng không thoát khỏi cái quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của đời. Rặt cái sự về nơi cửu tuyền thiên hình vạn trạng, thì hoặc là tuổi cao mà mất, hoặc là bệnh mà đi, hoặc phải tội mà chết… Đó là cái lẽ thường tình. Nhưng, cũng có những cái chết chẳng giống ai được ghi nhận ở các triều đại. Dưới đây là đơn cử một số cái chết lạ thường ấy:

Quả dưa hấu giải nước, bước sang nơi cửu tuyền

Nhà Lê Trung hưng được lập lại năm Quý Tỵ (1533) với vị vua đầu tiên là Lê Trang Tông Lê Ninh. Nhưng, công đầu trong việc khôi phục triều đại lại thuộc về một vị khai quốc công thần họ Nguyễn, ông là An Thành hầu Nguyễn Kim, người Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Còn nhớ, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi của Lê Cung Hoàng năm Đinh Hợi (1527), dứt nhà Lê sơ mà lập nên triều Mạc (1527 – 1592), nhân gian khắp nơi xáo xác, công thần dù hoài Lê mà chưa đủ sức đứng ra cự lại được, thì Nguyễn Kim đã sai người dò tìm được Lê Ninh, là con của vua Lê Chiêu Tông, cháu xa đời của Lê Thánh Tông, đón sang Ai Lao (nước Lào) để đưa lên ngôi vua. Việc này, được Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại:

“Trước kia, khi Đăng Dung thí nghịch và tiếm ngôi, Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế ta (chỉ Nguyễn Kim – người dẫn) lánh nạn sang ở tại châu Sầm Nưa thuộc Ai Lao, chiêu tập những người trung dũng, đầu tiên dựng lá cờ nghĩa, quyết chí diệt Mạc để khôi phục nhà Lê, bèn tìm khắp mọi nơi kiếm lấy cho cháu họ Lê, thì được con nhỏ của Chiêu Tông là Ninh, lập làm vua, lên ngôi ở Ai Lao, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa. Từ đó, hội gió mây lôi cuốn, tiếng chính nghĩa lẫy lừng, quân trẩy đến đâu chẳng ai là không hưởng ứng. Công nghiệp trung hưng nhà Lê thực bắt đầu từ đấy”. Vua Trang Tông nhớ ơn ấy, phong cho vị tướng quân họ Nguyễn làm Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công trưởng nội ngoại sự để phò giúp diệt Mạc, lấy lại nước.

Nhưng, công nghiệp “phò Lê, diệt Mạc” chưa thành thì thân đã bị lụy. Theo Đại Nam thực lục cho biết: “Ngày Tân Tỵ, tháng 5, mùa hạ, năm Ất Tỵ (1545) ông bị hàng tướng Mạc (tên Trung) đầu độc. Triệu Tổ băng, thọ 78 tuổi. (Trước là nhà Mạc thấy quân nhà vua hoạt động mạnh, rất lo, ngầm sai hoạn quan là Trung (không rõ họ) trá hàng, để đầu độc vua Lê; việc không thành, nó liền ngầm cho thuốc độc vào quả dưa hấu rồi đón dâng Triệu Tổ). Vua Lê thương tiếc mãi, tặng tước Chiêu huân tĩnh công, dùng lễ hậu đem táng ở núi Thiên Tôn (thuộc huyện Tống Sơn). Tương truyền huyệt đào trúng hàm rồng, khi đặt quan tài xuống thì cửa huyệt ngậm lại, bỗng trời đổ mưa, gió sấm sét, mọi người sợ chạy. Đến lúc tạnh trở lại tìm thì đá núi liên tiếp, cỏ cây xanh tốt, không nhận được là táng nơi nào nữa. Đến nay có việc (cúng tế) thì chỉ trông núi tế vọng thôi”.

Còn trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tên hàng tước ấy chính là Dương Chấp Nhất: “Bấy giờ đại quân tiến đóng Yên Mô (thuộc Ninh Bình – người dẫn), hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đón mời Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế ta đến chơi quân doanh của hắn. Nhân đương nắng nóng, Chấp Nhất mời Triệu Tổ ăn dưa; trúng độc, khi trở về quân doanh, Triệu Tổ thấy người bải hoải khó chịu, rồi mất”. Vậy là xông pha hòn tên, mũi đạn, trải qua bao phen giáo gãy, gươm rơi không chết, vì quả dưa hấu có độc, vị khai quốc công thần nhà Lê Trung hưng phải bỏ mình bởi hèn kế của kẻ thù.

