Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 75 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
500 bác sĩ, nhà khoa học Đức: Truyền thông đang thổi phồng sự nguy hiểm của virus Vũ Hán

Thanh Hương • 16:09, 10/09/20

Khi chủng virus Corona Vũ Hán bí hiểm bất ngờ bùng phát trên toàn cầu vào hồi tháng 3/2020, chính phủ các quốc gia đã "không kịp trở tay", và hầu hết đều lựa chọn biện pháp phong tỏa hà khắc nhằm kiềm chế dịch bệnh. Tuy nhiên, một nhóm gồm 500 bác sĩ và nhà khoa học Đức đã công khai cho rằng các biện pháp "khắt khe" này không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của đại dịch, cũng như các chính phủ và giới truyền thông đang lợi dụng điều này để tước đoạt quyền tự do của công dân.

Vừa qua, hơn 500 bác sĩ và nhà khoa học Đức đã chính thức thành lập một tổ chức để điều tra phản ứng toàn cầu đối với Covid-19 được gọi là “Ủy ban điều tra ngoài nghị viện về virus Corona” (ACU) ở Đức.

Sau nhiều cuộc thảo luận, ACU đã đi đến kết luận rằng: Các biện pháp hạn chế quyền tự do của dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới là "cực kỳ quá đáng" khi so sánh với tỷ lệ lây nhiễm của đại dịch.

Báo cáo của ACU nêu rõ:

Với tư cách là Ủy ban điều tra Corona - Ngoài nghị viện, chúng tôi sẽ điều tra lý do tại sao các biện pháp hạn chế này được áp dụng đối với chúng tôi ở đất nước của chúng tôi trong dịch COVID-19, tại sao mọi người đang phải chịu đựng điều này hiện nay và liệu có sự tương xứng của các biện pháp đối với bệnh này do virus SARS-COV-2 gây ra.

Chúng tôi đặc biệt nghi ngờ về tính tương xứng của các biện pháp này. Điều này cần phải được kiểm tra, và vì quốc hội - không phải đảng đối lập hay đảng cầm quyền - không triệu tập một ủy ban và thậm chí còn không được lên kế hoạch, nên đã đến lúc chúng tôi phải tự làm điều này. Chúng tôi sẽ mời và nghe các chuyên gia ở đây trong nhóm diễn giả Corona. Đây là những chuyên gia từ mọi lĩnh vực của cuộc sống: Y học, xã hội, luật, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác.

Các bác sĩ và nhà khoa học này đang bị kiểm duyệt gắt gao trên tất cả các nền tảng mạng xã hội (như chúng ta cũng đang chứng kiến ở Anh và Mỹ), và những người viết về họ cũng đang trải qua điều tương tự. Nhiều tuyên bố mà các bác sĩ này đưa ra đã bị 'bóc mẽ' bởi các phương tiện truyền thông chính thống, các cơ quan quản lý y tế liên bang và 'những người kiểm tra thực tế' đang tuần tra trên Internet.
Tiến sĩ Heiko Schöning, một trong những người đứng đầu tổ chức ACU cho biết: “Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng cho thấy đây là một câu chuyện giả trên khắp thế giới”. Ông không ám chỉ virus là giả, mà chỉ đơn giản rằng nó không nguy hiểm hơn bệnh cúm theo mùa (hoặc nguy hiểm tương đương) và không có lý do biện minh cho các biện pháp được thực hiện để chống lại nó. Thực chất mối nguy hiểm mà con virus này gây ra “đang được” các nhà chức trách trên thế giới thổi phồng lên quá cao.

Tuy nhiên, video về buổi họp báo của đại diện tổ chức diễn ra vào tháng trước đã bị YouTube xóa thẳng thay vì “ông lớn” này đưa ra quy định rằng, "không một thông tin nào bất đồng với quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về virus corona Vũ Hán được phép tồn tại trên Youtube".

Việc Big Tech kiểm duyệt thông tin về con virus Trung Quốc này trên thực tế không có gì mới. Vì từ trước tới nay, YouTube đã xóa rất nhiều nội dung của các bác sĩ và nhà báo lên tiếng đưa sự thật ra công chúng.

Vào tháng 4/2020, YouTube đã xóa một cuộc họp báo trên đài NBC địa phương của Tiến sĩ, bác sĩ Dan Erickson và Tiến sĩ Artin Massihi ở California (Mỹ) chỉ vì họ cho rằng quy mô của đại dịch không lớn như các nhà chức trách toàn cầu nói.

Cựu nhà báo Sharyl Attkisson cũng bị YouTube xóa một bài viết của bà đưa tin về thuốc Hydroxychloroquine - một phương pháp điều trị tiềm năng đối với virus.

Wolfgang Wodarg là một trong những bác sĩ người Đức lên tiếng sớm nhất bác bỏ lại sự cường điệu hóa của truyền thông dòng chính xung quanh virus SARS-COV-2 mới, đặc biệt là khi việc này trở thành cái cớ để biện minh cho các đợt phong tỏa hà khắc mà nhiều quốc gia áp dụng vào tháng 3 vừa qua.

