Vì sao Pháp quyết định tấn công Việt Nam? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Vì sao Pháp quyết định tấn công Việt Nam?

Cloud

Administrator
(Sẽ có nhiều lý do khác nhau trả lời cho câu hỏi này, ở đây tác giả chỉ nêu ra quan điểm riêng theo hiểu biết của mình ,tùy cá nhân độc giả nhìn nhận và đưa giả kiến riêng của mình... )

Trước hết ta tìm hiểu Đất Nam Kỳ xưa kia được khai khẩn và mở mang do công lao của ai?

Theo tài liệu trong cuốn Vĩnh Long Xưa và Nay của Huỳnh Minh (1967) thì, kể từ năm 1679, xẩy ra có một số tướng sĩ Nhà Minh, chạy sang Việt Nam lánh nạn Nhà Mãn Thanh.

Họ được Chúa Nguyễn - Hiền Vương ở Huế chấp thuận cho vào khai khẩn miền Nam.

1️⃣Nhóm thứ nhất do Huỳnh Tấn -. Trần Thượng Xuyên dẫn đầu đến lập nghiệp tại khu vực Bà Rịa và Biên Hòa bây giờ.

2️⃣Nhóm thứ hai do Dương Ngạn Địch dẫn bộ hạ theo dường sông vào định cư ở Gò Công, Định Tường.

3️⃣Nhóm thứ ba do Mạc Cửu vào đất Chân Lặp lập nghiệp ở Hà Tiên, sau đó quy phục chúa Nguyễn.
Ở thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1725- 1738) mới có thêm đất Vĩnh Long (1732).

⏺Nam Kỳ dưới thời Chúa Nguyễn được mở mang khai khẩn và được chia làm 3 dinh (Dinh: là đơn vị hành chánh tương đương với Vùng hay Khu ngày nay) và một trấn. Đó là :

Biên Dinh (Biên Hòa),

Phiên Dinh (Gia Đinh),

Long Hồ Dinh (Vĩnh Long), và
Hà Tiên Trấn (Hà Tiên). Đất Vĩnh Long được hình thành từ năm 1732 dưới thời Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Chu (1725-1738) mang tên là Châu Định Viễn, thuộc Long Hồ Dinh [Long Hồ Dinh, và mở thêm 4 huyện là Long Xuyên, (Cà Mâu), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), và Trấn Di (Bắc Bặc Liêu)]

Đất Vĩnh Long hay là Châu Định Viễn hồi đó rất rộng lớn bao gồm một phần Bến Tre ở phía bắc và Trà Vinh ở phía nam, và là bộ mặt văn hóa của Miền Tây (tương tự như thành phố Tây Đô Cần Thơ bây giờ).

Cho tới năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thua và phải dâng Chúa Nguyễn Phúc Khoát hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lạp (Gò Công). Hai phủ này sáp nhập vào Châu Định Viễn. Thế là hồi đó, đất Vĩnh Long bao gồm cả Tân An và Gò Công bây giờ.

Năm 1759, một lần nữa, Nặc Tôn (con Nặc Nguyên) lại dâng thêm đất Tầm Phong Long tức vùng Châu Đốc và Sa Đéc bây giờ. Các miền đất mới này lại được sáp nhập vào Châu Định Viễn, Long Hồ Dinh. Công lao mở mang đất mới này là của Nguyễn Cư Trinh, một vị quan tài kiêm văn võ. Để bảo vệ hữu hiệu hơn và vì tính cách quan trọng về giao thương, Nguyễn Cư Trinh cho dời Long Hồ Dinh qua Tầm Bào (nay là Thị Xã Vĩnh Long) và chọn nơi này làm thủ phủ của Miền Tây.

Tại đây, khoảng những năm đầu của thập niên 1770, đã diễn ra nhiều trận đánh giữa quân của Nguyễn Lữ (Tây Sơn) và quân của Tống Phước Hiệp, Nhà Nguyễn có trợ lực của quân Xiêm

Năm 1787 quân Chúa Nguyễn bắt đầu thắng thế và lấy được Thành Gia Định, rồi chiếm được toàn Miền Nam. Từ đó đất Miền Nam chính thức mang tên là Gia Định và chia làm 4 trấn:
Phiên Trấn (tức Gia Định cũ),
Biên Trấn (Biên Hòa),
Vĩnh Trấn hay Hoằng Trấn (Vĩnh Long, Châu Định Trấn, hay Long Hồ), và ..
Định Trấn (Cần Thơ, Sóc Trăng, Bặc Liêu).

