Vị vua Việt đầu tiên thực thi quyền ‘bình đẳng giới’ bằng pháp luật | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Vị vua Việt đầu tiên thực thi quyền ‘bình đẳng giới’ bằng pháp luật

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497) là triều đại cực thịnh của phong kiến Việt Nam, phát triển đến mức hoàn bị theo hướng chuyên chế. Mọi thiết chế, luật lệ đều tuân theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo. Tuy vậy, có những điều lệ trong bộ luật Hồng Đức được Lê Thánh Tông coi trọng, dành sự ưu tiên quyền “bình đẳng giới” cho phụ nữ. Đây là điều hiếm thấy trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

Bo-may-hanh-chinh-thoi-Le-Trung-hung.jpg

Lê Thánh Tông (1442 – 1497), tên húy là Tư Thành, là vị vua có công đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao trong lịch sử. Dưới sự trị vì của Lê Thánh Tông xã hội phát triển ổn định, hòa bình, nhân tài được trọng dụng, chế độ bang giao với nước ngoài thu được nhiều thành tựu, giúp cho đất nước ngày càng thịnh trị, cương vực lãnh thổ ngày càng được mở rộng.Lịch sử đã đánh giá rất cao tài năng, đức độ của Ông, cũng như những việc ông đã làm được cho nhân dân, đất nước.

Trong đó, việc Lê Thánh Tông cho sưu tập những điều luật đã ban hành rồi bổ sung thêm và hệ thống hóa thành bộ “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là luật Hồng Đức nổi tiếng là đáng nói hơn cả. Theo “Hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, luật Hồng Đức gồm 722 điều phỏng theo luật nhà Đường, nhà Minh và những điều thực tế ở nước ta (328 điều dựa vào thực tế đất nước để ban thành điều luật) được in năm 1777; bao gồm nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v.. Những điều luật này tồn tại lâu dài và trở thành “lệ làng” ăn sâu trong đời sống nhân dân về sau.

Trong những điều được ghi trong luật Hồng Đức, Lê Thánh Tông cũng chú ý nhiều đến phụ nữ, điều rất hiếm thấy trong các bộ luật phong kiến, nhất là phong kiến Á Đông. Nhiều điểm đáng chú ý, và rất tiến bộ:

“ Về măt hôn nhân, ngay từ khi sắp sửa lấy chồng, người con gái được hỏi ý kiến xem có bằng lòng thì hôn thú mới thành. Đôi bên trai gái đã bằng lòng lấy nhau song chưa tới kỳ thành hôn mà người con trai bị ác tật hay phạm hình hoặc phá sạch gia sản, người con gái có thể trình quan làm bằng, đem gia sản sính lễ, không lấy nữa. Người con trai nào trái lệnh, cố ý bắt ép sẽ bị trượng 80 gậy. Trái lại nếu người con gái mắc tật hay phạm hình mà pháp luật không truy thì người con trai không được bỏ”.

Hay như: “ Người con gái đã xuất giá vẫn được hưởng quyền lợi bên nhà bố mẹ đẻ mà lại không bị liên can tội vạ. Chẳng hạn người con gái lấy chồng rồi mà bố mẹ đẻ mắc trọng tội, không bị sung làm quân nô tì nữa”.
“ Tài sản của cha mẹ để lại trừ một phần hai mươi là của hương hỏa còn lại bao nhiêu chia đều cho các con, phần con trai, con gái đều nhau. Nếu không có con trai, người con gái được nhận cả phần hương hỏa”.

“ Người đàn bà đã lấy chồng, dù làm kế và không có con vẫn có quyền lợi…”

Đối chiếu với những điều lệ “thất xuất”, với quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, thì bộ luật Hồng Đức quả là tiến bộ vượt bậc. Điều này phản ánh vai trò của phụ nữ trong đời sống lúc bấy giờ, đặc biệt là trong thời kỳ chống Minh. Nhưng mặt khác Lê Thánh Tông rất sáng suốt khi thừa nhận những quyền lợi đáng được hưởng của người phụ nữ, khác hẳn với các triều khác mà luật lệ thường bị tư tưởng “nam tôn, nữ ti” trói chặt.

Có thể nói Lê Thánh Tông là vị vua minh quân sáng ngời mà đất nước Đại Việt đã sinh ra. Dù trên cương vị là người đứng đầu đất nước, song những việc nhỏ đến việc to lớn, mà có lợi cho dân, cho nước Ông đều kiên quyết làm, tất cả vì mục tiêu “vì nước vì dân”. Lê Thánh Tông mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tị (1497) để lại muôn vàn tiếc thương cho đời. Mọi thế hệ người Việt Nam sau này vẫn luôn luôn ngưỡng mộ, tỏ lòng thành kính, biết ơn công lao của vị vua Lê Thánh Tông – một đấng vua minh quân toàn tài mưu lược và đầy khí phách của thế kỷ XV.
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Bộ luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của VN
Cho tới giờ rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về bộ luật đầu tiên của nước ta là bộ luật "Quốc triều đình luật" hay còn gọi là luật Hồng Đức, ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thật ra luật Hồng Đức chỉ là bộ luật được đánh giá là hoàn thiện nhất và đầy đủ nhất dưới thời lập pháp phong kiến chứ không phải là bộ luật đầu tiên của nước ta.