Thụy Điển là một trong những quốc gia đi ngược lại “xu thế chung” khi quốc gia này từ chối áp dụng các biện pháp phong tỏa, và hiệu quả đem lại tốt hơn nhiều các quốc gia khác về miễn dịch cộng đồng.

Johan Giesecke, Giáo sư, Nhà dịch tễ học cao cấp và là Cố vấn cho Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia sẻ:

“Chính phủ Thụy Điển đã quyết định vào đầu tháng Giêng rằng các biện pháp mà chúng tôi thực hiện để chống lại đại dịch phải dựa trên bằng chứng, và khi bạn bắt đầu tìm kiếm các biện pháp đang được các quốc gia khác thực hiện, bạn sẽ thấy rằng rất ít trong số đó dựa trên bằng chứng”.

Tiến sĩ Sucharit Bhakdi, một nhà khoa học người Đức khác chuyên về vi sinh vật học, thuộc ACU và ngay từ đầu đã tin rằng các biện pháp được thực hiện để hạn chế lây nhiễm coronavirus là độc đoán và không hợp lý.

“Việc thực hiện các biện pháp hà khắc hiện nay vốn cực kỳ hạn chế các quyền cơ bản chỉ có thể được biện minh nếu có lý do để lo sợ rằng một loại virus thực sự, đặc biệt nguy hiểm đang đe dọa chúng ta. Có bất kỳ dữ liệu khoa học hợp lý nào để hỗ trợ cuộc tranh cãi về COVID-19 này không? Tôi khẳng định rằng câu trả lời đơn giản là, không”.

Rõ ràng, các nhà chức trách không muốn lắng nghe những quan điểm khác về virus và cách điều trị nó.

Thanh Hương
Nguồn:
 

dammage

Rìu Chiến
Mặc dầu ông Joe Biden có nhiều dấu hiệu suy nhược, chuyện bình thường dễ hiểu khi về già, nhưng đảng Dân Chủ không còn một ai khác hơn để đề cử khi những chính trị gia khác của đảng Dân Chủ còn "tả" nhiều hơn ông. Đảng Dân Chủ biết vào mủa bầu cử năm 2020, nếu một người cực tả của đảng Dân Chủ được đề cử, tỷ lệ thắng Trump rất nhỏ. Thay vào đó Joe Biden đã chọn một phụ nữ gốc Ấn Độ - Jamaica, làm ứng cử viên phó tổng thống. Bà này thuộc phái cực tả của đảng không có sức thu hút người nghe như những người khác tranh chức đề cử của đảng Dân Chủ. Trong cuộc tranh luận để được đề cử tổng thống, bà đã chỉ trích Joe Biden mạnh mẽ nhất so với các ứng cử viên đề cử khác. Bà cho là Joe Biden kỳ thị người da màu.

Một giả thuyết cho rằng, đảng Dân Chủ biết Joe Biden sẽ không đi hết nhiệm kỳ tổng thống nếu đắc cử vì lý do sức khỏe, nên đã chọn một phó tổng thống có tư tưởng cực tả để thay thế.

Nói chung, Joe Biden là ứng cử viên tổng thống trội nhất mà đảng Dân Chủ có thể tuyển chọn, để đương đầu với Trump.
theo như tui quan sát được thì joe bịđần đúng là hông có cửa đấu với đôla trùmp
HpAkEma.gif
, nhưng 30 chưa phải là tết, không thể chắc chắn trump phần trump được, chờ coi cuộc debate sắp tới ra sao đã
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Khuyết điểm lớn nhất của tổng thống đương nhiệm nước Mỹ là phớt lờ khí hậu nóng lên toàn cầu , cái mà nơi đây ko ai muốn nói đến , nước Mỹ là nước thải ra KHÓI nhiều nhất thế giới . Khói than đá là 1 loại nguy hại nhất trong những loại khói , mà nước Mỹ là nước xử dụng nó nhiều nhất
Cánh tả đang có xu hướng mạnh về mảng môi trường
 

dammage

Rìu Chiến
Tưởng niệm 3000 người chết khi 2 tòa nhà chọc trời bị trùm khủng Bin Laden

Tưởng nhớ ngày 3000 người chết, ngày 11 tháng 9, năm 2001 do trùm khủng bố Bin Laden giết hại
vụ khủng bố 11/9 tòa nhà pentagon cũng bị tấn công, chắc mỹ muối mặt dữ lắm nên ít thấy nhắc tới, toàn nhắc 2 tòa tháp đôi này thôi