Biết trước ngày chết của bản thân

Việc ấy xảy ra với trường hợp của vị vua đầu tiên nhà Trần: Trần Thái Tông. Vốn nhà Trần có lệ đặt Thái thượng hoàng để giúp cho vua trẻ vững vàng trong việc trị nước. Vua Trần Thái Tông sau khi mở đầu triều đại năm Ất Dậu (1225), đến năm Mậu Ngọ (1258), vua truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng (tức vua Trần Thánh Tông) để lên làm Thái thượng hoàng.

vua-tran-thai-tong.jpg

Sống ở trên đời, công nghiệp của vua Trần Thái Tông cũng lớn lắm. Nào lập nên nhà Trần, mở đầu khoa cử triều đại năm Nhâm Thìn (1232), đánh tan giặc Mông Cổ lần thứ nhất… Công nghiệp ấy, chắc vua cũng không thể đoán trước được, cứ theo lẽ trị nước mà làm. Ấy nhưng, đến cuối đời trước khi về miền cực lạc, vị Thái thượng hoàng Trần Thái Tông lại đoán biết trước được cả ngày chết của bản thân trước đó không lâu, việc ấy được Việt sử tiêu án ghi tỏ tường:

“Thái Tôn đến nhà ngự, hốt nhiên thấy con rết leo lên áo, lấy tay gạt xuống đất, có tiếng kêu, trông ra là cái đinh sắt, nhân thế mới xem bói, nói rằng: Đó là điềm về năm Đinh. Lại đùa bảo Mặc Lão xem cho biết tốt hay xấu, Mặc Lão nói:

– Thấy có một cái rương vuông, bốn bên đều có chữ Nguyệt, trên rương có một cái kim, cái lược.

Vua Thái Tôn giải nghĩa rằng: Rương là gỗ vuông, bốn bên đều có chữ nguyệt là bốn tháng. Cái kim có thể đâm vào vật gì, đó là đinh vào nằm trong gỗ, chữ sơ là cái lược đồng âm chữ sơ là xa nghĩa là xa nhau. Đương khi nói Vua đùa, có câu: Chóng đến mồng một sẽ có thay phiên. Vua xem quẻ nói rằng: “Đó là ngày mùng Một sẽ chết. Đến khi ấy quẻ đúng lời xem bói”.

Quả nhiên đúng như lời suy đoán của vị Thượng hoàng, ngày mùng Một tháng tư năm Đinh Sửu (1277), Thượng hoàng Trần Thái Tông băng hà.

Ham ăn chỉ một đĩa lòng. Hồn bay phách lạc tuyệt dòng vua Đinh

Đó là nói về trường hợp cái chết của cha con vua Đinh Tiên Hoàng. Trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Nhân lúc vua ăn yến ban đêm, say rượu nằm trong sân, Thích bèn giết chết, lại giết luôn cả Nam Việt Vương Liễn”. Việc ấy nhằm năm Kỷ Mão (979). Theo Việt sử diễn âm, chính là nhằm ngày Tết thượng nguyên:

Tiết vừa chính nguyệt thượng nguyên,
Vua cùng Thái tử mở đêm chơi bời.
Tiệc thôi say rượu nằm ngơi,
Trùng môn để vắng chẳng ai giữ cầm.
Xẩy có gian thần bạn tâm,
Tên là Đỗ Thích ở cùng chân tay.
Vua cùng Thái tử cơn say,
Đỗ Thích giết cả hòa hai chẳng vì.


Ngoài dữ liệu được nói đến ở trên, tại đất Hoa Lư, sự tuyệt mệnh của cha con Đinh Tiên Hoàng được biết đến với một lý do hết sức đặc biệt. Hiện nay, cứ nhằm ngày giỗ Đinh Tiên Hoàng, khi làm cỗ tam sinh, trâu, bò, dê, lợn lục giết mổ để làm lễ cúng, lục phủ ngũ tạng đều phải bỏ đi không được giữ lại làm cỗ dâng vua. Điều này có căn nguyên của nó chứ chẳng phải ngẫu nhiên. Bởi theo dân gian, tục kỵ này nhắc đến món lòng tẩm thuốc độc đã làm hại chết vua Đinh.

vua%2Bdinh.png

Đinh Tiên Hoàng Đế

Theo dã sử và giai thoại ở Hoa Lư, trước đây Đỗ Thích vốn thân phận hèn kén, nhưng trong thời loạn thập nhị sứ quân, hắn có công cứu vua thoát nạn trong một trận đánh nên sau khi nên ngôi, nhớ cái ơn cứu mạng ấy, Đinh Tiên Hoàng đã cho Đỗ Thích làm Chi hậu nội nhân lo việc phục vụ ăn nghỉ của vua.

