Cởi truồng trước tòa án | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Cởi truồng trước tòa án

malemkhoang

Rìu Chiến
jean-leon-gerome-2.jpg

jean-leon-gerome-2.jpg
Tác phẩm: Phryne trước tòa.
Bức tranh này liên quan tới một tích của Hy Lạp về Mars.​

*

Hy Lạp có vẻ phát minh ra được nhiều thứ, từ thi hoa hậu, bầu cử, đến luật lệ, tòa án. Dĩ nhiên chúng không hoàn hảo, nhưng mấy ngàn năm trước công nguyên – thời mà con người ở các quốc gia khác còn ăn lông ở lỗ, nằm trong hang, đắp lá cây – thì Hy Lạp là đỉnh cao của văn minh rồi. Luật pháp của Hy Lạp bắt nguồn từ tích nào?

Ai cũng biết, Venus là người phụ nữ mà thần Mars (tên gốc: Ares) yêu nhất; khổ cái, “yêu nhất” chẳng đồng nghĩa với “duy nhất”. Mars còn tòm tèm với lắm chân dài trẻ đẹp (nhưng Venus cũng không thuộc dạng chung thủy nên coi như huề cả làng).

Một trong những chân dài của Mars là Agraulos – con gái ông Actaeus, vị vua đầu tiên của Athens. Cô này đã có một lô lốc con cái với chồng (chồng cô chính là Cecrops, người phán Athena thắng trong vụ tranh giành đất đai với Poseidon), nhưng Mars không bận tâm lắm đến vấn đề “chung thủy” hay “đạo đức”, và kết quả của chuyện tình vụng trộm này: cô con gái Alcippe chào đời.

Jasper_van_der_Laanen-Agraulos-and-two-sister.jpg

Tác phẩm: Agraulos và hai em phóng thích Erichthonius, Jasper van der Laanen, 1620.​

Mars có lắm tật xấu, khó ưa, trí thông minh kém, nhưng có điểm tốt là thương con, và đặc biệt cưng Alcippe (hình như các vị thần Hy Lạp rất thích con gái hay sao ấy, cũng như Zeus cưng Athena nhất). Alcippe cũng rất đẹp, và đây là một điều nguy hiểm, phụ nữ đẹp trong tích luôn bị bắt cóc hoặc bị cưỡng bức. Alcippe nằm trong danh sách “cưỡng bức” đó. Halirrhothius – con trai của thần biển Poseidon (tên La Mã: Neptune) định giở trò đồi bại với cô.

Nhà thơ Apollodorus và nhà sử học Pausanias thì phán Halirrhothius chưa kịp làm gì thì đã bị Mars bắt quả tang và giết chết; nhưng Suidas thì nói Hallirrhothius cưỡng bức Alccipe thành công, làm Mars nổi giận lôi đình và giết chết y để trả thù cho con gái. Poseidon bị mất đứa con cũng giận lắm, ông mò lên Olympia kiện Mars. Sau đó, Mars bị lôi ra “phiên tòa đầu tiên” này.

mars-and-neptune-Paolo-Veronese.jpg

Tác phẩm “Mars và Neptune”, Paolo Veronese, 1578.​

Vì chuyện con cái kể trên mà Mars và Poseidon không ưa nhau. Bức tranh cũng vẽ “mỗi người một bên” theo kiểu “chia phe”. Một thiên thần (Paolo bị Thiên Chúa giáo ảnh hưởng nặng nên vẽ thiên thần khắp nơi) đang cầm mũ sắt, biểu tượng của Mars; thiên thần kia ôm vỏ sò, tượng trưng cho Poseidon. Mỗi ông nằm riêng trong địa phận của mình, chứ nếu gần nhau quá thì chắc sẽ gây gổ, choảng nhau. Tác phẩm hiện nằm tại Palazzo Ducale.

myth-Gian_Battista_Zelotti-Venus_between_Mars_and_Neptune.jpg

Cũng nằm ở Palazzo Ducale là tác phẩm “Venus đứng giữa Mars và Neptune”, 1555, Gian Battista Zelotti.​

Vì Mars với Poseidon ghét nhau nên Venus phải đứng chen vào làm cầu nối (léng phéng với nhiều người cũng khổ, nhất là khi ông này chẳng ưa ông kia). Cupid nghịch gợm lấy lá cây đội lên đầu Poseidon (có thể Gian theo tích “Cupid là con trai của Mars” nên vẽ Cupid thay bố chọc quê Poseidon). Nhưng không biết Gian nghĩ gì mà vẽ cánh của Cupid ở hai chóp vai?