Em thấy nên đóng cái threads này được rồi. Toàn sặc mùi chính trị.
Vnz là cộng đồng công nghệ mà.
lúc topic mới lập cũng có 1 người hăm he đòi đóng y như bạn
7L1XX2F.gif
 

dammage

Rìu Chiến
Khuyết điểm lớn nhất của tổng thống đương nhiệm nước Mỹ là phớt lờ khí hậu nóng lên toàn cầu , cái mà nơi đây ko ai muốn nói đến , nước Mỹ là nước thải ra KHÓI nhiều nhất thế giới . Khói than đá là 1 loại nguy hại nhất trong những loại khói , mà nước Mỹ là nước xử dụng nó nhiều nhất
Cánh tả đang có xu hướng mạnh về mảng môi trường
vụ môi trường theo tui biết đã có từ thời ông bush, nước mỹ từ chối tham gia nghị định thư kyoto vì sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế, chỉ hứa đầu tư cải tiến công nghệ giảm thiểu lượng khí thải

hơn nữa đây là vấn đề toàn cầu, không đơn giản chỉ là cuộc đua của 2 ứng viên tổng thống, với lại có bao nhiêu % dân mỹ coi trọng vấn đề này
 

dammage

Rìu Chiến
vậy những người trong cái hình nhỏ xíu xiu đó chiếm bao nhiêu % dân chúng mỹ, có đại diện được cho toàn bộ người mỹ hông, tác động được bao nhiêu tới kết quả bầu cử vậy bạn
7L1XX2F.gif


tổng thống bush ngày xưa bị chửi te tua vì đưa quân đánh iraq bất chấp liên hiệp quốc, hậu quả là ông chỉ đắc cử được có 2 nhiệm kì là bị cho về vườn rồi
HpAkEma.gif
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Cụ thể, Dịch vụ thời tiết Quốc gia (NWS) Hoa Kỳ ghi nhận nhiệt độ tại thành phố Denver (thủ phủ của Colorado) là 38,3°C và 36,1°C lần lượt trong 2 ngày 5/9 và 6/9 - mức cao kỷ lục trong tháng 9 so với các năm khác.

Tuy nhiên chỉ ngay sau đó, nhiệt độ đột nhiên xuống tới -0,5°C vào ngày 8 và 9/9, cũng lại là mức thấp kỷ lục của tháng 9 kể từ năm 1962.

photo1599963483274-1599963483503440743529.jpg
 

dammage

Rìu Chiến
Cụ thể, Dịch vụ thời tiết Quốc gia (NWS) Hoa Kỳ ghi nhận nhiệt độ tại thành phố Denver (thủ phủ của Colorado) là 38,3°C và 36,1°C lần lượt trong 2 ngày 5/9 và 6/9 - mức cao kỷ lục trong tháng 9 so với các năm khác.

Tuy nhiên chỉ ngay sau đó, nhiệt độ đột nhiên xuống tới -0,5°C vào ngày 8 và 9/9, cũng lại là mức thấp kỷ lục của tháng 9 kể từ năm 1962.

photo1599963483274-1599963483503440743529.jpg
hông hiểu ý bạn ở đây là gì
7L1XX2F.gif
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
theo như tui quan sát được thì joe bịđần đúng là hông có cửa đấu với đôla trùmp , nhưng 30 chưa phải là tết, không thể chắc chắn trump phần trump được, chờ coi cuộc debate sắp tới ra sao đã
Trump muốn 4 cuộc debates, Biden chỉ muốn 3. Đảng Dân Chủ đang e ngại Biden sẽ thua trong cuộc debates. Cuộc debate đầu tiên sẽ vào cuối tháng 9. Biden là một người ăn nói lưu loát, kinh nghiệm debate có, cho tới khi mùa dịch Covid-19. Từ lúc có luật lockdown, ông thường nói chuyện viễn liên bằng máy thâu hình với cử tri từ căn phòng dưới hầm nhà ông, và xuất hiện mục hỏi đáp trong những ngày gần đây. Có nhiều dấu hiệu tinh thần và thể lực ông xuống dốc vì tuổi giả. Giới lãnh đạo đảng Dân Chủ và giới truyền thông cánh tả khuyên ông nên bãi bỏ các cuộc debates. Ông không chịu vì qua các cuộc thăm dò xu hướng bầu cử, khoảng cách chênh lệch ủng hộ ứng cử viên đang nhỏ lại, mặc dầu ông vẫn đang hơn Trump. Trong những lần tiếp xúc với cử tri, câu hỏi cử tri được ban tranh cử của ông chọn lọc trước, và đưa câu trả lời cho ông đọc. Những lần nói chuyện viễn liên với cử tri ông phải đọc câu trả lời hiện trên màn ảnh trước mặt ộng (sau ống kính). Nhưng ông đọc cũng không xuôi. Ông đọc luôn cả những câu nhắc nhủ ông khi đọc và trả lời chẳng hạn như câu: "Top Headline" (tiêu đề chính), "End of quote" (lời trích dẫn D thúc, đóng ngoặc kép.) Đầu tuần qua phát ngôn viên ban vận động tranh cử của ông xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn trên TV. Người phỏng vấn hỏi có phải ông Biden đã đọc câu trả lời từ màn ảnh dấu kính khán giả, hỏi đến 3 lần nhưng phát ngôn viên của ông không trả lời mà lảng qua chuyện khác.