Lo việc phục vụ cho vua, Đỗ Thích biết tất cả những thói quen ăn uống, tính cách của đấng quân vương. Trong việc ngự lãm, hắn biết Đinh Tiên Hoàng ngay từ thời còn chăn trâu với chúng bạn, đã từng được mẹ làm thịt lợn khao lũ mục đồng. Ngay từ dạo ấy Đinh Tiên Hoàng đã thích ăn lòng lợn. Nhân có đêm mơ thấy sao sa vào miệng, tưởng sắp được làm vua, nên khi cho rằng thời cơ cướp ngôi đã đến, trong tiệc ngự thiện đêm tháng 10, Đỗ Thích liền tẩm độc vào đĩa lòng lợn đã chuẩn bị sẵn. Đúng món khoái khẩu, cha con họ Đinh ăn xong trúng độc mà mất. Chính vì đĩa lòng lợn tẩm thuốc độc của Đỗ Thích, cha con Định Tiên Hoàng tuyệt mệnh, còn nhà Đinh cũng tuyệt dòng đế vương mãi mãi. Sự thể đau đớn đó dẫn tới việc tục kỵ không dùng bộ lòng dâng cúng trong lễ giỗ vua Đinh.

Đầu gần lìa cổ vẫn chưa đi? Hỏi thần, hỏi phật sống làm chi?

Cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần, khắp nơi loạn lạc bởi sự chuyển giao triều đại. Lúc ấy, Đoàn Thượng người làng Hồng Thị, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương, thời vua Lý Huệ Tôn, phụng mệnh trấn thủ ở Hồng Châu. Tương truyền, ông có sức khỏe hơn người, gân xương như sắt, mỗi khi lâm trận, chỉ một đao một ngựa xông vào đám trăm nghìn người, tung hoành khắp nơi.

Khi nhà Trần mới được lập, thế lực của Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng rất mạnh: “Nguyễn Nộn chiếm cứ vùng Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ vùng châu Hồng” (trích Đại Việt sử ký tiền biên). Để chế ngự hai thế lực này, cũng sách trên cho biết: “phong cho Nộn làm Hoài Đạo vương, chia cho các huyện Đông Ngàn ở Bắc Giang thượng hạ. Cũng ước phong vương cho Thượng, định ngày đến thề, nhưng Thượng không đến”.

Trước tình thế ấy, Thái sư Trần Thủ Độ năm lần bảy lượt đem quân đến đánh nhưng không phá nổi, mới lập mẹo sai người đến giảng hòa, mà kỳ thực thì sai Nguyễn Nộn đem quân đánh tập công mặt sau, làm cho Đoàn Thượng sức địch muôn người cũng mắc mưu mà bỏ mạng. Như trong Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính còn ghi:

“Đoàn Thượng chắc đã giảng hòa rồi, phòng bị không được cẩn thận như trước, sực nghe tin Nguyễn Nộn đến đánh, mới kéo quân ra cự địch. Đôi bên đánh nhau đang hăng, thì Thủ Độ lại cầm đại quân từ đường Văn Giang đánh đến mé trước. Quân nhà Trần hai mặt đánh dồn vào một, quân của Đoàn Thượng kinh hãi chạy tán lạc mất cả. Đoàn Thượng vội vàng quay ngựa về đánh mặt tiền quân, không ngờ bị một viên tướng nhà Trần, từ mé sau sấn lên chém một nhát vào cổ gần đứt, Đoàn Thượng ngoảnh lại, thì tướng kia sợ hãi mà chạy mất. Đoàn Thượng mới cởi dây lưng ra buộc vào cổ cho khỏi rơi đầu, rồi hầm hầm tế ngựa chạy về phía Đông. Chạy đến đâu, quân nhà Trần phải dãn đường cho chạy, chứ không dám đánh.