Bộ luật Hình Thư thời Lý - Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta.

Năm 1042, Lý Thái Tông sai Trung thư sảnh - một cơ quan phụ trách việc " sửa định luật lệ, chia môn loại, biên ra điều khoản" làm bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, được soạn thảo dựa trên luật tục, tập quán của các thời trước, mặt khác có sự tham khảo Đường luật (TQ). Gọi là Hình thư nhưng không chỉ quy định về hình sự mà còn bao trùm các lĩnh vực khác, do kỹ thuật lập pháp cổ các quan hệ xã hội được bảo vệ và gắn liền với quy phạm hình sự nên luật thời đó gọi là Hình pháp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết đây là tập luật lệ có tính chất pháp điển, bao gồm 3 quyển. Tiếc rằng bộ Hình thư đến nay không còn, do bị quân Minh cướp mất trong khi xâm lược VN.

Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Nhu cầu và tác dụng của Hình thư được phản ánh trong nhận xét của nhà sử học Ngô Sĩ Liên như sau: “Trước kia, trong nước, việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai sửa định luật lệnh, châm chướt cho, thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoảng làm sách hình luật của mọi triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện”.

Dù ban hành Hình thư, nhưng Lý Thái Tông chủ trương không nặng về hình phạt, coi trọng việc cảm hóa người dân. Với những tội nhẹ, Lý Thái Tông định ra quy chế cho được lấy tiền chuộc tội. Bởi vậy, xã hội ngày càng ít có loạn.

Lý Thái Tông cũng là vị vua rất biết khoan sức dân. Mỗi khi mất mùa, đói kém, hoặc giả đánh trận trở về, vua đều giảm thuế cho dân. Vì thế, nhân dân rất phấn khởi, hết lòng quy thuận.

Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử thì Hình thư đời Lý Thái Tông gồm có ba quyển, bây giờ thất truyền. Tuy không được biết Hình thư thời Lý, nhưng qua những pháp lệnh được chép lại trong sử cũ, chúng ta cũng có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý.

Với chủ trương pháp trị, Lý Thái Tông cho soạn Bộ “Hình thư”. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử lập pháp của Đại Việt. Tiếc rằng bộ luật này sau đó bị giặc phương Bắc cướp và tiêu hủy mất. Người đời sau vì thế mất đi một tư liệu quý.

Bộ Hình thư (Hình Luật) thời Trần

Nhằm củng cố chế độ nhà nước trung ương tập quyền, triều đại nhà Trần rất quan tâm tăng cường hoạt động pháp chế của mình.

Cũng như thời Lý, các văn bản pháp luật thời Trần đã bị thất lạc, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu nền pháp luật đó thông qua bộ sử cũ. Nhà Trần đã xây dựng được 5 Bộ luật quan trọng, trong đó có Bộ “Hình thư”, còn gọi là “Hình luật thư” gồm 1 quyển do Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên soạn theo chỉ định của vua Trần Dụ Tông và ban hành năm Tân Tị (1341). Bốn Bộ luật kia gồm: “Quốc triều thường lễ” 10 quyển (1230); “Quốc triều thông chế” 20 quyển (1230); “Hoàng triều đại điển” 10 quyển (1341) và “Năm công văn cách thức” 1 quyển (1290).

Đánh giá chung và so sánh luật pháp hai thời Lý – Trần, sử gia lỗi lạc Phan Huy Chú trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí” có nhận xét: “Hình của nhà Lý lỗi ở khoan dung, hình của nhà Trần thì lỗi ở nghiêm khắc”."

Quốc triều hình Luật thời Lê Sơ.

Quốc triều hình luật hay còn gọi là luật Hồng Đức, đây được coi là Bộ luật hoàn thiện nhất, đầy đủ nhất trong lịch sử lập pháp nước ta thời phong kiến.

Đây là Bộ luật của Việt Nam ta thời phong kiến được trạng nguyên Vũ Kiệt (sinh năm 1453), quê ở xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc xưa, nay là thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đề xuất với vua Lê Thánh Tông về phép trị nước cũng sắc sảo không thua kém gì Vệ Ưởng.

Trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nhà Lê đã lấy những quan đIểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, yêu nước, thương nòi, lấy dân làm gốc, quan tâm đến đời sống của muôn dân.

Đó là những yếu tố cơ bản chi phối việc soạn thảo văn bản luật pháp và biểu hiện ra rất đậm nét trong khắp các chương của bộ hình luật Lê triều, hay còn gọi là Luật Hồng Đức.

Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều, nội dung cơ bản của bộ luật.Bộ luật Hồng Đức là Bộ luật có tính chất tổng hợp các chế định thuốc các ngành luật khác nhau như: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, quân sự, quốc tế, tố tụng...

Trong đó các chế định luật hình sự, luận hôn nhân và gia đình giữ vị trí quan trọng nhất. tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các nhà lập pháp thời Lê đã có sự sự phân biệt rạch ròi các ngành luật, mà thực ra mới chỉ cố gắng sắp xếp những điều luật điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính chất gần giống nhau vào cùng một quyển.

Tất cả các quy phạm pháp luật trong Bộ luật đều được xây dựng dưới dạng những quy phạm pháp luật hình sự và đều áp dụng chế tài hình sự.

Cho tới nay, Bộ luật Hồng Đức vẫn được đánh giá là dấu mốc là thành tựu đỉnh cao của lập pháp phong kiến Việt Nam. Tuy vậy đây không phải là Bộ luật đầu tiên của nước ta. Bộ luật đầu tiên của nước là là bộ Hình thư, ra đời năm 1042 dưới thời vua Lý Thái Tông.
 

ovinguyen

Life is inherently sweet but also bitter.
Cho tới giờ rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về bộ luật đầu tiên của nước ta là bộ luật "Quốc triều đình luật" hay còn gọi là luật Hồng Đức, ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thật ra luật Hồng Đức chỉ là bộ luật được đánh giá là hoàn thiện nhất và đầy đủ nhất dưới thời lập pháp phong kiến chứ không phải là bộ luật đầu tiên của nước ta.

Bộ luật Hình Thư thời Lý - Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta.

Năm 1042, Lý Thái Tông sai Trung thư sảnh - một cơ quan phụ trách việc " sửa định luật lệ, chia môn loại, biên ra điều khoản" làm bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, được soạn thảo dựa trên luật tục, tập quán của các thời trước, mặt khác có sự tham khảo Đường luật (TQ). Gọi là Hình thư nhưng không chỉ quy định về hình sự mà còn bao trùm các lĩnh vực khác, do kỹ thuật lập pháp cổ các quan hệ xã hội được bảo vệ và gắn liền với quy phạm hình sự nên luật thời đó gọi là Hình pháp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết đây là tập luật lệ có tính chất pháp điển, bao gồm 3 quyển. Tiếc rằng bộ Hình thư đến nay không còn, do bị quân Minh cướp mất trong khi xâm lược VN.

Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Nhu cầu và tác dụng của Hình thư được phản ánh trong nhận xét của nhà sử học Ngô Sĩ Liên như sau: “Trước kia, trong nước, việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai sửa định luật lệnh, châm chướt cho, thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoảng làm sách hình luật của mọi triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện”.

Dù ban hành Hình thư, nhưng Lý Thái Tông chủ trương không nặng về hình phạt, coi trọng việc cảm hóa người dân. Với những tội nhẹ, Lý Thái Tông định ra quy chế cho được lấy tiền chuộc tội. Bởi vậy, xã hội ngày càng ít có loạn.

Lý Thái Tông cũng là vị vua rất biết khoan sức dân. Mỗi khi mất mùa, đói kém, hoặc giả đánh trận trở về, vua đều giảm thuế cho dân. Vì thế, nhân dân rất phấn khởi, hết lòng quy thuận.

Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử thì Hình thư đời Lý Thái Tông gồm có ba quyển, bây giờ thất truyền. Tuy không được biết Hình thư thời Lý, nhưng qua những pháp lệnh được chép lại trong sử cũ, chúng ta cũng có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý.

Với chủ trương pháp trị, Lý Thái Tông cho soạn Bộ “Hình thư”. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử lập pháp của Đại Việt. Tiếc rằng bộ luật này sau đó bị giặc phương Bắc cướp và tiêu hủy mất. Người đời sau vì thế mất đi một tư liệu quý.

Bộ Hình thư (Hình Luật) thời Trần

Nhằm củng cố chế độ nhà nước trung ương tập quyền, triều đại nhà Trần rất quan tâm tăng cường hoạt động pháp chế của mình.

Cũng như thời Lý, các văn bản pháp luật thời Trần đã bị thất lạc, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu nền pháp luật đó thông qua bộ sử cũ. Nhà Trần đã xây dựng được 5 Bộ luật quan trọng, trong đó có Bộ “Hình thư”, còn gọi là “Hình luật thư” gồm 1 quyển do Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên soạn theo chỉ định của vua Trần Dụ Tông và ban hành năm Tân Tị (1341). Bốn Bộ luật kia gồm: “Quốc triều thường lễ” 10 quyển (1230); “Quốc triều thông chế” 20 quyển (1230); “Hoàng triều đại điển” 10 quyển (1341) và “Năm công văn cách thức” 1 quyển (1290).