Hai ngày trước đây vô tình ông để lộ chân tướng khi ông cho khán giả coi hình con ông được lộng trong khung kiếng. Khung kiểng phản chiếu câu trả lời từ màn ảnh dấu kín khán giả.
joe-biden-james-corden-reflection.jpg-640x480.jpg


 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Quốc gia nào bị thiệt hại nặng nhất vì đại dịch Covid-19?
Phần 1

Từ đầu mùa đại dịch đã có những cuộc tranh luận về chính sách phòng chống Covid-19 tại Âu Mỹ qua luật lockdown.

Phe ủng hộ luật lockdown:
- Lockdown là cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn việc lan rộng của Covid-19
- Sự sống con người là quí, phải ngăn chặn tử vong Covid-19, với bất cứ giá nào

Phe chống luật lockdown:
- Xâm phạm tự do cá nhân của người dân mà hiến pháp bảo vệ
- Những người ủng hộ và làm luật lockdown lạm quyền, và vi phạm luật của mình đặt ra
- Thiệt hại kinh tế quá lớn.

Hầu hết các quốc gia tại Âu Châu và Mỹ đã áp dụng luật lockdown, ngoại trừ Thụy Điển. Người dẫn đầu trong chính sách phóng chống Covid-19 là bác sĩ dịch tễ học, bác sĩ Anders Tegnell, đã quyết định không ban luật lockdown, không đóng cửa trường học, cửa tiệm, cơ xưởng, không khẩu trang....Ông nói không có một bằng chứng nào chứng minh sự hữu hiệu của luật lockdown (luật lockdown được áp dụng đầu tiên của lịch sử nhân loại). Mặc dầu có nhiều ca nhiễm/tử vong nhưng ông tin chúng ta phải sống và đối phó với Covid-19 trong khi chờ đợi thuốc chữa, vaccine mà khi nào có vaccine thì không ai biết được trong khi Covid-19 hoành hành nhân loại. (Trong diễn đàn này đã có những bài về chính sách phòng chống của Thụy Điển từ đầu mùa dịch như tại đây1, tại đây2, tại đây3, tại đây4, tại đây5, tại đây6, tại đây7, tại đây8, tại đây9, tại đây10)

Chính sách của Thụy Điển đã bị giới truyền thông Âu Mỹ chỉ trích nặng nề, đặc biệt với thống kê ca nhiễm/tử vong của Thụy Điển vào tháng 5 và tháng 6 lên tột đỉnh, qua mặt nhiều nước.

Ảnh chụp hồi tháng 6 tại Thụy Điển đã làm giới truyền thông cánh tả Âu Mỹ chỉ trích chính sách của Thụy Điển nặng nề
06sweden-01-superJumbo.jpg


Tử vong Covid-19 của Thụy Điển cuối tháng 4 so với Mỹ và một số nước láng giềng
total_covid_deaths_per_million.png


Nhưng giờ đây kết quả của chính sách phòng chống Covid-19 của Thụy Điển làm mọi người bất ngờ với số ca nhiễm/tử vong xuống rất thấp, thấp hơn so với nhiều nước Âu Châu và Mỹ, trong khi một số vùng tại một số nước Âu Châu lại bắt đầu áp dụng luật lockdown.

Và giờ đây đầu tháng 9 với số ca nhiễm của Thụy Điển và một số nước khác
Screen%20Shot%202020-09-11%20at%208.50.02%20AM.png


Screen%20Shot%202020-09-11%20at%2010.24.42%20AM.png


Ba ngày trước, ông nói: "It's Like Using A Hammer To Kill A Fly"
"[Luât lockdown] giống như dùng búa để đập ruồi."
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Quốc gia nào bị thiệt hại nặng nhất vì đại dịch Covid-19?
Phần 2

Cách đánh giá một cách khoa học chính sách phòng chống Covid-19
Ý tưởng Mỹ là quốc gia bị thiệt hại nặng nhất trên thế giới là một ý tưởng sai lầm và thường được lập đi lập lại. Trên thực tế Mỹ bị thiệt hại ít hơn những nước được coi là mô hình, nếu tính tổng số mọi thiệt hại từ Covid-19. Tổng số thiệt hại là thiệt hại về số tử vong và thiệt hại (phí tổn) về kinh tế. Cách tính thiệt hại có tính cách khoa học là định lượng (quantification) việc cân bằng (tradeoffs) thiệt hại (phí tổn) về kinh tế và thiệt hại về tử vong, y tế, chứ không phải đơn thuần về y tế.

Vấn đề là làm sao có thể đo lường được bằng con số (quantification) sự thiệt hại của việc phòng chống căn bệnh và sự thiệt hại của căn bệnh, để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thiệt hại. Các nhà kinh tế học thường định lượng và đánh giá việc cân bằng giữa y tế và kinh tế để có được tổng số phí tổn. Cách thức này không có nghĩa là đánh giá tầm thường sự sống con người, mà chỉ nêu lên điểm quan trọng là cứu sống mạng người bằng bất cứ giá nào thì không thực dụng và khộng phải là điều đáng mong muốn.