Khi chạy đến làng An Nhân, có một cụ già áo mũ chững chạc, chắp tay đứng bên đường nói rằng:

– Tướng quân trung dũng lắm, Thượng đế đã kén ngài làm thần xứ này rồi đây! Có một cái gò bên làng cạnh kia, đó là đất hương quả của tướng quân, xin tướng quân để lòng cho.

Đoàn Thượng vâng một tiếng, rồi đến chỗ gò ấy, xuống ngựa gối đầu vào ngọn mác mà nằm, một lát thì mất, mối đùn đất lên lấp thành mồ ngay. Dân làng thấy vậy, lập miếu tô tượng để thờ”.

Cái chết của Đoàn Thượng, theo chính sử cho hay là nhằm tháng 12 năm Mậu Tý (1228).
 

menu1a

Búa Gỗ Đôi
thích mấy thể loại thế này mà dọc trên mang nhiều cái chuối quá
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Cái chết cỉa Đoàn Thượng hư cấu quá.

Ngày 10/9/1945, Lloyd Olsen và vợ là Clara đang giết thịt gà trong trang trại của họ ở Colorado. Olsen sẽ cắt tiết, chặt đầu gà còn vợ sẽ vặt lông, làm gà sạch sẽ. Họ xử lý khoảng 40-50 con gà. Nhưng có 1 con gà dù đã bị Olsen chặt đầu vẫn không chết như những chú gà khác.

"Đầu gà rơi xuống và một con gà vẫn còn sống, chạy loanh quanh", Troy Waters, chắt của cặp vợ chồng Lloyd và cũng là một nông dân ở Fruita, nói. Chú gà đó đứng dậy và chạy không ngừng.

1446080.jpg

Đến sáng hôm sau, khi Lloyd Osen thức dậy, ông bước ra ngoài và thấy chú gà vẫn còn sống. "Đó là một phần kỳ dị, khó hiểu trong lịch sử gia đình chúng tôi", Clara Waters, vợ của ông nói.

Waters được nghe kể về câu chuyện này từ khi còn là một cậu bé, lúc đó ông cố của ông đã ốm yếu và đến sống cùng trong ngôi nhà của bố mẹ ông. Cố và chắt ngủ trong hai phòng ngủ liền kề, và người cố già ốm, thường rất ít ngủ, sẽ nói chuyện hàng giờ liền.

"Ông cố đưa thịt gà xuống thị trấn để bán", Waters kể. "Ông mang theo cả chú gà trống "cứng đầu" đi theo, và bắt đầu cá cược với mọi người để lấy bia hoặc một cái gì đó, rằng ông có một con gà không có đầu vẫn còn sống".

Câu chuyện về chú gà trống không đầu vẫn còn sống nhanh chóng lan đi. Báo chí địa phương cử phóng viên đến phỏng vấn Olsen, và 2 tuần sau một gánh xiếc có tên Hope Wade ở Salt Lake City, Utah, đã đến và đề nghị đưa con gà ra gánh xiếc để kiếm tiền.

Cuối cùng, họ đưa chú gà trống Mike đi California và Arizona, đi một tour khắp miền đông nam nước Mỹ cho đến khi Olsens phải quay về trang trại để thu hoạch mùa màng.

Những chuyến đi của chú gà được bà Clara chụp hình, ghi chép cẩn thận và vẫn đang được bảo quản trong một nơi an toàn của Waters.

1446086.jpg

Nhật ký về chú gà Mike

Sau tour biểu diễn đầu tiên này, Olsens đưa Mike đến Phoenix, Arizona, nơi vào mùa xuân năm 1947, dịch bệnh đang hoành hành ở đây.

"Đó là nơi chú gà trống Mike đã chết - ở Phoenix", Waters nói.

Mike được cho ăn thức ăn lỏng và nước, Olsens phải thả trực tiếp thực ăn vào thực quản của Mike. Họ cho Mike ăn bằng một chiếc ống tiêm. Vào đêm Mike chết, mọi người đã bị đánh thức bởi những âm thanh nghèn nghẹn của một chú gà đang kêu lên.

1446083.jpg

Clara và Lloyd Olsen

Làm thế nào một chú gà bị chặt đầu lại có thể sống lâu đến như vậy?