Năm 1808, Vua Gia Long đổi tên Hoằng Trấn thành Vĩnh Thanh Trấn và ấn định thêm một trấn mới nữa là Hà Tiên Trấn gồm Hà Tiên, Rạch Giá và Cà Mâu. Trong đời Gia Long, đất Vĩnh Long được cai quản bởi 3 vị Tổng Trấn là :
Quận Công Nguyễn Văn Nhân (1801-1805);
Tổng Trấn Lê Văn Duyệt (1806-1815); và
Tổng Trấn Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức (1816 — 1819).

Năm 1820, Vua Minh Mạng lên ngôi, đất Vĩnh Long vẫn mang tên là Vĩnh Thanh Trấn cho tới năm 1832 mới đổi tên thành Vĩnh Long Trấn.
Đây là giai đoạn Vua Minh Mạng hài tội Lê Văn Duyệt một cách độc đoán mặc dầu Lê Văn Duyệt đã qua đời khiến dân chúng bất mãn và con nuôi của ông là Lê Văn Khôi công phẫn nổi lên chống Triều Đình.

Ngay sau khi Tổng Trấn Lê Văn Duyệt mất, Vua Minh Mạng bãi bỏ chức vụ Tổng Trấn Gia Định và chia đất Miền Nam thành 6 tỉnh gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh gồm 3 tỉnh Miền Đông là Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và 3 tỉnh Miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Mỗi tỉnh đứng đầu là quan Tuần Phủ. Hai hay ba tỉnh có một quan cai quản gọi là Tổng Đốc.

Dưới thời Tự Đức, nhà vua đặt ra một chức để cai quản toàn Miền Nam gọi là Kinh Lược Đại Sứ.
Năm 1850 (Tự Đức Thứ Ba), Thượng Thư (Bộ Trưởng bây giờ) Bộ Công Nguyễn Tri Phương được cử làm Kinh Lược Đại Sứ Nam Kỳ, kiêm Tổng Đốc Định-Biên (Gia Định + Biên Hòa), kiêm Tổng Đốc Long-An (Vĩnh Long + An Giang).

Năm 1851, Phan Thanh Giản được cử làm Kinh Lược Phó Sứ phụ tá cho Nguyễn Tri Phương. Bấy giờ Phan Thanh Giản đặt Tổng Hành Dinh tại Thành Vĩnh Long và bắt đầu từ đó cụ khởi sự trách nhiệm đối phó với ý đồ xâm lấn của thực dân Pháp.

- Bối Cảnh Xã Hội: Triều Đình
- Cấm Đạo và Bế Môn Tỏa Cảng
- Dân Tình Bất Mãn
- Tây Phương Gây Hấn

⏹Nước ta khởi sự dính líu với người Pháp bằng Hiệp Ước Versailles ký ngày 28.11.1787 giữa Chính Phủ Pháp và Bá Đa Lộc, đại diện cho Nguyễn Ánh tức vua Gia Long sau này.
Trong chuyến đi, Bá Đa Lộc dẫn theo Hoàng Tử Cảnh, 4 tuổi, làm con tin. Nội dung hiệp ước:

★Pháp giúp cho Nguyễn Ánh 4 tầu chiến, 1200 lính, 200 pháo binh, 250 lính Phi , quân trang, quân phí, v.v.
★Đổi lại, triều đình phải dành cho Pháp quyền sở hữu tuyệt đối về Cảng Hội An và Đảo Côn Lôn.

Tuy nhiên vì tình thế nước Pháp rối loạn nên hiệp ước không thi hành được. Bá Đa Lộc phải vận động một số tư bản Pháp hùn nhau bỏ tiền mua tầu và súng sang giúp Nguyễn Ánh.

Trong thời gian đầu sau khi thành công trong việc triệt hạ Nhà Tây Sơn và thống nhất đất nước, Vua Gia Long còn tỏ ra biết ơn và ưu đãi người Tây Phương.

Trong một lá thư viết hồi tháng 7.1802, giáo sĩ Labartette nhận định:
- “Nhà vua [Gia Long] ưu đãi đạo thánh của chúng ta vượt quá sự mong muốn. Nhà vua biết ơn sâu xa Bá Đa Lộc - người đã cứu giúp bản thân nhà vua và dòng họ ông - và mỗi lần nhắc tới giám mục thì ông lại rưng rưng nước mắt”.
Nhưng trong một lá thư viết vào năm 1812 thì giáo sĩ bày tỏ một sự e ngại :
- “Chừng nào nhà vua còn trị vì thì chúng tôi vẫn còn hy vọng được tự do hành đạo. Nhưng sau khi nhà vua mất đi thì e rằng mọi việc sẽ thay đổi hết.”