Chẳng hạn như mỗi năm có 40.000 người chết vì tai nạn lưu thông mà chúng ta không đóng cửa xa lộ. Thay vì đóng cửa xa lộ và mất hết lợi ích của xa lộ, chính quyền nỗ lực kiềm chế chứ không loại bỏ rủi ro của những người lái xe không đúng luật như phạt những người chạy qua tốc độ, lái xe khi say rượu hoặc không có bằng lái…Nói cách khác, giá phải trả cho việc đóng xa lộ cao hơn giá phải trả cho việc phòng chống tử vong.

Sự cân bằng (hoặc cân nhắc) đóng vai trò quan trong trong chính sách liên quan đến y tế. Nhưng nhiều nhà dịch tễ học (epidemiologists) thường không quan tâm đến tổng số thiệt hại khi đưa cách thức phòng chống Covid-19. Họ chỉ tính có một loại thiệt hại về sức khỏe, y tế. Tuy nhiên những khoa học gia này vẫn thường ngày đi làm mặc dầu biết số tử vong sẽ giảm nếu họ ở nhà. Điều này cho thấy có sự chọn lựa có cân nhắc giá phải trả cho việc phòng ngừa và giá phải trả cho việc làm giảm số tử vong. Nhưng trong việc quyết định chọn giải pháp trong việc phòng chống Covid-19, tại nhiều nơi, những người được gọi là khoa học gia tuân theo những luận cứ kinh tế, không có tính cách khoa học, khi sự việc liên quan đến việc định lượng giá phải trả của y tế và kinh tế qua những con số.

Khoa học kinh tế đã có cách định lượng tiêu chuẩn giá trị kinh tế của sự thiệt hại về y tế, tử vong. Cách định lượng này giúp nhiều chính quyền trên thế giới trong việc đánh giá những đầu tư liên quan đến y tế và giúp chính quyền quyết định.

Để đánh giá (định lượng) tổng số thiệt hại của Covid-19 tới hết tháng 6 năm 2020 (mùa đại dịch, đóng cửa kinh tế từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2020), chúng ta dùng thống kê tổng sản lương (GDP) kinh tế quí 4 năm 2019 (trước đại dịch) của một số nước Âu Mỹ.

Biểu đồ dưới đây ước tính tổng số thiệt hại (kinh tế và y tế) của Covid-19 của một số nước Âu Mỹ. Hoành độ (trục X) là quốc gia, tung độ (trục y) là số phần trăm giảm thiểu của tổng sản lượng mùa Covid-19 so với quí 4 của năm 2019. Màu xanh là tổng sản lượng kinh tế, màu cam là số tử vong, được định lượng bằng số Mỹ Kim qua cách định lượng tiêu chuẩn này.

Covidlosschart.jpg


Thí dụ: Mỹ giảm tổng sản lượng nửa năm đầu 2020 là 11%, thêm trị số tử vong Covid-19 của cùng thời gian của Mỹ 120.000, sẽ nâng tổng số lên khoảng 22%, có nghĩa là số tử vong 120.000 tương đương với 11% của tổng sản lượng kinh tế.

Qua biểu đồ trên, tổng số thiệt hại tương đối thấp của Mỹ môt phần do sinh hoạt kinh tế của Mỹ trong mùa dịch cởi mở hơn sinh hoạt kinh tế của một số quốc gia khác. Do đó Mỹ đã giảm thiểu tổng số thiệt hại của Covid-19 tới mức thấp hơn các nước được coi như mẫu mực trong việc đối phó với Covid-19.

Hầu hết các bệnh tật, phòng chống qua việc thay đổi sinh hoạt bình thường trong cuộc sống rất tốn kém như bệnh quá mật, cúm… Do vậy chúng ta thất những bệnh này rất phổ biến trong dân chúng, vì việc thay đổi sinh hoạt bình thường rất tốn kém, nên chính quyền không áp dụng.

Nói chung, việc giảm thiểu thiệt hại, liên quan đến bệnh, bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sẽ rẻ hơn cách thay đổi sinh hoạt bình của người dân. Do đó nếu bỏ ra vài tỷ Mỹ Kim để nghiên cứu và sản xuất vaccine, nếu thành công, sẽ rẻ hơn nhiều cách thay đổi sinh hoạt bình của người dân như luật đóng cửa kinh tế, lockdown, cách ly, đóng cửa trường học, cơ xưởng…

Do đó phương án chung của tổng thống Trump trong việc đương đầu với tổng số thiệt hại của Covid-19, cân bằng thiệt hại kinh tế và tử vong, là một phương án giảm tổng số thiểu thiệt hại có hiệu quả. Ngoài ra nỗ lực của tổng thống trong việc bỏ thêm tiền vào phòng chống Covid-19 bằng nghiên cứu và sản xuất vaccine rẻ hơn nhiều so với đóng cửa kinh tế, trường học, cửa tiệm… và đáng mong đợi.