Điều khiến Tiến sỹ Tom Smulders, một chuyên gia về gà tại trường Đại học Newcastle, ngạc nhiên là chú gà bị chặt đầu đã không chảy máu đến chết. Theo ông, việc con vật vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không có đầu dễ dàng giải thích hơn.

Đối với con người, khi mất đầu, thì hầu như toàn bộ não đều bị mất. Nhưng đối với gà, mọi thứ hơi khác một chút. "Bạn sẽ ngạc nhiên với bộ não nhỏ xíu ở phía trước đầu chú gà", Smulders nói.

Các báo cáo cho thấy phần mỏ, mặt, mắt và tai của chú gà Mike đã bị chặt đi. Nhưng Smulders đoán rằng có đến 80% bộ não của Mike – và hầu như mọi thứ điều khiển cơ thể con gà, bao gồm nhịp tim, hơi thở, tiêu hóa – vẫn còn nguyên vẹn.

Người ta đoán rằng Mike sống sót vì một phần hoặc toàn bộ bộ não của con gà vẫn còn nguyên trên cơ thể.

Tuy nhiên, tại sao nhiều người cố gắng tạo ra một chú gà như Mike nhưng vẫn không thể. Điều này rất khó giải thích. Có vẻ là vết cắt trong trường hợp của Mike là đúng chỗ, và cơ thể chú gà Mike đã may mắn đông máu kịp thời giúp chú gà không bị chảy máu đến chết.

1446089.jpg

Troy Waters đứng bên cạnh tượng chú gà Mike ở Fruita, nơi đây hàng năm vẫn tổ chức Lễ hội gà không đầu vào mỗi tháng Năm

Troy Waters nghi ngờ rằng ông cố của ông đã cố gắng lặp lại thành công này một vài lần. Và cả những người hàng xóm cũng thế. Ngày đó, ông Olsens thường được uống bia miễn phí vào mỗi dịp cuối tuần, vì những người hàng xóm cứ thuyết phục ông giải thích chính xác đã làm như thế nào mà tạo ra Mike.

Hàng xóm cũng nói nhà ông Olsens "làm giàu bất chính" nhờ chú gà. Tuy nhiên, theo Waters, đó là một sự nói quá. "Ông kiếm được một chút tiền nhờ việc đó", Waters nói. "Ông đã mua được hai chiếc máy cày, để thay cho con ngựa và con la. Ông cũng mua được chút đồ gọi là xa hoa, một chiếc xe tải 1946 Chevrolet".

Waters từng hỏi Lloyd Olsen rằng ông có vui không. "Ồ có chứ, ông đã có cơ hội đi khắp nơi và ngắm nhìn nhiều vùng của tổ quốc mà có thể không bao giờ được. Ông cũng đã hiểu biết, hiện đại hóa và trang bị các thiết bị nông trại". Nhưng đó là quá khứ. "Ông vẫn làm công việc trang trại suốt cả đời, làm việc vất vả".
 

MR.khoahoc

Rìu Sắt
Có những cái chết “chẳng giống ai” được ghi nhận trong các triều đại Việt Nam, ví như Đoàn Thượng thời Trần đầu gần lìa cổ vẫn tế ngựa phi ầm ầm…

Trong sử Việt, từ vua chúa cho tới những bậc công khanh, dù quyền cao tột bậc đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng không thoát khỏi cái quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của đời. Rặt cái sự về nơi cửu tuyền thiên hình vạn trạng, thì hoặc là tuổi cao mà mất, hoặc là bệnh mà đi, hoặc phải tội mà chết… Đó là cái lẽ thường tình. Nhưng, cũng có những cái chết chẳng giống ai được ghi nhận ở các triều đại. Dưới đây là đơn cử một số cái chết lạ thường ấy:

Quả dưa hấu giải nước, bước sang nơi cửu tuyền

Nhà Lê Trung hưng được lập lại năm Quý Tỵ (1533) với vị vua đầu tiên là Lê Trang Tông Lê Ninh. Nhưng, công đầu trong việc khôi phục triều đại lại thuộc về một vị khai quốc công thần họ Nguyễn, ông là An Thành hầu Nguyễn Kim, người Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Còn nhớ, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi của Lê Cung Hoàng năm Đinh Hợi (1527), dứt nhà Lê sơ mà lập nên triều Mạc (1527 – 1592), nhân gian khắp nơi xáo xác, công thần dù hoài Lê mà chưa đủ sức đứng ra cự lại được, thì Nguyễn Kim đã sai người dò tìm được Lê Ninh, là con của vua Lê Chiêu Tông, cháu xa đời của Lê Thánh Tông, đón sang Ai Lao (nước Lào) để đưa lên ngôi vua. Việc này, được Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại:

