Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 77 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

dammage

Rìu Chiến
Chỉ còn không đầy 2 tuần nữa, sẽ có cuộc debate đầu tiên trên TV. Trump muốn có 4 cuộc debates, nhưng Biden chỉ muốn 3. Đảng Dân Chủ e ngại Trump sẽ đè bẹp Biden, mặc dầu Trump có những điểm yếu riêng. Nhiều lãnh tụ đảng Dân Chủ yêu cầu hủy bỏ các cuộc debates, nhưng Biden tỏ dấu hiệu không đồng ý, có lẽ vì do Trump đang cắt ngắng khoảng cách chênh lệch của những người ủng hộ 2 người. Biden đang dẫn đầu trong nhiều cuộc thăm dò xu hướng.

Trong tuần qua đã có 2 cuộc hỏi&đáp do 2 hãng truền thông dòng chính tổ chức. Một cho Trump (ngày trước) và một cho Biden (ngày sau). Cuộc hỏi&đáp diễn ra trong hội trường. Cuộc hỏi&đáp cho Biden diễn ra tại ngoài trời (bãi đậu xe). Người hỏi lái xe đến nơi, ra khỏi xe, đứng gần xe và đặt câu hỏi.

Sau 2 cuộc hỏi&đáp giới ủng hộ Trump bất mãn, giới ủng hộ Biden thỏa mãn.

Cả hai ứng cử viên có những câu trả lời có tính cách mâu thuẫn. Tuy nhiên những câu hỏi cho Biden nặng phần chỉ trích Trump hơn là câu hỏi có tính cách muốn biết thêm sự thật.

Hai trong nhiều câu Biden trả lời không đúng sự thật trong cuộc hỏi&đáp vừa qua.

- Trump không bao giờ lên án chính sách, chủ nghĩa “Da trắng ưu việt hơn các sắc dân khác” (White Supremacists”
- Nếu Trump đã làm tròn những gì phải là trong việc phòng chống Covid-19 thì đã không có người Mỹ nào chết vì Covid-19. Tôi không phịa. Hãy coi dữ liệu và thống kê Covid-19 thì biết.”


Một cổ động viên của Biden hỏi (đại ý): “ Tội là một y tá, lương $15/giờ. Ngoài việc chi tiêu cần thiết cho cuộc sống, tôi phải trả bill của thẻ tín dụng với lãi xuất 25%. Ông có kế hoạch gì giúp những người y tá như tôi?
Biden trả lời (đại ý): “$15/giờ không đủ cho những người làm việc cực khổ. Trump không quan tâm tới những người này. Trump chỉ qua tâm tới thị trường chứng khoán. Vào trang website của tôi để biết thêm chi tiết.”

Một trong nhiều câu hỏi cho Trump:
“Nhiều nhân viên cao cấp trong quân đội tuyên bố ông không làm tổng thống (unfit) được. Ông sẽ trả lời họ thế nào?”
Trump trả lời:
“Họ là những người đã bị tôi sa thải trong chính quyền.”

Phe ủng hộ Trump không thỏa mãn với sự dàn dựng cuộc hỏi&đáp trên TV cho toàn quốc, và cho rằng Trump đã bị gài bẫy. Đề tài cho cuộc hỏi&đáp này là câu hỏi của những người “undecided” (chưa quyết định sẽ bầu cho ai, Biden hoặc Trump) Thông thường những người chưa quyết định sẽ bầu cho ai là những người công nhận những điểm hay/dở của mỗi ứng cử (nên chưa quyết định) và những câu hỏi thường là những câu muốn tìm hiểu thêm sự thật. Nhưng hầu hết những câu hỏi này là những câu buộc tội của những người chống Trump (phe ủng hộ Biden), chứ không phải những câu hỏi tìm hiểu thêm những điểm hay/dở của mỗi ứng cử viên.

Tuy nhiên, một số giới cánh tả khuyến cáo Biden và ban vận động tranh cử của ông, cuộc debates sẽ không dễ dàng thuận buồn xuôi gió như các cuộc họp báo và hỏi&đáp vì câu hỏi sẽ khó hơn và sự có mặt của Trump.

