Chiếc ghế bị nguyền của Thomas Busby | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Chiếc ghế bị nguyền của Thomas Busby

dammage

Rìu Chiến
the-line-up-com1-1.jpg

Bảo tàng Thirsk là một bảo tàng nhỏ ở tỉnh North Yorkshire Anh Quốc, nơi đây đang trưng bày một đồ vật bị ám nổi tiếng, chiếc ghế của Thomas Busby, một chiếc ghế được cho là sẽ đem đến cái chết cho bất cứ ai ngồi vào nó. Chiếc ghế được treo trên tường để không một ai vô tình ngồi lên.

2590835-9e79473d.jpg

Bảo tàng Thirsk nơi đang lưu giữ chiếc ghế bị nguyền nổi tiếng của Thomas Busby. Website: http://www.thirskmuseum.org/

Khởi nguồn
Chiếc ghế chết chóc vốn thuộc về Thomas Busby, chủ một quán trọ, sinh sống ở North Yorkshire vào khoảng cuối thế kỉ 17. Thomas Busby là một kẻ bất lương và nát rượu. Hắn kết hôn với Elizabeth, con gái của Daniel Awety.

Daniel Awety là người chuyển đến North Yorkshire từ vùng Leeds, cũng là một kẻ bất lương chuyên đúc tiền xu giả. Hắn mua lại một nông trại và đổi tên nó thành Danotty Hall. Awety đã cho xây thêm nhiều hầm ngầm và các lối đi bí mật để tiện cho hoạt động phi pháp của mình. Awety vừa là cha vợ, vừa là "cộng sự" của Busby trong các việc làm phạm pháp. Nông trại Danotty Hall chỉ cách quán trọ của Busby khoảng 3 dặm.

thomas-busby.jpg

Chân dung của Thomas Busby

Vào cái ngày định mệnh, Busby và Awety đã xảy ra mâu thuẩn nhưng không rõ vì lý do gì. Chiều hôm đó, Busby say xỉn trở về quán trọ thì thấy Awety đã đợi sẵn. Awety hù dọa sẽ bắt lại Elizabeth đem về Danotty Hall. Busby càng điên hơn khi thấy Awety ngồi trên cái ghế mình ưa thích nên đã tống cổ Awety ra ngoài.

Đêm đó, Busby đi tới Danotty Hall và đập chết Awety bằng một cây búa, xong xuôi đem giấu xác trong rừng. Khi thấy Awety mất tích, người ta đã tiến hành tìm kiếm và phát hiện ra xác. Thomas Busby lập tức bị bắt giữ.

Mùa hè năm 1702, Thomas Busby bị xét xử ở tòa đại hình York và bị tuyên án tử bằng hình thức gibbet (*) . Hắn bị nhúng dầu hắc và đem bỏ trong lồng sắt treo ở ngay ngã tư đối diện với quán để thị chúng.

6122199621-e30958aaa0-o.jpg

Gibbet nghe thì lạ nhưng nhìn hình ai cũng thấy quen. Thomas Busby đã bị treo ở ngay ngã tư đối diện quán trọ của hắn

Không lâu sau đó, quán trọ cũ của hắn được đổi tên thành quán Busby Lưng Còng (Busby Stoop Inn) và cái tên này đã được giữ nguyên cho đến năm 2012.

Lời nguyền của Busby
Chuyện kể rằng, nguyện ước sau cùng của Busby là được uống lần cuối tại chính quán trọ của hắn trên chiếc ghế yêu thích. Khi rời quán tới giá treo, Busby đã nguyền rủa cái ghế rằng bất kì ai ngồi vào đó sẽ sớm đối diện cái chết. Một phiên bản khác thì nói Busby thốt ra lời nguyền khi đang đang bị treo trong lồng. Dù phiên bản nào đi nữa, người ta tin rằng linh hồn Busby đã ám lên chiếc ghế và giết người nào ngồi lên đó.

Nạn nhân đầu tiên là một người thợ lau ống khói. Một buổi tối năm 1894, hai thợ lau ống khói rủ nhau đến uống tại quán Busby Stoop, sau khi ra về, một người vì quá say xỉn nên đã nằm ngủ ngay tại lề đường. Sáng hôm sau, mọi người phát hiện ông ta đã bị treo cổ chết tại một cánh cổng. Các cuộc điều tra đã kết luận người này tự sát. Nhưng 20 năm sau, năm 1914, người bạn uống cùng nạn nhân đêm đó trong lúc hấp hối đã thú nhận chính mình hạ sát để cướp tiền bạc.

Cách quán trọ không xa là phi trường Swale, nơi đóng quân của 4 phi đội thuộc Không lực Hoàng gia Canada (RCAF) trong suốt Chiến tranh Thế giới 2. Những phi công ở đó thường xuyên ghé uống tại quán. Người ta nói rằng những phi công nào tò mò ngồi vào chiếc ghế bị nguyền đều lần lượt hy sinh.