“Trước kia, khi Đăng Dung thí nghịch và tiếm ngôi, Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế ta (chỉ Nguyễn Kim – người dẫn) lánh nạn sang ở tại châu Sầm Nưa thuộc Ai Lao, chiêu tập những người trung dũng, đầu tiên dựng lá cờ nghĩa, quyết chí diệt Mạc để khôi phục nhà Lê, bèn tìm khắp mọi nơi kiếm lấy cho cháu họ Lê, thì được con nhỏ của Chiêu Tông là Ninh, lập làm vua, lên ngôi ở Ai Lao, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa. Từ đó, hội gió mây lôi cuốn, tiếng chính nghĩa lẫy lừng, quân trẩy đến đâu chẳng ai là không hưởng ứng. Công nghiệp trung hưng nhà Lê thực bắt đầu từ đấy”. Vua Trang Tông nhớ ơn ấy, phong cho vị tướng quân họ Nguyễn làm Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công trưởng nội ngoại sự để phò giúp diệt Mạc, lấy lại nước.

Nhưng, công nghiệp “phò Lê, diệt Mạc” chưa thành thì thân đã bị lụy. Theo Đại Nam thực lục cho biết: “Ngày Tân Tỵ, tháng 5, mùa hạ, năm Ất Tỵ (1545) ông bị hàng tướng Mạc (tên Trung) đầu độc. Triệu Tổ băng, thọ 78 tuổi. (Trước là nhà Mạc thấy quân nhà vua hoạt động mạnh, rất lo, ngầm sai hoạn quan là Trung (không rõ họ) trá hàng, để đầu độc vua Lê; việc không thành, nó liền ngầm cho thuốc độc vào quả dưa hấu rồi đón dâng Triệu Tổ). Vua Lê thương tiếc mãi, tặng tước Chiêu huân tĩnh công, dùng lễ hậu đem táng ở núi Thiên Tôn (thuộc huyện Tống Sơn). Tương truyền huyệt đào trúng hàm rồng, khi đặt quan tài xuống thì cửa huyệt ngậm lại, bỗng trời đổ mưa, gió sấm sét, mọi người sợ chạy. Đến lúc tạnh trở lại tìm thì đá núi liên tiếp, cỏ cây xanh tốt, không nhận được là táng nơi nào nữa. Đến nay có việc (cúng tế) thì chỉ trông núi tế vọng thôi”.

Còn trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tên hàng tước ấy chính là Dương Chấp Nhất: “Bấy giờ đại quân tiến đóng Yên Mô (thuộc Ninh Bình – người dẫn), hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đón mời Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế ta đến chơi quân doanh của hắn. Nhân đương nắng nóng, Chấp Nhất mời Triệu Tổ ăn dưa; trúng độc, khi trở về quân doanh, Triệu Tổ thấy người bải hoải khó chịu, rồi mất”. Vậy là xông pha hòn tên, mũi đạn, trải qua bao phen giáo gãy, gươm rơi không chết, vì quả dưa hấu có độc, vị khai quốc công thần nhà Lê Trung hưng phải bỏ mình bởi hèn kế của kẻ thù.

Biết trước ngày chết của bản thân

Việc ấy xảy ra với trường hợp của vị vua đầu tiên nhà Trần: Trần Thái Tông. Vốn nhà Trần có lệ đặt Thái thượng hoàng để giúp cho vua trẻ vững vàng trong việc trị nước. Vua Trần Thái Tông sau khi mở đầu triều đại năm Ất Dậu (1225), đến năm Mậu Ngọ (1258), vua truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng (tức vua Trần Thánh Tông) để lên làm Thái thượng hoàng.