Đánh giá chung và so sánh luật pháp hai thời Lý – Trần, sử gia lỗi lạc Phan Huy Chú trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí” có nhận xét: “Hình của nhà Lý lỗi ở khoan dung, hình của nhà Trần thì lỗi ở nghiêm khắc”."

Quốc triều hình Luật thời Lê Sơ.

Quốc triều hình luật hay còn gọi là luật Hồng Đức, đây được coi là Bộ luật hoàn thiện nhất, đầy đủ nhất trong lịch sử lập pháp nước ta thời phong kiến.

Đây là Bộ luật của Việt Nam ta thời phong kiến được trạng nguyên Vũ Kiệt (sinh năm 1453), quê ở xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc xưa, nay là thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đề xuất với vua Lê Thánh Tông về phép trị nước cũng sắc sảo không thua kém gì Vệ Ưởng.

Trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nhà Lê đã lấy những quan đIểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, yêu nước, thương nòi, lấy dân làm gốc, quan tâm đến đời sống của muôn dân.

Đó là những yếu tố cơ bản chi phối việc soạn thảo văn bản luật pháp và biểu hiện ra rất đậm nét trong khắp các chương của bộ hình luật Lê triều, hay còn gọi là Luật Hồng Đức.

Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều, nội dung cơ bản của bộ luật.Bộ luật Hồng Đức là Bộ luật có tính chất tổng hợp các chế định thuốc các ngành luật khác nhau như: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, quân sự, quốc tế, tố tụng...

Trong đó các chế định luật hình sự, luận hôn nhân và gia đình giữ vị trí quan trọng nhất. tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các nhà lập pháp thời Lê đã có sự sự phân biệt rạch ròi các ngành luật, mà thực ra mới chỉ cố gắng sắp xếp những điều luật điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính chất gần giống nhau vào cùng một quyển.

Tất cả các quy phạm pháp luật trong Bộ luật đều được xây dựng dưới dạng những quy phạm pháp luật hình sự và đều áp dụng chế tài hình sự.

Cho tới nay, Bộ luật Hồng Đức vẫn được đánh giá là dấu mốc là thành tựu đỉnh cao của lập pháp phong kiến Việt Nam. Tuy vậy đây không phải là Bộ luật đầu tiên của nước ta. Bộ luật đầu tiên của nước là là bộ Hình thư, ra đời năm 1042 dưới thời vua Lý Thái Tông.
Vậy em nằm trong số kia rồi :(
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Từ lúc hết 1000 năm bắc thuộc thì cũng có luật rồi chỉ là chưa hoàn thiện thôi
Có Nhà nước là có pháp luật.
Trong xã hội c.ộng s.ản nguyên thuỷ chưa có Nhà nước và vì vậy cũng chưa có pháp luật, lúc này mới chỉ có những qui tắc xử sự chung. Qui tắc xử sự chung đó chính là các qui phạm xã hội bao gồm: tập quán và các tín điều tôn giáo. Các quy phạm xã hội này có những đặc điểm cơ bản:

Một là: Thể hiện ý chí phù hợp với lợi ích của toàn thị tộc, bộ lạc; bảo vệ lợi ích cho tất cả thành viên trong xã hội.

Hai là: Chúng đều điều chính cách xử sự của những con người liên kết với nhau theo tinh thần hợp tác cộng đồng;

Ba là: Chúng được thực hiện một cách tự nguyện và theo thói quen của mỗi thành viên trong thị tộc bộ lạc.

Bốn là: Quy tắc xử sự chung của cả cộng đồng, là khuôn mẫu của hành vi.

Năm là: Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, dựa trên tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, mặc dù trong xã hội -censor- nguyên thủy cũng đã tồn tại sự cưỡng chế nhưng không phải do một bộ máy quyền lực đặc biệt tổ chức mà do cả cộng đồng tổ chức nên.

Các qui phạm xã hội trong xã hội c.ộng s.ản nguyên thuỷ điều chỉnh được các quan hệ xã hội thời bấy giờ, bởi lẽ chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một xã hội chưa có tư hữu giai cấp; phù hợp với tính chất khép kín của tổ chức thị tộc, bào tộc, bộ lạc.

Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp thì các tập quán thể hiện ý chí chung của mọi người không còn phù hợp nữa. Trong điều kiện lịch sử mới này, tầng lớp có của lợi dụng địa vị xã hội của mình đã tìm cách giữ lại những tập quán có lợi, vận dụng và biến đổi nội dung các tập quán sao cho chúng phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, nhằm mục đích củng cố và bảo vệ trật tự mà xã hội mong muốn. Bằng sự thừa nhận của Nhà nước, các tập quán đã trở thành những qui tắc xử sự chung đó là qui phạm pháp luật. Đúng như Ăngghen nhận xét: “Qui tắc đó, thoạt tiên là thói quen, sau đó trở thành pháp luật”. Mặt khác, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động và người lao động ngày càng tăng đã xuất hiện nhiều mối quan hệ phát sinh trong xã hội đòi hỏi Nhà nước phải có những qui phạm pháp luật mới để điều chỉnh. Vì vậy, hoạt động xây dựng pháp luật đã được tiến hành vào thời kỳ sớm nhất sau khi Nhà nước ra đời. Tuy nhiên, hoạt động này lúc đầu còn đơn giản và phiến diện, nhiều quyết định của các cơ quan tư pháp, toà án đã có ý nghĩa như những quyền tắc chung, những qui định chung hoặc thừa nhận những qui tắc, tập quán phù hợp với lợi ích của giai cấp mình là pháp luật. Hệ thống pháp luật được hình thành dần cùng với sự phát triển của các Nhà nước và hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan trung ương.

Mặt khác, khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp những quy phạm xã hội đó trở nên không còn phù hợp. Trong điều kiện xã hội mới xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, tính chất khép kín trong xã hội bị phá vỡ, các quy phạm phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích chung không còn phù hợp. Trong điều kiện lịch sử mới xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc xã hội mới để thiết lập cho xã hội một “trật tự”, loại quy phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị và đáp ứng nhu cầu đó pháp luật đã ra đời.

Giai đoạn đầu giai cấp thống trị tìm cách vận dụng những tập quán có nội dung phù hợp với lợi ích của giai cấp mình, biến đổi chúng và bằng con đường nhà nước nâng chúng lên thành các quy phạm pháp luật. Ví dụ như:

Nhà nước đã ban hành ra các qui phạm pháp luật nhằm củng cố chế độ tư hữu và qui định đặc quyền cho giai cấp thống trị, thí dụ: những văn bản pháp luật của các Nhà nước chủ nô như: Bộ luật Hămmurabi được nhà nước chủ nô Babilon ban hành vào thế kỷ XVIII (trước CN). Bộ luật Dragông ra đời năm 621(trước CN) ở Hy lạp, Bộ luật XII Bảng của Nhà nước La Mã Cổ đại thể kỷ thứ V (trước CN), luật Manu ở Aán Độ thể kỷ I (trước CN)... Hay Nhà nước Việt Nam suốt thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương chưa có pháp luật thành văn, hình thức của pháp luật lúc bấy giờ chủ yếu là tập quán pháp.

Bên cạnh đó các nhà nước đã nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật. Bởi lẽ, nếu chỉ dùng các tập quán đã chuyển hoá để điều chỉnh các quan hệ xã hội thì sẽ có rất nhiều các quan hệ xã hội mới phát sinh trong xã hội không được điều chỉnh, vì vậy để đáp ứng nhu cầu này hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nước đã ra đời. Hoạt động này lúc đầu còn đơn giản, nhiều khi chỉ là các quyết định của các cơ quan tư pháp, hành chính, sau dần trở nên hoàn thiện cùng với sự phát triển và hoàn hiện của bộ máy nhà nước.

Như vậy pháp luật được hình thành bằng hai con đường: thứ nhất, nhà nước thừa nhận các quy phạm xã hội - phong tục, tập quán chuyển chúng thành pháp luật; thứ hai, bằng hoạt động xây dựng pháp luật định ra những quy phạm mới.

Đồng thời, pháp luật ra đời cùng với Nhà nước; là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực Nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị; Nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của sự phạm tội đến một trình độ nhất định của xã hội. Cùng với Nhà nước, pháp luật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phạm tội của xã hội.
 
Sửa lần cuối:

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Trước em nghiên cứu Hàn Phi Tử nhiều lắm, ông tổ của luật pháp bên Trung.
Trong Hán ngữ cổ đại, “hình” (刑), “pháp” (法) và “luật” (律) đều có nghĩa là quy định hoặc điều lệ trừng phạt. Luật pháp của nhà Chu (1122 TCN-249 TCN) bao gồm “Lễ” và “Hình” hợp thành, trong đó “Lễ” là chính “Hình” là phụ, “Lễ không đến thứ dân, Hình không tới đại phu”; hình luật chuyên đàn áp bách tính thứ dân, chú trọng trấn áp tội gây loạn. Có thể thấy, đối tượng bảo vệ chính của hình luật là vương quyền. Vào thế kỷ thứ 10 TCN, vị vua thứ 5 của nhà Chu là Chu Mục Vương (1054 TCN – 949 TCN) đã ra lệnh cho đại thần Lữ Hầu (吕候) chế định bộ hình luật, là bộ luật dùng vào việc trừng phạt thường dân, được gọi là “Lữ hình” (吕刑). Trong “Pháp kinh” (法经) của Lý Khôi (李悝, 455 TCN – 395 TCN) thì nội dung cả sáu phần gồm Đạo, Tặc, Tù, Bổ, Tạp, Cụ (盗、贼、囚、捕、杂、具) đều là hình luật. Sau thời nhà Tần (221 TCN – 206 TCN), luật pháp của các triều đại khác nhau cũng đều dùng hình luật làm chính.

