Thảo luận - Trung Quốc công bố ảnh 360 độ tại nhiệm vụ đầu tiên đổ bộ lên phía xa của mặt trăng | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thảo luận Trung Quốc công bố ảnh 360 độ tại nhiệm vụ đầu tiên đổ bộ lên phía xa của mặt trăng

Administrator

Administrator
Theo truyền thông Trung Quốc thì Tàu không gian Chang'e-4 (Hằng Nga 4) đã đặt một trạm thăm dò xuống hố thiên thạch Von Kármán, nằm ở vùng tối của Mặt Trăng. Đây là khu vực loài người không quan sát được từ Trái Đất

Nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng (đôi khi được biết đến với cái tên Mặt tối của Mặt Trăng) là bán cầu của Mặt Trăng luôn quay lưng lại Trái Đất. Địa hình của nửa này khá gồ ghề với vô số miệng núi lửa tác động và tương đối ít hố bằng phẳng. Nó có một trong những miệng núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời, lưu vực Nam Cực - Aitken. Cả hai nửa của mặt trăng đều trải qua hai tuần có ánh sáng mặt trời sau đó là hai tuần chìm trong đêm tối; nửa này đôi khi được gọi là "mặt tối của Mặt trăng", có nghĩa là không nhìn thấy được từ Trái Đất, chứ không phải vì thiếu ánh sáng.

Khoảng 18% của nửa này của Mặt Trăng đôi khi được nhìn thấy từ Trái Đất do hiệu ứng đu đưa của Mặt Trăng. 82% còn lại vẫn chưa được quan sát cho đến năm 1959, khi tàu thăm dò không gian Luna 3 của Liên Xô chụp ảnh được. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã xuất bản bản đồ đầu tiên ở nửa này vào năm 1960. Năm 1968, các phi hành gia của tàu vũ trụ Apollo 8 là những người đầu tiên quan sát trực tiếp vùng này khi họ bay quanh Mặt Trăng. Cho đến nay, chưa có người nào từng đứng trên nửa bề mặt này của Mặt Trăng.

5c388a0c630d9b46255855c6-1334-1312.jpg


Trung Quốc đã công bố hình ảnh toàn cảnh chi tiết được chụp bởi tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh trên vùng tối mặt trăng . Ngày 3 tháng 1 Trung Quốc tiến hành thực hiện nhiệm vụ Chang'e 4,(Hằng Nga 4) đã đưa tàu thăm dò xuống bề mặt phía xa của mặt trăng ("mặt tối" là một cách gọi sai) . Tàu đổ bộ của Trung Quốc kích cỡ tương đương chiếc ô tô mang tên Yutu 2, có nhiệm vụ thăm dò trên mặt trăng trong sáu tháng tới.

Sau khi đổ bộ tàu thăm dò của Trung Quốc đã được chuyển sang chế độ "ngủ trưa" kéo dài 3 ngày. Điều này tàu tránh các sự cố hỏng hóc do buổi trưa trên mặt trăng nhiệt độ rất cao lên tới 240 độ F.

Giấc "ngủ trưa" kết thúc vào thứ Năm , hiện tại cả hai tàu vũ trụ "trong tình trạng ổn định" . Theo CNSA công bố trên trang web của họ từ thứ 6 nhiệm vụ Chang'e 4 đã được tiếp tục .

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên được thực hiện bởi tàu đổ bộ là chụp ảnh bãi đáp . CNSA đã ghép các hình ảnh lại với nhau thành bức ảnh toàn cảnh 360 độ .

5c388a0ce04d6207e50d3803-960-118.jpg

Ảnh toàn cảnh. Tàu thăm dò Yutu 2 nằm ở trung tâm. CNSA/CLEP

Bạn có thể tải về ảnh full tại đây

5c3893afbd7730029a6fb0d4-750-563.jpg

Chi tiết tàu thăm dò Yutu 2 ảnh CNSA/CLEP
pic_6805166.jpg

pic_6805086.jpg

pic_6805157.jpg

Đinh Quang Vinh tổng hợp Nguồn
 

TheAn

Búa Đá
Thấy Mỹ với Nga bỏ bê mặt trăng quá,lên trên đó mấy chục năm rồi mà ko có thêm hoạt động thăm dò nào.Ko biết ở vùng tối mặt trăng mà China sắp khám phá có điều gì bí ẩn ko.
Giờ Mỹ thấy toàn phóng ra ngoài hệ mặt trời còn mấy cái trong hệ bỏ bê quá
 

Ntbichphuong

Búa Đá Đôi
Người Mỹ, người Nga bỏ bê Mặt trăng vì họ tôn trọng quyền sở hữu của Việt Nam. Khi đổ bộ lên Mặt trăng thì họ đã thấy chú Cuội ở trên đó rồi {big_smile}{big_smile}{big_smile}
Phần thấy được có hình chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa thuộc về Việt Nam rồi nên Trung Quốc phải đáp xuống vùng tối nơi chị Hằng trú ngụ {big_smile}{big_smile}{big_smile}
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Phần thấy được có hình chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa thuộc về Việt Nam rồi nên Trung Quốc phải đáp xuống vùng tối nơi chị Hằng trú ngụ {big_smile}{big_smile}{big_smile}
Tranh chấp trên biển giờ tranh chấp trên mặt trăng luôn.
 


Top