Vị trí xử nằm ở một ngọn đồi gần Acropolis (chỗ xây Parthenon). Sau khi kể tội con Poseidon hiếp con mình, Mars được xử trắng án (Zeus cũng hiếp dâm hết cô này tới cậu kia nhưng sao chẳng thấy bị lôi ra xử?). Ngọn đồi xử Mars từ đó mang tên Areopagus, nghĩa là “hòn đá của Ares”, và người dân Hy Lạp xây tòa án đầu tiên ở đó.

view-of-acropolis-and-areopagus-Leo-von-Klenze.jpg

Tác phẩm “Cảnh của Acropolis và Areopagus”, Leo von Klenze, 1846.​

Chỗ dân chúng đang tụ tập là tòa án trên đồi Areopagus, còn Acropolis thì ở đằng xa, với đền Parthenon trên đỉnh. Tòa án này giờ gần như chẳng còn nữa. Bức tranh nằm trong loạt tác phẩm mà Vua Ludwig đệ nhất của Hy Lạp đặt vẽ, để mừng sự kiện Hy Lạp giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của phương Tây vào năm 1832. Chắc vì chủ đề “độc lập” nên Leo vẽ người dân Hy Lạp đang bị quân đội Châu Âu đàn áp trên đỉnh đồi Areopagus.

Areopagus_Acropolis.jpg

Đồi Areopagus ngày nay.​

Tòa án trên đồi Areopagus là nơi các thành viên trong Hội đồng chính phủ soạn luật, và xử những vụ trọng án như giết người (nhưng nếu rảnh thì cũng có xử mấy vụ trộm gà trộm vịt). Cũng tại đây, người đẹp Phryne trong tranh của Jean-Léon Gérôme bị lôi ra xử.

Phryne - Cô này là ai?

Phryne là một cô gái lầu xanh (có thật) cực kỳ nổi tiếng vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên ở Hy Lạp. Với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cô vừa kiếm được rất nhiều tiền, vừa được các nghệ sĩ thời đó đua nhau tạc tượng, vẽ tranh.

Cnidus_Aphrodite.jpg

Phryne được cho là người mẫu mà điêu khắc gia Praxiteles dùng để tạc nên kiệt tác “Thần Venus” này. Đây không phải bản gốc mà là bản copy do một nghệ nhân La Mã làm lại. Nói cho cùng, đa số tượng về những vị thần trong tích Hy Lạp hiện nay đều là bản copy (may là còn bản copy chứ nếu không thì chỉ biết tác phẩm qua sách). Xung đột tôn giáo đã phá hủy gần hết các tác phẩm nghệ thuật gốc. Tác phẩm nào làm bằng đá thì bị đập, làm bằng vàng thì bị nấu chảy để đúc lại thành tiền. Bản copy này cũng trong tình trạng vỡ vụn lung tung khi được phát hiện, chuyên gia Ippolito Buzzi đã phục chế nó vào thế kỷ 16.

myth-Phryne-on-the-poseidon-celebration-Henryk-Siemiradzki.jpg

Tác phẩm “Phryne tại lễ hội của Poseidon”, Henryk Siemiradzki, 1889.​

Một trong những xì-căng-đan nổi tiếng nhất vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên tại Hy Lạp (đến nỗi sách sử còn chép lại), là việc Phryne “mừng” lễ hội Poseidon (diễn ra hàng năm) bằng cách cởi hết quần áo và xuống biển ngâm mình trước mặt bàn dân thiên hạ. Nhìn tranh cũng thấy mọi người đang trầm trồ nhìn Phryne với con mắt thèm muốn.

Một ngày đẹp trời, Phryne bị buộc tội (không biết ai tố giác) làm ô uế lễ hội Eleusinian (một lễ hội của thần mùa màng Demeter và Persephone). Không biết “làm ô uế” ở đây ám chỉ gì nhưng có khả năng Phryne cởi truồng chạy ra phơi nắng giữa đồng lắm. Luật sư biện hộ cho Phryne là Hypereides (ông này cũng nằm trong danh sách tình nhân của Phryne). Khi thấy vụ án ngả theo chiều bất lợi cho người yêu và thấy mình cãi không lại bên nguyên cáo (chắc nguyên cáo có nhiều nhân chứng quá), Hypereides lột sạch đồ của Phryne trước mặt quan tòa. Cơ thể của Phryne làm những ai có mặt ở phiên tòa phải há hốc mồm, và cô được trắng án.

Theo Wiki
Sự kiện nổi tiếng nhất trong cuộc đời của Phryne là vụ kiện ở Areopagus Athenaios viết rằng Phryne đã bị cho là đã báng bổ thánh thần trong lễ hội Eleusinian, Nàng bị truy tố ở tòa án trên đồi Areopagus.