Khi có Nhà nước là có pháp luật, Hàn Phi Tử không phải là ông tổ của luật pháp bên Trung vì ông sinh ra vào cuối thời Chiến Quốc. Tư tưởng pháp trị hay còn gọi là pháp gia thì ông tổ của nó là Thương Ưởng - người thực hiện biến pháp giúp nước Tần hùng mạnh làm cơ sở gồm thu lục quốc.

Lấy quan điểm lịch sử xã hội làm tiền đề cho lý luận pháp trị của mình, Thương Ưởng chia lịch sử ra làm tam thế: thượng thế, trung thế và hạ thế. Trong chương Khai tắc, ông viết: "Trời đất bày ra mà dân sinh". Trong lúc ấy dân chỉ biết mẹ mà không biết cha, thân người thân mà yêu riêng. Thân người thân thì biệt, yêu riêng thì hiểm (không biết đến ai). Dân đông mà chuộng biết và hiểm thời dân loạn. Chuộng thắng tất tranh, lấy sức đánh nhau tất kiện, kiện mà không được phân xử đúng đắn thì không vừa ý. Cho nên người hiền đặt ra vô tư, mà dân vui điều nhân, trong lúc ấy, bỏ người thân mà chọn người hiền. Phàm người nhân lấy yếu làm chuộng, người hiền lấy hơn nhau làm đạo. Dân đông mà không có cấm chế, lấy hơn nhau làm đạo, lâu ngày tắc loạn. Cho nên thánh nhân thừa thế đặt ra phận đất đai, của cải, trai gái. Định phận mà không cấm chế không được, cho nên đặt ra lệnh cấm. Lệnh cấm ban ra mà không có người coi giữ không được, vì thế đặt ra chức quan. Đặt chức quan mà không thống nhất không được, cho nên phải lập ra vua. Vua đã lập thì chuộng hiền bị bỏ mà quý người sáng lập. Như vậy là thượng thế thân người thân mà yêu riêng; trung thế chuộng người yếu mà thích điều nhân; hạ thế thì thích người sang mà tôn quân. Khi đạo trong dân tệ thì phải thay đổi, cũng như việc đời biến đổi thì đạo phải khác vậy. Đây chính là tiền đề lý luận cho "biến pháp của Pháp gia".
 

Xeko888

Rìu Chiến Bạc Chấm
Trong Hán ngữ cổ đại, “hình” (刑), “pháp” (法) và “luật” (律) đều có nghĩa là quy định hoặc điều lệ trừng phạt. Luật pháp của nhà Chu (1122 TCN-249 TCN) bao gồm “Lễ” và “Hình” hợp thành, trong đó “Lễ” là chính “Hình” là phụ, “Lễ không đến thứ dân, Hình không tới đại phu”; hình luật chuyên đàn áp bách tính thứ dân, chú trọng trấn áp tội gây loạn. Có thể thấy, đối tượng bảo vệ chính của hình luật là vương quyền. Vào thế kỷ thứ 10 TCN, vị vua thứ 5 của nhà Chu là Chu Mục Vương (1054 TCN – 949 TCN) đã ra lệnh cho đại thần Lữ Hầu (吕候) chế định bộ hình luật, là bộ luật dùng vào việc trừng phạt thường dân, được gọi là “Lữ hình” (吕刑). Trong “Pháp kinh” (法经) của Lý Khôi (李悝, 455 TCN – 395 TCN) thì nội dung cả sáu phần gồm Đạo, Tặc, Tù, Bổ, Tạp, Cụ (盗、贼、囚、捕、杂、具) đều là hình luật. Sau thời nhà Tần (221 TCN – 206 TCN), luật pháp của các triều đại khác nhau cũng đều dùng hình luật làm chính.

Khi có Nhà nước là có pháp luật, Hàn Phi Tử không phải là ông tổ của luật pháp bên Trung vì ông sinh ra vào cuối thời Chiến Quốc. Tư tưởng pháp trị hay còn gọi là pháp gia thì ông tổ của nó là Thương Ưởng - người thực hiện biến pháp giúp nước Tần hùng mạnh làm cơ sở gồm thu lục quốc.