Từ ngày Trump đắc cử, giới truyền thông lớn dòng chính đã tỏ rõ chính sách chống Trump của họ. Trong những cuộc họp báo và hỏi&đáp Trump luôn được hỏi những câu hóc búa nặng phần chỉ trích (hardball questions) trong khi Biden được hỏi những câu dễ (softball questions) đã được ban vận động tổng thống của Biden và giới truyền thông tuyển chọn trước. Ngoài ra trong cuộc hỏi&đáp của cả hai ứng cử viên, đại đa số những người hỏi thuộc phe ủng hộ Biden (theo thông báo của ban tổ chức).

Dưới đây là 2 câu hỏi tiêu biểu trong những cuộc họp báo, một cho Biden và 1 cho Trump, để biết thế nào là câu hỏi softball và hardball questions.

Câu hỏi cho Biden (đại ý):
“Ông Trump đã nói: “[……..] Khi nghe những lời đó của ông Trump, tại sao ông không tỏ vẻ giận dữ hơn?”

Câu hỏi cho Trump:

“Trong quá khứ ông đã nói xạo rất nhiều, giờ đây ông có hối hận về những điều nói xạo đó không?”

(Trump phớt lờ câu hỏi, không trả lời, chỉ định người khác hỏi.)

Để ý, đây là một câu gài bẫy. Cho dù Trump trả lời có hoặc không (hối hận), Trump đã công nhận Trump nói xạo nhiều lần trong quá khứ. Thực ra, đây không phải là một câu hỏi, mà là một lời buộc tội. (Ngôn ngữ giới truyền thông cánh tả và luật sư thường dùng khi chất vấn người đối tác.)


Từ giờ đến ngày bầu cử cả hai ứng cử viên ráo riết đi vận động tranh cử tại những tiểu bang thuộc (swing states, battle ground states, tossup states). Trong những cuộc vận động tranh cử hai tuần qua, hằng ngàn người ủng hộ Trump đã tham dự, không cách ly, phần lớn không đeo khẩu trang. Ngược lại trong những cuộc vận động tranh cử của Biden, khán giả rất ít, phần lớn chi vỏn vẹn vài phóng viên, đeo khẩu trang, ngồi cách ly 2 mét. Ban vận động tranh cử của Biden và giới truyền thông chỉ trích Trump và người ủng hộ Trump vì không tuân luật phòng chống Covid-19. Đây là một chiến thuật của ban vận động của Biden, nhấn mạnh việc tuân hành đeo khẩu trang, cách ly 2 mét…nhằm lấy lòng dân. Nhưng chiến thuật này có thể sẽ có hậu quả ngược lại. Phần lớn dân Mỹ đã quá mệt mỏi với việc gia hạn luật đeo khẩu trang và cách ly 2 mét trong khi Covid-19 đã lắng đọng rất nhiểu tại Mỹ.

Ngày thứ sáu, ngày 18 tháng 9, cả hai Biden và Trump đều đến Minnessota vận động. Tiểu bang này đã có bạo loạn rất nhiều và lâu của BLM/ANTIFA. tiểu bang này trong suốt nhiều thập niên là thành trì vững chắc của Đảng Dân Chủ, nhưng những năm gần đây, đặc biệt mùa bạo loạn, tiểu bang này đã trở nên tiểu bang đong đưa (swing state) nên hai đảng đầu tư nhiều trong việc tranh cử tại tiểu bang này.

Người ủng hộ Biden khi Biden đến
2020-09-18T212131Z_730867240_RC291J93RIXG_RTRMADP_3_USA-ELECTION-BIDEN.JPG


Khán giả của Biden
2020-09-18T203826Z_1438424689_RC281J9HQVQY_RTRMADP_3_USA-ELECTION-BIDEN.JPG



Người ủng hộ Trump khi Trump đến
Trumpline5.jpg


Khán giả của Trump

bình thường nhiều người đã gọi ông là joe hiden rồi, giờ hủy bỏ các cuộc debate thì khác gì thể hiện mình hèn nhát, nhưng mà với đầu óc của biden thì cũng phiêu lưu quá
umy0e44vtrf51.jpg
 

dammage

Rìu Chiến
4229C8A700000578-4679652-Firefighters_scramble_to_halt_the_forward_progress_of_the_Wall_F-a-124_1499620246383.jpg


422AECF300000578-4679652-The_blaze_about_60_miles_north_of_Sacramento_grew_rapidly_to_mor-a-120_1499620246382.jpg