Sử gia Anaximenes cố đưa ra các luận điểm truy tố khép Phryne phạm tội nghịch đạo và nàng có thể phải nhận một hình phạt rất khắc nghiệt. Tuy nhiên nhà hùng biện Hypereides, một người yêu của Phryne tình nguyện bào chữa cho nàng tại phiên tòa. Khi bản án ngày diễn ra theo chiều hương bất lợi cho Phryne, mọi cố gắng của luật sư biện hộ Hypereides không tạo được sức thuyết phục, các quan tòa chuẩn bị tuyên án. Như một nỗ lực cuối cùng Hypereides liền dắt Phryne ra giữa tòa án bất ngờ lột trần nàng trước mặt đông đảo hội đồng thẩm phán.Cuối cùng ông nói: "Làm sao một lễ hội tôn vinh các vị thần lại có thể bị xúc phạm bởi chính vẻ đẹp mà họ ban cho".

241px-Jose_Frappa_-_Phryne.jpg

Tác phẩm "Phryne", José Frappa, 1904
Các thẩm phán sau cùng đã giật mình bởi những gì họ nhìn thấy trên cơ thể để trần của Phryne. Vẻ đẹp tuyệt mỹ của nàng đã gieo vào các thẩm phán với một niềm sợ hãi mê tín dị đoan rằng nàng là "tiên tri hoặc nữ tu" của Aphrodite bởi người Hy Lạp cổ đại xem vẻ đẹp hình thể như một món quà của nữ thần tình yêu Aphrodite và cơ thể Phryne theo các vị thẩm phán là quá hoàn hảo đã không thể có một chuẩn mực nào khác, nó như là một dấu hiệu của sự ưu ái của Thiên Chúa. Vẻ đẹp ấy phải là của thần thánh hay ít nhất cũng nắm giữ những hạt giống của thần thánh. Một sinh vật thần thánh không thể xúc phạm các vị thần và họ cho rằng kết án nàng sẽ là một tội lỗi chống lại aphrodite và không dám mạo hiểm phải gánh chịu cơn giận của nữ thần tình yêu.

Phryne lập tức được tuyên bố vô tội nhưng nhà hùng biện cũng bị đuổi khỏi Tòa án tối cao.Vụ án xét xử Phryne sau được mô tả bởi nhiều họa sĩ trở thành đề tài được ưa chuộng.

jean-leon-gerome-2.jpg

Tác phẩm “Phryne trước quan tòa”, Gérôme, 1861.​

Tượng nữ thần công lý Athena được đặt chính giữa phòng, nhưng “công lý” gì mà chỉ cần thấy bị cáo cởi truồng là xử trắng án nhỉ? Thực ra, hồi đó người Hy Lạp quan niệm rằng một cơ thể đẹp là bằng chứng của dòng máu thần thánh (như kiểu Helen là con Zeus). Nên quan tòa kết luận: Phryne chắc là con của một ông thần nào đấy (các nam thần vốn lăng nhăng), và xử Phryne trắng án luôn.


Xem ra hồng nhan của Hy Lạp cổ không bạc phận như Kiều nhà mình, các bạn nhỉ?


*
 

malemkhoang

Rìu Chiến
"Công lý chỉ cần thấy bị cáo cởi truồng là xử trắng án".
Mấy anh tham vừa rồi mà biết chiêu này thì tuyệt nhỉ!
 

dammage

Rìu Chiến
Xem ra hồng nhan của Hy Lạp cổ không bạc phận như Kiều nhà mình, các bạn nhỉ?
nhà mình làm gì có kiều nào
IQ5xOZC.gif
 
Mấy ông thần phương Tây hay nhỉ, bao nhiêu thói hư tật xấu của con người gặp các thần cứ x mấy lần lên.
Mấy ông phương Đông thì thấy sáng vời vợi, có cái gì xấu thấy dân nó bưng bít biện hộ hết.
 

dammage

Rìu Chiến
Mấy ông thần phương Tây hay nhỉ, bao nhiêu thói hư tật xấu của con người gặp các thần cứ x mấy lần lên.
Mấy ông phương Đông thì thấy sáng vời vợi, có cái gì xấu thấy dân nó bưng bít biện hộ hết.
hồi xưa tui đọc thần thoại hi lạp cũng thấy vậy, mấy ông thần đó cũng đủ hạng người đủ thói hư tật xấu, không như mấy ông thần phương đông
7L1XX2F.gif
, thấy thần tây thực tế hơn gần gũi con người hơn thần đông
 


Top