Lấy quan điểm lịch sử xã hội làm tiền đề cho lý luận pháp trị của mình, Thương Ưởng chia lịch sử ra làm tam thế: thượng thế, trung thế và hạ thế. Trong chương Khai tắc, ông viết: "Trời đất bày ra mà dân sinh". Trong lúc ấy dân chỉ biết mẹ mà không biết cha, thân người thân mà yêu riêng. Thân người thân thì biệt, yêu riêng thì hiểm (không biết đến ai). Dân đông mà chuộng biết và hiểm thời dân loạn. Chuộng thắng tất tranh, lấy sức đánh nhau tất kiện, kiện mà không được phân xử đúng đắn thì không vừa ý. Cho nên người hiền đặt ra vô tư, mà dân vui điều nhân, trong lúc ấy, bỏ người thân mà chọn người hiền. Phàm người nhân lấy yếu làm chuộng, người hiền lấy hơn nhau làm đạo. Dân đông mà không có cấm chế, lấy hơn nhau làm đạo, lâu ngày tắc loạn. Cho nên thánh nhân thừa thế đặt ra phận đất đai, của cải, trai gái. Định phận mà không cấm chế không được, cho nên đặt ra lệnh cấm. Lệnh cấm ban ra mà không có người coi giữ không được, vì thế đặt ra chức quan. Đặt chức quan mà không thống nhất không được, cho nên phải lập ra vua. Vua đã lập thì chuộng hiền bị bỏ mà quý người sáng lập. Như vậy là thượng thế thân người thân mà yêu riêng; trung thế chuộng người yếu mà thích điều nhân; hạ thế thì thích người sang mà tôn quân. Khi đạo trong dân tệ thì phải thay đổi, cũng như việc đời biến đổi thì đạo phải khác vậy. Đây chính là tiền đề lý luận cho "biến pháp của Pháp gia".
Em cũng đọc về Thương Ưởng nhiều , nhưng Hàn Phi Tử với pháp trị quá xuất sắc khiến người đời nhớ nhiều về ông ấy hơn.
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Em cũng đọc về Thương Ưởng nhiều , nhưng Hàn Phi Tử với pháp trị quá xuất sắc khiến người đời nhớ nhiều về ông ấy hơn.
Hàn Phi Tử là người hoàn thiện nó chứ không phải là ông tổ của pháp luật Trung Hoa.

Tư tưởng pháp trị là sự kế thừa có chọn lọc nhiều tư tưởng triết học trước đó và đương thời, đặc biệt là tư tưởng "tôn quân", "chính danh" của Khổng Tử; "thượng đồng", "công lợi" của Mặc gia và quan niệm về "đạo", "đức", "đạo vô vi" của Đạo gia; "tính ác" của Tuân Tử, v.v.. Khi giới thiệu về Hàn Phi, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã viết: "Kết quả ông là con người duy nhất của Trung Quốc thực hiện được một sự tổng hợp của ba học thuyết Nho, Lão, Pháp, ở đó Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là cái bản thiết kế, nhưng Lão mới là kỹ thuật thi công của cái ngôi nhà độc đáo"(**). Như vậy, tiền đề hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia gồm:

- Về triết học, đó là học thuyết về "đạo" và "lý".

- Về thực tiễn xã hội, đó là quan điểm về lịch sử tiến hoá.

- Về đạo đức luân lý, đó là học thuyết "tính ác" của Tuân Tử.

Tư tưởng về "đạo" và "lý" của Pháp gia được kế thừa từ tư tưởng duy vật về thế giới của Lão Tử - giải thích sự hình thành, phát triển của vạn vật theo "đạo" và "lý" của chúng. Hàn Phi nói: "Đạo là cái khởi đầu của muôn vật, là tiêu chuẩn phân biệt điều phải trái", nắm được đạo là "biết được nguồn gốc của muôn vật", "biết then chốt của việc đúng sai" và do vậy, nhà vua chỉ cần nắm được "đạo" là có thể ngồi yên, vô vi mà vẫn cai trị được quần thần, trị được nước. "Đạo là cái làm cho muôn vật thành ra như nó tồn tại hiện nay, là chỗ dựa của muôn lý", "là cái lý của vạn vật" (Hàn Phi Tử, quyển VI, VII thiên Dụ LãoGiải Lão). Đạo đó không bị hình thức hạn chế, mềm yếu theo thời, cùng tương ứng với lý; muôn vật được nó mà sống, mà bại, mà thành và do vậy, phải biết dùng đạo cho đúng. Với Lão Tử, cái đạo vượt lên trên cái vạn vật thiên - địa: "Có vật thành tựu sinh ra trước trời đất, yên lặng mênh mông, độc lập hay không thay đổi, có thể lấy làm mẹ sinh ra thế gian. Ta không biết tên nó tạm đặt là Đạo" (Đạo đức kinh, chương 25).
 

Xeko888

Rìu Chiến Bạc Chấm
Hàn Phi Tử là người hoàn thiện nó chứ không phải là ông tổ của pháp luật Trung Hoa.