Nguồn
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Khuyết điểm lớn nhất của tổng thống đương nhiệm nước Mỹ là phớt lờ khí hậu nóng lên toàn cầu , cái mà nơi đây ko ai muốn nói đến , nước Mỹ là nước thải ra KHÓI nhiều nhất thế giới . Khói than đá là 1 loại nguy hại nhất trong những loại khói , mà nước Mỹ là nước xử dụng nó nhiều nhất
Cánh tả đang có xu hướng mạnh về mảng môi trường
vụ môi trường theo tui biết đã có từ thời ông bush, nước mỹ từ chối tham gia nghị định thư kyoto vì sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế, chỉ hứa đầu tư cải tiến công nghệ giảm thiểu lượng khí thải

hơn nữa đây là vấn đề toàn cầu, không đơn giản chỉ là cuộc đua của 2 ứng viên tổng thống, với lại có bao nhiêu % dân mỹ coi trọng vấn đề này
"Trời chợt mưa chợt nắng chẳng vì đâu."
Thơ Nguyên Sa, Áo Lụa Hà Đông
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Đề tài "global warming" vẫn còn đang trong vòng tranh luận suốt mấy thập niên qua, chưa ngã ngũ với "nguyên nhân" và "giải pháp" Lập luận 2 bên chống & ủng hộ rất căng thẳng, vì có những bàn tay lông lá đứng sau chủ động vì lợi ích cá nhân, đảng phái, giống như phong trào BLM/ANTIFA. Đề tài này rất phức tạp, khó cô đọng trong 1, 2 bài viết. Tôi hy vọng sẽ có ngày lược thuật lập luận 2 bên.

Tạm thời cứ như Nguyên Sa trong bài thơ Áo Lụa Hà Đông, được Ngô Thụy Miên phổ nhạc, coi như global warming không là nguyên nhân của chuyện nắng mưa.

Phái chống
nhóm giải quyết vấn đề "global warming" cho rằng nắng mưa, gió bão, nhiệt độ lên xuống... là hiện tượng tự nhiên của vũ trụ từ ngày có trái đất.

"Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng."

Nguyễn Bính trong bài "Tương Tư"
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ngô Thụy Miên - Hạnh phúc riêng một góc trời
Tâm Huyền

(HQ Online) - Ca khúc của Ngô Thụy Miên không còn xa lạ với công chúng, nhưng cuộc đời của ông lại chẳng mấy người yêu nhạc tường tận. Bởi lẽ, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên ít hứng thú với đám đông. Vì vậy, cũng ít ai biết được, nguồn cảm hứng lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Thụy Miên chính là người vợ thủy chung Đoàn Thanh Vân.


Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sinh năm 1948 tại Hải Phòng. Khi được 6 tuổi, cả gia đình Ngô Thụy Miên chuyển vào Sài Gòn định cư. Hiệu sách Thanh Bình của người cha, đã khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật đối với Ngô Thụy Miên. Sau một thời gian theo học nhạc với nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt và nhạc sĩ Hùng Lân, chàng trai Ngô Quang Bình dùng bút danh Đông Quân để tập tành sáng tác. Sau một thời gian, bút danh Đông Quân được đổi thành bút danh Ngô Thụy Miên.

Cơ duyên nào để Ngô Thụy Miên viết tình ca? Đó là bóng hồng Đoàn Thanh Vân, mà Ngô Thụy Miên hạnh ngộ ở trường Âm nhạc Sài Gòn. Người đẹp Đoàn Thanh Vân là con gái của tài tử Đoàn Thanh Mậu nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn thập niên 1960. Hình ảnh Đoàn Thanh Vân đã khiến trái tim Ngô Thụy Miên rung động, và chàng trai 17 tuổi đã viết ca khúc đầu tay “Chiều nay không có em” thay cho lời tỏ tình: “Không có em đời mình, sao vắng vui/ Cuộc tình như lá khô mộng mơ cơn mê chiều/ Không có em đôi mắt buồn nào đợi chờ/ Xin cho nhau lời vỗ về, sao đành quên đi ngày tháng đó”. Bắt đầu hẹn hò với Đoàn Thanh Vân, Ngô Thụy Miên viết tiếp ca khúc “Mùa thu cho em” rạo rực: “Nắng úa dệt mi em/ Và mây xanh thay tóc rối/ Nhạt môi môi em thơm nồng/ Tình yêu vương vương má hồng/ Sẽ hát bài cho em, và ru em yên giấc tối/ Ngày mai khi mưa ngang lưng đồi/ Chờ em, anh nghe mùa thu tới”.