Khoảng năm 1964-1965 có hai phi công đến quán uống, họ thách thức lẫn nhau và cùng ngồi vào chiếc ghế. Lúc trở về phi trường, xe của họ lao lên lề đụng vào một cái cây, cả hai đều tắt thở trên đường tới bệnh viện.

Năm 1968, Tony Earnshaw trở thành chủ sở hữu quán Busby Còng. Ông không tin lời nguyền nên đã tìm cách xua tan những đồn thổi. Tuy nhiên nhiều cái chết tiếp tục diễn ra những năm sau đó đã khiến ông lo lắng.

Suốt những năm đầu thập niên 1970, nhiều cái chết xảy ra được cho là bởi lời nguyền của chiếc ghế, một nữ lao công bị u não, nhiều vận động viên xe đạp và xe mô tô qua đời vì các tai nạn, một người đàn ông địa phương mất vì đau tim mất không lâu sau khi ngồi lên chiếc ghế oan nghiệt.

Tony Earnshaw kể rằng chính ông đã chứng kiến một đám thợ xây đến uống tại quán. Họ khích một anh thợ trẻ nhất trong nhóm ngồi thử lên chiếc ghế. Sau đó ở công trường anh thợ này đã té xuyên qua mái nhà rơi xuống nền xi măng thiệt mạng. Cái chết này đã khiến Earnshaw thực sự lo lắng, ông đem cất cái ghế xuống hầm rượu.

Năm 1978, một người đàn ông từ xưởng ủ bia lúc xuống hầm rượu đã thử ngồi vào cái ghế. Người này còn nói với Earnshaw rằng thật uổng phí khi bỏ 1 cái ghế dễ chịu thoải mái như vậy dưới hầm. Chỉ vài giờ sau, chiếc xe chở bia của người này lao lên lề đường, ông ta tử vong tại chỗ. Cái chết đó như giọt nước cuối cùng, Tony Earnshaw cảm thấy chiếc ghế quá nguy hiểm nên đã tặng lại nó cho bảo tàng Thirsk, với một điều kiện, không để cho ai ngồi lên đó.

Thirsk-Museum.jpg

Không gian nơi trưng bày chiếc ghế bị nguyền rủa bên trong bảo tàng Thirsk

Bảo tàng Thirsk đã cho treo cái ghế lên tường để không ai ngồi lên đó dù là vô tình. Rất nhiều khách thăm tới đây đã đề nghị được ngồi thử nhưng bảo tàng đều từ chối. Thậm chí năm 2004, một đoàn làm phim Nhật Bản đã nổi giận và có ý định kiện tụng khi yêu cầu của họ không được chấp nhận. Bảo tàng Thirsk đã giữ đúng lời hứa cho tới ngày nay.

img-ID11911173.jpg

Cooper Harding, quản lý của bảo tàng bên cạnh chiếc ghế ớn óc đang được trưng bày tại đây

Rất nhiều người đã cố lý giải cho lời nguyền về cái ghế của Busby. Một số cho rằng chỉ là sự trùng hợp. Một số khác thì giải thích, những người dám ngồi lên cái ghế là những người liều lĩnh can đảm, thích sự thử thách, mà những người như vậy hay đương đầu với những rủi ro nên khả năng tử vong cũng cao hơn.

Một số khác nữa thì cho rằng đó chỉ đơn giản là chiêu trò câu khách của quán trọ Busby Còng và Bảo tàng Thirsk mà thôi, vì thực tế, rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đã ghé quán và hỏi về chiếc ghế và lời nguyền.

geograph-2895239-by-Roger-Davies1.jpg

659493-91f3e2fa.jpg

Quán trọ Busby Stoop và cái ngã tư nơi từng treo xác của Thomas Busby. Những người chủ có treo hình cái ghế nổi tiếng phía trước để... quảng bá

img-ID11911259-jpg-gallery.jpg

Quán Busby Còng hiện nay. Như bạn thấy, hầu như không còn dấu tích gì liên quan tới tên giết người Busby nữa

Xin vui lòng ghi nguồn nếu có copy qua nơi khác.

---------------------------------------------
(*) Gibbet là hình thức phơi xác tội phạm công khai để thị chúng. Xác tử tội sau khi hành hình sẽ bị bỏ trong một cái lồng hoặc khung bằng sắt rồi treo ở những nơi đông người qua lại. Các trường hợp khác tử tội sẽ bị treo khi còn sống và bị bỏ cho chết vì đói khát hoặc kiệt sức. Xác những nạn nhân này phân hủy bốc mùi hôi thúi nên những nhà sống quanh đó có khi phải đóng cửa mấy tuần liền
 
Sửa lần cuối:

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
thích cái trò treo người còn sống cho đến chết hơn, hoặc là trói lại, lấy mật ong đổ lên người rồi quăng cạnh ổ kiến lửa, tiện tay! tiện tay!
 


Top