Sự kiện này chứng tỏ Vua Gia Long trong lòng không ưa gì người Pháp.
Điều e ngại này đã trở thành sự thật. Sau này, Giáo sĩ Louvet ghi nhận:
- “Năm 1817, Gia Long chọn ông Hoàng Chi Đảm [tức Minh Mạng] nối ngôi. Sự lựa chọn này bị phần đông quan lại chỉ trích [trong đó có Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt] và trở thành một tai họa lớn cho quốc gia và cho nhà thờ ở xứ sở này.

Ông vua kế vị Gia Long đã quyết tâm cự tuyệt người Phương Tây và nền văn minh của họ. Ông ta xô đẩy triều đình lao vào việc tàn sát đẫm máu. Để rồi sau 40 năm dẫn đến cuộc can thiệp của người Pháp và sự phân liệt quốc gia. Chưa bao giờ vua Gia Long lại thiếu ý thức bằng cái ngày ông ta quyết định một sự lựa chọn như vậy, mặc dầu những viên quan cận thần nhất đã hết sức ngăn cản Vua.”
Thực vậy, ngay sau khi Gia Long nằm xuống, vua Minh Mạng thi hành ngay chính sách bài Gia Tô Giáo và “bạch quỷ” Tây Phương:

1. Lãnh sự Pháp không được thừa nhận;
2. Đặc sứ Pháp không được tiếp kiến;
3. Thuyền trưởng Pháp không được lên bờ;
4. Giáo sĩ bị tử hình v.v.

Vua Minh Mạng từ chối ký kết hiệp ước thương mại với vua Louis XVIII và nói với ông Chaigneau, một viên quan Pháp phục vụ cho triều đình bấy giờ rằng:
- “Cần gì có hiệp ước thương mại. Nước Pháp ở quá xa nước chúng tôi. Làm sao thần dân của chúng tôi lại có thể đi buôn bán với người của nước ông được?”

Ông Chaigneau nhắc nhở:
- “Nếu nhà vua từ chối ký hiệp ước thì nước Pháp sẽ có ý nghĩ không tốt về nhà vua.”

Vua Minh Mạng trả lời:
- “Người ta không thể đòi hỏi khác được vì tôi không muốn ký một hiệp ước mà xem ra nó chẳng có ích lợi gì.”

Sau này Minh Mạng có thay đổi tư duy, cử người sang Pháp điều đình, nhưng bị vua Pháp từ chối tiếp kiến vì vua Pháp coi “Minh Mạng là kẻ thù của Gia Tô Giáo.

”Vua Thiệu Trị và Tự Đức kế vị sau đó càng tỏ ra kỳ thị “bạch quỷ” tây phương ngặt nghèo hơn và sự “cởi mở” hay “mở cửa” đón tây phương của triều đình sau đó mới áp dụng thì đã muộn.

Bắt đầu từ năm 1850, Nã Phá Luân III quyết định thực hiện dùng võ lực xâm chiếm VN.

Tóm lại, sự sai lầm và tinh thần thủ cựu và tự tôn của các vua Triều Nguyễn thể hiện trong chính sách bế môn tỏa cảng, bài bác Gia Tô Giáo, và khinh miệt người Tây Phương là những nguyên nhân chính dẫn tới sự kiện dân tình bất bình, đất nước loạn lạc, và rồi mất vào tay Pháp.

Thật vậy,
Trong thời vua Gia Long có tới 70 cuộc nổi dậy;
Trong thời Minh Mạng có tới 230 cuộc tạo loạn; và..
Trong 7 năm ngắn ngủi của Thiệu Trị có 50 cuộc nổi loạn;
Trong thời Tự Đức có 40 cuộc nổi dậy.

Tiếng oán thán cùa dân chúng thể hiện trong bài hịch của Nông Văn Vân:

Mười lăm năm đức chính có chi?
Kho hình luật vẽ nên hùm có cánh
Ba mươi tỉnh nhân dân đều oán
Tiếng oan hào kêu dậy đất không lông

Nguồn: Yêu Sử Việt
 

Binzz

Binz Một Nắng
Tài khoản bị khóa
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin rất bỏ ích
http://www.ia20ciputrabanmua com/
xử lý thế nào nhỉ
 

NiuBi

Gà con
Theo mình thì lúc đó Pháp đang bành trướng và muốn tìm các thuộc địa để lấy tài nguyên để tăng cường quân đội. Và Pháp nhìn trúng Việt Nam, chịu bị bóc lột thì không đánh mà không chịu thì đánh. Tuy nhiên nếu Việt Nam khéo léo đáp trả và tận dụng cơ hội như một cuộc cách tân giống Nhật Bản thì Việt Nam ta có thể đã trở thành một cường quốc rồi..
 


Top