4229A69000000578-4679652-A_car_and_house_are_engulfed_in_flames_as_the_Wall_Fire_burns_th-a-122_1499620246383.jpg


422B399600000578-4679652-Inmate_firefighters_battle_a_wildfire_near_Oroville_on_Saturday_-a-134_1499620246387.jpg


4229405D00000578-4679652-Pictured_the_flames_near_Cachuma_Lake_and_Highway_154_in_Los_Pad-a-126_1499620246384.jpg


42292CFC00000578-4679652-Pictured_a_plane_dropping_fire_retardant_spray_in_Oroville_where-a-145_1499620246667.jpg


422F201000000578-4680816-A_burned_out_car_sits_next_to_a_home_that_was_destroyed_by_the_W-a-40_1499664316561.jpg


Trong khi đó tại Florida, Georgia, Alabama, và Louisiana lại có lũ lụt do bão lớn. Mưa không đúng chỗ.

Alabama
33343026-8747843-ALABAMA_Kayakers_paddle_along_flooded_streets_in_Gulf_Shores_Ala-a-74_1600444521283.jpg


33343024-8747843-ALABAMA_National_Guard_soldiers_from_high_water_evacuation_teams-a-73_1600444521268.jpg


33343022-8747843-ALABAMA_Hurricane_Sally_battered_the_Gulf_Coast_with_105mph_wind-a-70_1600444521227.jpg


Louisiana, cá sấu vào thành phố
33343012-8747843-LOUISIANA_A_massive_alligator_is_pictured_swimming_in_the_floodw-a-76_1600444521347.jpg
mấy hình cháy rừng nhìn đúng là thu hút 1 cách kì lạ, giống như hình chụp lốc xoáy vậy, máy móc để chụp được mấy tấm này chắc phải ngốn tiền dữ lắm

có cá sấu đi lạc nữa kìa, bắt về nuôi chơi
9No6K9Z.gif
, nhìn hình này nhớ cái phim crawl quá
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
CHA và CON
Khuyết danh

Hắn ra tù. Tự biết không có ma nào đến đón, đành dứt khoát bước đi. Xe Honda ôm vào giờ này không thiếu, nhưng hắn thích đi bộ. Lững thững đi hoài như người rảnh rang lắm, trời tối mịt mới đến thị xã.

"Khách sạn công viên" trước Cung thiếu nhi, khi xưa là chỗ ngủ tốt nhất của dân bụi đời. Trong một năm hắn ở tù, khu vực này đã sửa sang, trồng trọt đủ thứ hoa kiểng. Lại thêm nhiều đèn chùm đầy màu sắc, đứng xếp hàng nối dài khoe đẹp khoe sáng.
10 giờ đêm. Hắn lại quảy túi đi... Rồi cũng phát hiện ra chỗ ngủ lý tưởng. Cái thềm xi măng sát tường rào bệnh viện, có tàn cây phượng vĩ che khuất ánh đèn, giúp lại khoảng thềm tôi tối cỡ ánh sáng đèn ngủ. Hắn nghĩ: "Chỗ này chắc nhiều muỗi, nhưng ngủ rất êm không bị xe cộ ồn ào". Moi từ cái túi ra tấm vải xanh cũ bèo nhèo, có thể gọi tạm là mền, trải ra, kê túi gối đầu lên, hắn nhắm mắt. Đi bộ mệt mỏi cả ngày nên hắn ngủ rất ngon.
Gần sáng, hắn giật mình tỉnh giấc, lạnh toát với cảm giác nghĩ có con gì đó quấn quanh cổ. Hắn nằm định thần. Sát ngực hắn là một làn hơi thở nhẹ và một trái tim ai đó đập đều nhịp, cánh tay của người ấy vòng quanh cổ hắn. Hắn lẩm bẩm:
- Con mẹ nào đây?
Hắn nhè nhẹ ngồi lên, nheo mắt nhìn. Hoá ra là một thằng nhỏ chừng hơn 10 tuổi. Mặc cái áo rách bươm bày ra bộ ngực lép kẹp, đã giành muốn hết cái mền của hắn. Nó cũng thuộc dạng không nhà như hắn, đang ngáy pho pho ngon lành, chẳng hay biết thằng cha nằm kế bên đã thức giấc, đang nhìn mình chăm chăm.
Hắn dợm người đứng lên, định bỏ đi tìm chỗ khác ngủ. Nhưng nghĩ gì đó, hắn nằm trở xuống, xoay lưng về phía thằng nhỏ, đưa tay kéo lại cái mền. Hắn nhắm mắt cố dỗ giấc nhưng không tài nào ngủ lại được. Hắn ngồi dậy móc thuốc hút, chợt thấy cái mền bỏ không, trong khi thằng bé bị sương xuống lạnh, càng lúc càng co tôm lại. Hắn bất giác chửi thề, rồi kéo mền đắp lên người thằng nhỏ.
Hit hết điếu thuốc, hắn nằm xuống thiếp được một lúc, tới khi thức dậy thằng nhỏ bỏ đi mất tiêu. Hắn hốt hoảng thọc tay vào túi quần kiểm tra, số tiền vẫn còn nguyên. Hắn thở phào, xếp mền bỏ vào túi, quàng lên vai bước đi.
Cả ngày hắn đi tìm việc làm nhưng không ai mướn, đành xài thật dè xẻn từng đồng.Xong, trở lại nơi tối qua nằm ngủ.