Tư tưởng pháp trị là sự kế thừa có chọn lọc nhiều tư tưởng triết học trước đó và đương thời, đặc biệt là tư tưởng "tôn quân", "chính danh" của Khổng Tử; "thượng đồng", "công lợi" của Mặc gia và quan niệm về "đạo", "đức", "đạo vô vi" của Đạo gia; "tính ác" của Tuân Tử, v.v.. Khi giới thiệu về Hàn Phi, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã viết: "Kết quả ông là con người duy nhất của Trung Quốc thực hiện được một sự tổng hợp của ba học thuyết Nho, Lão, Pháp, ở đó Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là cái bản thiết kế, nhưng Lão mới là kỹ thuật thi công của cái ngôi nhà độc đáo"(**). Như vậy, tiền đề hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia gồm:

- Về triết học, đó là học thuyết về "đạo" và "lý".

- Về thực tiễn xã hội, đó là quan điểm về lịch sử tiến hoá.

- Về đạo đức luân lý, đó là học thuyết "tính ác" của Tuân Tử.

Tư tưởng về "đạo" và "lý" của Pháp gia được kế thừa từ tư tưởng duy vật về thế giới của Lão Tử - giải thích sự hình thành, phát triển của vạn vật theo "đạo" và "lý" của chúng. Hàn Phi nói: "Đạo là cái khởi đầu của muôn vật, là tiêu chuẩn phân biệt điều phải trái", nắm được đạo là "biết được nguồn gốc của muôn vật", "biết then chốt của việc đúng sai" và do vậy, nhà vua chỉ cần nắm được "đạo" là có thể ngồi yên, vô vi mà vẫn cai trị được quần thần, trị được nước. "Đạo là cái làm cho muôn vật thành ra như nó tồn tại hiện nay, là chỗ dựa của muôn lý", "là cái lý của vạn vật" (Hàn Phi Tử, quyển VI, VII thiên Dụ LãoGiải Lão). Đạo đó không bị hình thức hạn chế, mềm yếu theo thời, cùng tương ứng với lý; muôn vật được nó mà sống, mà bại, mà thành và do vậy, phải biết dùng đạo cho đúng. Với Lão Tử, cái đạo vượt lên trên cái vạn vật thiên - địa: "Có vật thành tựu sinh ra trước trời đất, yên lặng mênh mông, độc lập hay không thay đổi, có thể lấy làm mẹ sinh ra thế gian. Ta không biết tên nó tạm đặt là Đạo" (Đạo đức kinh, chương 25).
Ý em là ông ấy hoàn thiện giỏi quá, khiến người ta chỉ nhớ tới 3 ông tổ, Lão Tử, Khổng Tử Và Hàn Phi Tử.
 

Xeko888

Rìu Chiến Bạc Chấm
Tiếc là Lý Tư đố kỵ, ganh ghét sợ Hàn Phi Tử dành mất ghế của mình nên buông lời dèm pha khiến Hàn Phi phải ôm hận mà chết trong ngục.
Bên trung sử họ giữ được nhiều nên đọc đúng là không thể coi thường người xưa được, tuy không có công nghệ cao, hoặc được đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng tầm suy nghĩ hay mưu mô thì quá đáng nể.
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Bên trung sử họ giữ được nhiều nên đọc đúng là không thể coi thường người xưa được, tuy không có công nghệ cao, hoặc được đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng tầm suy nghĩ hay mưu mô thì quá đáng nể.
Bác xem bộ Chiến Quốc Tung Hoành - Thế Cục Quỷ Cốc Tử bên box Đọc Truyện sẽ thấy mưu mô còn hơn Tam Quốc.
 

Xeko888

Rìu Chiến Bạc Chấm
Bác xem bộ Chiến Quốc Tung Hoành - Thế Cục Quỷ Cốc Tử bên box Đọc Truyện sẽ thấy mưu mô còn hơn Tam Quốc.
Chiến quốc hay kể cả truyện lẫn phim, Nhưng Tam Quốc thì nổi hơn vì quy tụ lắm nhân tài quá, át hết danh tiếng của Chiến Quốc.
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Chiến quốc hay kể cả truyện lẫn phim, Nhưng Tam Quốc thì nổi hơn vì quy tụ lắm nhân tài quá, át hết danh tiếng của Chiến Quốc.
Bác vào đọc thì sẽ thấy nhân tài cũng không kém đâu. Cuốn này mưu mô kinh khủng luôn, được nhận xét là hay hơn Tám Quốc, em đọc 8 tập rồi và em đồng ý với nhận định trên.
 

Ntbichphuong

Búa Đá Đôi
Bác vào đọc thì sẽ thấy nhân tài cũng không kém đâu. Cuốn này mưu mô kinh khủng luôn, được nhận xét là hay hơn Tám Quốc, em đọc 8 tập rồi và em đồng ý với nhận định trên.
Đã đọc bộ này. Cảm ơn bác nhiều vì nhờ có bộ ebook của bác mà em tiết kiệm được 900k {biggrin}{biggrin}{biggrin}.
P/s: Ebook bác làm đẹp quá.
 


Top