Năm 1973, Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân đính hôn. Đám cưới của họ dự định sẽ tổ chức sau khi Đoàn Thanh Vân tốt nghiệp đại học. Thế nhưng, sự kiện 30/4/1975 đã thay đổi nhiều điều. Đoàn Thanh Vân theo cha mẹ di cư sang Mỹ, mà không kịp nói lời giã biệt vị hôn thê. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thổ lộ: “Một sáng tác mà tôi rất yêu quí, có mang một chút hình ảnh thời sự, đó là bài "Em còn nhớ mùa xuân”. Đó là tình khúc duy nhất tôi đã viết ở Sài Gòn sau tháng 4/1975 trong nỗi nhớ một người bạn gái đã ra đi, và giữa những biến chuyển xảy ra quanh mình trong những ngày tháng đó. Bản nhạc nhắc đến những kỷ niệm đẹp của chúng tôi trong bối cảnh của một thời thơ mộng”. Ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân” được nhiều ca sĩ trình diễn ở hải ngoại, rồi sau đó lại tiếp tục chinh phục người yêu nhạc trong nước: “Những thành phố em sẽ đi qua/ Đây Paris, đây Luân Đôn, đây Vienne/ Nhưng có đâu bằng Sài Gòn hôm qua/ Nhưng có đâu bằng Sài Gòn mai sau/ Em có mơ ngày hát câu hồi hương”.

Khi chắc chắn người yêu đã không thể “hát câu hồi hương” như mình hy vọng, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã vượt đại dương để đi tìm người phụ nữ đã cùng mình ước thề. Ở nước Mỹ mênh mông, họ cũng đã tìm được nhau. Năm 1979, Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân tổ chức lễ cưới tại bang California. Trùng phùng hạnh phúc sau cách biệt bẽ bàng, Ngô Thụy Miên đã viết ca khúc “Em về mùa thu” đánh dấu ngày nên duyên chồng vợ: “Ô hay mùa thu lại về cho mình giăng hẹn hò/ Gọi tên nhau khi chiều đến/ Mây thu vấn vương đan ngập lối đi/ Ái ân theo hồn vút cao/ Vết mơ tình xõa tay mềm”.

Tính toán chi li, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tự tổng kết ông viết được hơn 60 ca khúc. Vì sao như vậy? Ngô Thụy Miên cạn kiệt cảm hứng chăng? Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên bảo ông không muốn viết những điều quá hiu hắt từ tâm trạng mình: “Với tôi, âm nhạc cũng như đời sống đều thay đổi theo thời gian và không gian. Sống ở quê nhà với những thân yêu quanh mình, đã cho tôi những ý nhạc nhẹ nhàng, trong sáng, những lời ca thơ mộng, dịu dàng. Ngày tháng bên này đã để lại trong âm nhạc của tôi những dấu vết buồn bã của cuộc sống tạm dung, những muộn phiền cay đắng của những phần đời lặng lẽ quanh mình…”. Ca khúc “Mưa trên cuộc tình tôi” viết khi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên bước qua tuổi lục thập ít nhiều chứng minh điều ấy: “Tôi vẫn ngồi lặng ngắm mây trôi/ Mưa ngoài trời như bụi rơi/ Chỉ là phù du những tháng ngày vui/ Bên phím đàn tôi nghe hồn buông lơi”.

Bây giờ, ở tuổi 72, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên vẫn sống êm đềm bên người vợ thủy chung Đoàn Thanh Vân. Họ hiếm muộn con cái, nhưng đi đâu cũng có nhau. Thỉnh thoảng họ cùng hát lại những ca khúc một thời thanh xuân của mình để vỗ về cuộc tình trăm năm.


Tâm Huyền
Nguồn:

Em còn nhớ mùa xuân
Em có bao giờ còn nhớ mùa xuân
Nhớ tháng năm xưa của tuổi dại khờ
Nhớ tiếng dương cầm giọng hát trẻ thơ
Có thấy bơ vơ ngày tháng đợi chờ

Nơi ấy bây giờ còn có mùa xuân
Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần
Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh
Em có bao giờ thấu cho lòng anh

Trời Sàigòn chiều hôm nay còn nhiều mây bay
Nhiều niềm đau thương bi hận tràn đầy
Gượng nụ cười giọt lệ trên môi
Nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay

Những thành phố em sẽ đi qua
Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
Nhưng có đâu bằng Sàigòn hôm qua
Nhưng có đâu bằng Sàigòn mai sau
Em có mơ ngày hát câu hồi hương

Em nhé khi nào chợt nhớ mùa xuân
Nhớ lá thư xanh và chuyện tình hồng
Nhớ nắng hanh vàng nhuộm áo Hà Đông
Anh ở nơi này vẫn luôn chờ mong

 
Sửa lần cuối:

dammage

Rìu Chiến
Đề tài "global warming" vẫn còn đang trong vòng tranh luận suốt mấy thập niên qua, chưa ngã ngũ với "nguyên nhân" và "giải pháp" Lập luận 2 bên chống & ủng hộ rất căng thẳng, vì có những bàn tay lông lá đứng sau chủ động vì lợi ích cá nhân, đảng phái, giống như phong trào BLM/ANTIFA. Đề tài này rất phức tạp, khó cô đọng trong 1, 2 bài viết. Tôi hy vọng sẽ có ngày lược thuật lập luận 2 bên.