vua-tran-thai-tong.jpg

Sống ở trên đời, công nghiệp của vua Trần Thái Tông cũng lớn lắm. Nào lập nên nhà Trần, mở đầu khoa cử triều đại năm Nhâm Thìn (1232), đánh tan giặc Mông Cổ lần thứ nhất… Công nghiệp ấy, chắc vua cũng không thể đoán trước được, cứ theo lẽ trị nước mà làm. Ấy nhưng, đến cuối đời trước khi về miền cực lạc, vị Thái thượng hoàng Trần Thái Tông lại đoán biết trước được cả ngày chết của bản thân trước đó không lâu, việc ấy được Việt sử tiêu án ghi tỏ tường:

“Thái Tôn đến nhà ngự, hốt nhiên thấy con rết leo lên áo, lấy tay gạt xuống đất, có tiếng kêu, trông ra là cái đinh sắt, nhân thế mới xem bói, nói rằng: Đó là điềm về năm Đinh. Lại đùa bảo Mặc Lão xem cho biết tốt hay xấu, Mặc Lão nói:

– Thấy có một cái rương vuông, bốn bên đều có chữ Nguyệt, trên rương có một cái kim, cái lược.

Vua Thái Tôn giải nghĩa rằng: Rương là gỗ vuông, bốn bên đều có chữ nguyệt là bốn tháng. Cái kim có thể đâm vào vật gì, đó là đinh vào nằm trong gỗ, chữ sơ là cái lược đồng âm chữ sơ là xa nghĩa là xa nhau. Đương khi nói Vua đùa, có câu: Chóng đến mồng một sẽ có thay phiên. Vua xem quẻ nói rằng: “Đó là ngày mùng Một sẽ chết. Đến khi ấy quẻ đúng lời xem bói”.

Quả nhiên đúng như lời suy đoán của vị Thượng hoàng, ngày mùng Một tháng tư năm Đinh Sửu (1277), Thượng hoàng Trần Thái Tông băng hà.

Ham ăn chỉ một đĩa lòng. Hồn bay phách lạc tuyệt dòng vua Đinh

Đó là nói về trường hợp cái chết của cha con vua Đinh Tiên Hoàng. Trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Nhân lúc vua ăn yến ban đêm, say rượu nằm trong sân, Thích bèn giết chết, lại giết luôn cả Nam Việt Vương Liễn”. Việc ấy nhằm năm Kỷ Mão (979). Theo Việt sử diễn âm, chính là nhằm ngày Tết thượng nguyên:

Tiết vừa chính nguyệt thượng nguyên,
Vua cùng Thái tử mở đêm chơi bời.
Tiệc thôi say rượu nằm ngơi,
Trùng môn để vắng chẳng ai giữ cầm.
Xẩy có gian thần bạn tâm,
Tên là Đỗ Thích ở cùng chân tay.
Vua cùng Thái tử cơn say,
Đỗ Thích giết cả hòa hai chẳng vì.


Ngoài dữ liệu được nói đến ở trên, tại đất Hoa Lư, sự tuyệt mệnh của cha con Đinh Tiên Hoàng được biết đến với một lý do hết sức đặc biệt. Hiện nay, cứ nhằm ngày giỗ Đinh Tiên Hoàng, khi làm cỗ tam sinh, trâu, bò, dê, lợn lục giết mổ để làm lễ cúng, lục phủ ngũ tạng đều phải bỏ đi không được giữ lại làm cỗ dâng vua. Điều này có căn nguyên của nó chứ chẳng phải ngẫu nhiên. Bởi theo dân gian, tục kỵ này nhắc đến món lòng tẩm thuốc độc đã làm hại chết vua Đinh.

vua%2Bdinh.png

Đinh Tiên Hoàng Đế

Theo dã sử và giai thoại ở Hoa Lư, trước đây Đỗ Thích vốn thân phận hèn kén, nhưng trong thời loạn thập nhị sứ quân, hắn có công cứu vua thoát nạn trong một trận đánh nên sau khi nên ngôi, nhớ cái ơn cứu mạng ấy, Đinh Tiên Hoàng đã cho Đỗ Thích làm Chi hậu nội nhân lo việc phục vụ ăn nghỉ của vua.

