Những cơn ác mộng trong thế giới hoang dã | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Những cơn ác mộng trong thế giới hoang dã

lehuynh4christ

Búa Gỗ Đôi
Có những loài động vật ta cho là nguy hiểm nhờ những bộ phim hay những lời đồn đại. Nhưng trong thế giới hoang dã ngoài kia lại tồn tại vô số những cơn ác mộng đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Hãy cùng tìm hiểu những cái “nhất” của chúng nhé.

KMavxDi.jpeg


Loài vật có nọc độc nhất


Ốc nón địa lý ( Conus geographus ) được cả thế giới công nhận là sinh vật có nọc độc nhất trên thế giới. Những sinh vật biển nhỏ bé này sống trong các rạn san hô của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
ivVAVzm.jpeg


Tuy di chuyển chậm chạp nhưng ốc nón vẫn bắt được con mồi nhờ khả năng ẩn nấp, nọc độc nằm trong "chiếc vòi" có khả năng làm tê liệt con mồi ngay tức khắc, vũ khí lợi hại này chứa hơn 100 loại độc tố, và hơn thế nữa nó có thể đâm xuyên qua găng tay và đồ lặn đến da thịt con người.
Khi đêm xuống, ốc nón di chuyển trên đáy biển giống như những con ốc vô hại khác. Chúng rình mồi bằng cách ẩn mình dưới cát và chỉ giơ ống hút (chiếc vòi) lên. Khi con mồi tới gần, chúng sẽ tóm chặt con mồi bằng cách phóng "chiếc vòi" được giấu bên trong miệng và tiêm chất độc vào con vật xấu số. Chất độc khiến con mồi tê liệt nhanh chóng và ốc nón nuốt chửng nó một cách dễ dàng với cái miệng lớn.
Khi bị đe dọa, ốc nón tự vệ bằng cách đưa chiếc vòi chứa đầy độc tố về phía đối thủ.
Vết chích của ốc nón nhỏ có thể như vết ong đốt. Nhưng ốc nón lớn chích có thể làm con người tử vong sau 2-3 phút, do vậy không nên cầm chúng trên tay mà chơi đùa giống như những loài ốc khác
☺

Tuy có nọc độc nguy hiểm nhưng số trường hợp tử vong do loài ốc nón gây ra khá hiếm
Chứng rất it khi tiếp xúc với con người vì vậy độ cảnh giác của chúng ta với loài vật này rất thấp. Tuy nhiên đã có khoảng 30 trường hợp thợ lặn tử vong được ghi nhận gây ra bởi ốc nón.


Động vật hung dữ nhất
Cá sấu nước mặn ( Crocodylus porosus ) chính là cái tên tiêu biểu cho mục này. Chúng thậm chí không cần phải bị khiêu khích để truy đuổi con người. Những kẻ săn mồi khổng lồ với kích thước cơ thể lên đến 7 mét coi bất cứ thứ gì trước mặt là mục tiêu.

yDogRq8.jpeg

Với cấu trúc hộp sọ độc đáo được điều chỉnh đặc biệt, cá sấu nước mặn là sinh vật sở hữu lực cắn mạnh nhất, kẻ săn mồi đáng sợ được đặt tên 'khủng long sống'.
Theo nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí PLOS One, cá sấu nước mặn có lực cắn mạnh nhất, ở mức 16.460 newton (N). Bất cứ vật nào rơi vào hàm cá sấu nước mặn đều chịu lực cắn khổng lồ trong quá trình hấp hối. Trung bình, cá sấu nước mặn đực đạt chiều dài 17 feet (5,2 m) và nặng khoảng 1.000 pound (450 kg). Tuy nhiên, các nhà sinh vật học đã từng tìm thấy những mẫu vật dài 23 feet (7 m) và nặng 2.200 pound (1.000 kg). Trong ảnh là cá sấu nước mặn “Lolong” – con cá sấu lớn nhất từng bị bắt trong tự nhiên với tổng chiều dài 6,17 m (hơn 20 ft) và nặng 1.075 kg (2370 lb) . Lực cắn của cá sấu nước mặn là do chúng có một cơ hàm khổng lồ kết hợp với cơ chế đóng mạnh mẽ, cho phép chúng kẹp chặt con mồi với sức mạnh vô song. Ngoài ra, những chiếc răng hình nón sắc nhọn của chúng được thiết kế hoàn hảo để đâm thủng và xé thịt, khiến chúng trở thành thợ săn đáng sợ nhất trong môi trường nước.
Chúng chính là hung thủ của nhiều vụ mất tích tại Châu Phi. Các nhà phân tích gần đây đã xác minh rằng hơn 214 vụ tấn công bởi cá sấu gây ra tại Nam Phi có hung thủ chính là cá sấu nước mặn.

Tuy nhiên, dù có sức mạnh đáng sợ, cá sấu nước mặn vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa đáng kể do mất môi trường sống và bị săn bắn. Cá sấu nước mặn được mô tả là "dễ bị tổn thương" trong Danh sách đỏ của IUCN, nêu bật sự cần thiết của các nỗ lực bảo tồn để đảm bảo sự tồn tại liên tục của chúng.


Động vật truyền bệnh nguy hiểm nhất
Muỗi, là tên gọi chung cho một họ côn trùng gồm khoảng 3600 loài, thuộc bộ Hai cánh.Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài cm.

KMoKDyj.jpeg

Muỗi không hề ăn thịt hay tấn công bạn nhưng vẫn được coi là loài nguy hiểm bậc nhất thế giới bởi khả năng lan truyền bệnh của nó. Chúng mang những mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm cho con người như viêm não, sốt vàng da, sốt xuất huyết, sốt rét, vi rút Zika và những bệnh khác.

Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi. Năm 2017, đại dịch Zika bùng phát gây nên hiện tượng teo não ở người mà tác nhân cũng là do muỗi gây ra
 

malemkhoang

Rìu Chiến
Doạ nhau thế sợ chết khiếp đi được.
Mà cái con muỗi đốt gỗ này nó không phải là con muỗi goá chồng.
 


Top