Tạm thời cứ như Nguyên Sa trong bài thơ Áo Lụa Hà Đông, được Ngô Thụy Miên phổ nhạc, coi như global warming không là nguyên nhân của chuyện nắng mưa.

Phái chống
nhóm giải quyết vấn đề "global warming" cho rằng nắng mưa, gió bão, nhiệt độ lên xuống... là hiện tượng tự nhiên của vũ trụ từ ngày có trái đất.

"Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng."

Nguyễn Bính trong bài "Tương Tư"
chuyện biến đổi khí hậu ảnh hưởng tất cả mọi người trong đó có tui luôn, nhưng nó lớn lao quá nằm ngoài khả năng của tui rồi
HpAkEma.gif
, ở đây tui chỉ nói về chủ đề môi trường trong chiến lược tranh cử của 2 ứng viên thôi, dịch bệnh hoành hành, kinh tế bết bát, không biết bao nhiêu % người mỹ sẽ quan tâm và bỏ phiếu vì môi trường đây
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
chuyện biến đổi khí hậu ảnh hưởng tất cả mọi người trong đó có tui luôn, nhưng nó lớn lao quá nằm ngoài khả năng của tui rồi , ở đây tui chỉ nói về chủ đề môi trường trong chiến lược tranh cử của 2 ứng viên thôi, dịch bệnh hoành hành, kinh tế bết bát, không biết bao nhiêu % người mỹ sẽ quan tâm và bỏ phiếu vì môi trường đây
Đề tài chuyển đổi khí hậu suốt từ đầu mùa dịch hầu như lắng đọng hoàn toàn trong các cuộc tranh luận vì đại dịch Covid-19 và biểu tình BLM/ANTIFA. Có thể có câu hỏi trong 3 cuộc debates giữa Trump và Biden trước ngày bầu cử. Người dân Mỹ có thể chia thành 3 nhóm trong đề tài chuyển đổi khí hậu: tin, nghi ngờ, và không tin global warming do con người tạo nên. Hiện thời kể từ đầu mùa dịch dân Mỹ quan tâm nhiều đến Covid-19, BLM/ANTIFA, và việc làm hơn là đề tài chuyển đổi khí hậu. Biden thuộc nhóm tin global warming trong khi Trump thuộc nhóm nghi ngờ. Biden chống khai thác than và nhiên liệu, từ đá, (fracking) núi đóng cửa, trong khi Trump ủng hộ. Biden ủng hộ Hiệp Ước Paris về chuyển đổi khí hậu trong khi Trump không ủng hộ.

Hiệp Ước Paris có gần 200 thành viên thế giới, đặt chỉ tiêu hạ số lượng thán khí CO2 và giảm nhiệt độ. Khoảng 193 quốc gia đã phê chuẩn, nhưng phần lớn không đạt được tiêu chuẩn đề ra. Mỹ sẽ rút chân ra khỏi Hiệp Ước vào ngày 3 tháng 11, một ngày sau khi Mỹ bầu cử tổng thống. Trên nguyên tắc, khi quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước, rút chân ra khỏi hiệp ước không dễ. Mặc dầu Mỹ phê chuẩn nhưng việc phê chuẩn do tổng thống Obama ký sắc lệnh hành pháp (Executive Order) mà không do quốc hội phê chuẩn. Sắc lệnh hành pháp không cần quốc hội (lập pháp) phê chuẩn. Sắc lệnh hành pháp có giá trị cho tới khi một tổng thống khác ký sắc lệnh hành pháp mới hủy bỏ sắc lệnh hành pháp cũ.

Đảng Dân Chủ và cánh tả chỉ trích Trump trong việc rút chân ra khỏi hiệp ước Paris, ngăn chặn thảm họa của chuyển đổi khí hậu trong vòng 10 năm sắp tới. Khi cổ võ cho hiệp ước, cánh tả và đảng Dân Chủ giữ kín một điều quan trọng của hiệp ước: Các nước tiền tiến phải bồi thường 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước chậm tiến (nổi tiếng về tham nhũng, hối lộ.) Nếu cho mọi cử tri biết điều này và dân phải đóng thuế nặng hơn trong việc trả nợ, ứng cử viên sẽ thất bại vì cử tri không muốn. Đây cũng là lý do nhiều quốc gia chậm tiến ủng hộ và phê chuẩn hiệp ước để được... ăn hôi. Cho tới nay hiệp hội mới chỉ thâu vào khoảng 11 tỷ Mỹ kim (10% tiền để bồi thường) và mới chỉ giao khoảng 4 tỷ cho các nước chậm tiến.

**** Mỹ không phải là nước tạo CO2 vào bầu khí quyển nhiều nhất như nhiều người lầm tưởng. Quốc gia tạo CO2 nhiều nhất là TQ.
 
Sửa lần cuối:


Top