Lo việc phục vụ cho vua, Đỗ Thích biết tất cả những thói quen ăn uống, tính cách của đấng quân vương. Trong việc ngự lãm, hắn biết Đinh Tiên Hoàng ngay từ thời còn chăn trâu với chúng bạn, đã từng được mẹ làm thịt lợn khao lũ mục đồng. Ngay từ dạo ấy Đinh Tiên Hoàng đã thích ăn lòng lợn. Nhân có đêm mơ thấy sao sa vào miệng, tưởng sắp được làm vua, nên khi cho rằng thời cơ cướp ngôi đã đến, trong tiệc ngự thiện đêm tháng 10, Đỗ Thích liền tẩm độc vào đĩa lòng lợn đã chuẩn bị sẵn. Đúng món khoái khẩu, cha con họ Đinh ăn xong trúng độc mà mất. Chính vì đĩa lòng lợn tẩm thuốc độc của Đỗ Thích, cha con Định Tiên Hoàng tuyệt mệnh, còn nhà Đinh cũng tuyệt dòng đế vương mãi mãi. Sự thể đau đớn đó dẫn tới việc tục kỵ không dùng bộ lòng dâng cúng trong lễ giỗ vua Đinh.

Đầu gần lìa cổ vẫn chưa đi? Hỏi thần, hỏi phật sống làm chi?

Cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần, khắp nơi loạn lạc bởi sự chuyển giao triều đại. Lúc ấy, Đoàn Thượng người làng Hồng Thị, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương, thời vua Lý Huệ Tôn, phụng mệnh trấn thủ ở Hồng Châu. Tương truyền, ông có sức khỏe hơn người, gân xương như sắt, mỗi khi lâm trận, chỉ một đao một ngựa xông vào đám trăm nghìn người, tung hoành khắp nơi.

Khi nhà Trần mới được lập, thế lực của Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng rất mạnh: “Nguyễn Nộn chiếm cứ vùng Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ vùng châu Hồng” (trích Đại Việt sử ký tiền biên). Để chế ngự hai thế lực này, cũng sách trên cho biết: “phong cho Nộn làm Hoài Đạo vương, chia cho các huyện Đông Ngàn ở Bắc Giang thượng hạ. Cũng ước phong vương cho Thượng, định ngày đến thề, nhưng Thượng không đến”.

Trước tình thế ấy, Thái sư Trần Thủ Độ năm lần bảy lượt đem quân đến đánh nhưng không phá nổi, mới lập mẹo sai người đến giảng hòa, mà kỳ thực thì sai Nguyễn Nộn đem quân đánh tập công mặt sau, làm cho Đoàn Thượng sức địch muôn người cũng mắc mưu mà bỏ mạng. Như trong Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính còn ghi:

“Đoàn Thượng chắc đã giảng hòa rồi, phòng bị không được cẩn thận như trước, sực nghe tin Nguyễn Nộn đến đánh, mới kéo quân ra cự địch. Đôi bên đánh nhau đang hăng, thì Thủ Độ lại cầm đại quân từ đường Văn Giang đánh đến mé trước. Quân nhà Trần hai mặt đánh dồn vào một, quân của Đoàn Thượng kinh hãi chạy tán lạc mất cả. Đoàn Thượng vội vàng quay ngựa về đánh mặt tiền quân, không ngờ bị một viên tướng nhà Trần, từ mé sau sấn lên chém một nhát vào cổ gần đứt, Đoàn Thượng ngoảnh lại, thì tướng kia sợ hãi mà chạy mất. Đoàn Thượng mới cởi dây lưng ra buộc vào cổ cho khỏi rơi đầu, rồi hầm hầm tế ngựa chạy về phía Đông. Chạy đến đâu, quân nhà Trần phải dãn đường cho chạy, chứ không dám đánh.

Khi chạy đến làng An Nhân, có một cụ già áo mũ chững chạc, chắp tay đứng bên đường nói rằng:

– Tướng quân trung dũng lắm, Thượng đế đã kén ngài làm thần xứ này rồi đây! Có một cái gò bên làng cạnh kia, đó là đất hương quả của tướng quân, xin tướng quân để lòng cho.

Đoàn Thượng vâng một tiếng, rồi đến chỗ gò ấy, xuống ngựa gối đầu vào ngọn mác mà nằm, một lát thì mất, mối đùn đất lên lấp thành mồ ngay. Dân làng thấy vậy, lập miếu tô tượng để thờ”.

Cái chết của Đoàn Thượng, theo chính sử cho hay là nhằm tháng 12 năm Mậu Tý (1228).
bác cho mình xin link của bài viết hay sách nào nói k ? ( nguồn )viết về sử việt thì nên ghi rõ cho ae hiểu.
 


Top