Hắn còn hút thuốc thì thằng nhỏ lại về. Nó thò lõ mắt nhìn, trách hắn:
- Sao ông giành chỗ ngủ của tui hoài vậy?
- Chỗ nào của mầy?
- Thì đây chứ đâu?
- Vậy hả? Thôi để tao ngồi chơi một chút rồi đi, trả chỗ cho.
Thằng nhỏ thấy người đàn ông vạm vỡ nhưng có vẻ biết điều, liền tới ngồi cạnh hỏi chuyện.
Bỗng nhiên hắn trút hết tâm sự với thằng nhỏ. Từ chuyện bỏ làng ra đi, đến chuyện ở tù hai lần, cả việc từng ăn ở với đàn bà lang thang và bây giờ là không tìm được việc làm.
Nghe xong, thằng nhỏ phán một câu xanh rờn:
- Dám chừng tui là con ông lắm à?
- Nói bậy! - Hắn nạt thật sự - Mầy con của ai?
- Má tui làm gái, gặp ông nào đó ở với bả. Bả có bầu thì đẻ ra tui. Bả bệnh chết rồi. Mấy năm trời tui sống với một bà già mù, dắt đi ăn xin lay lất. Rồi bả cũng chết luôn còn mình tui.
- Vậy mà nói là con tao?
- Biết đâu được?
- Mầy làm nghề gì mà lúc nào cũng về muộn?
- Buổi sáng tui đi khiêng cá biển, tiếp bà chủ làm khô. Buổi chiều tui đi bán thêm vé số, tới khuya mới về đây ngủ.
- Sao mầy hổng ngủ ở chỗ làm khô luôn, từ bến cảng đi tới đây xa bộn?
- Ông khờ quá! - Thằng nhỏ đập muỗi cái bộp, rồi nói tỉnh queo - Muốn kiếm được việc làm bộ dễ lắm sao, mình cù bơ cù bất ai muốn? Phải nói dóc: Nhà ở xóm Bánh Tằm, có ba má đàng hoàng, tại nghèo mới đi kiếm việc làm tiếp gia đình, tối về nhà chớ bộ.
- Mầy giỏi hơn tao - Hắn buột miệng khen, hỏi tiếp - Mầy làm đủ sống không?
- Dư! Cho ông biết tui lấy vé số bằng tiền mặt đàng hoàng. Còn tiền gởi cho ông chủ thầu cất giùm một số nữa.
- Quá xạo!
- Hổng tin thì thôi - Thằng nhỏ nằm xuống, ngáp vắn ngáp dài – Ông ngủ đây với tui cũng được, ngủ chung với ông ấm hơn.
Tự dưng hắn cảm thấy mình bị xúc phạm khi phải ngủ nhờ thằng nhỏ, dù rằng thềm xi măng là của bệnh viện. Nhưng rõ ràng thằng nhỏ oai hơn hắn ở chỗ đầy vẻ tự tin và có việc làm đủ sống. Hắn ôm túi đứng lên bỏ đi. Thằng nhỏ vòng tay ra sau ót, nhóng cổ nói:
- Dân bụi đời mà còn bày đặt tự ái.
Hắn đảo một vòng nhỏ, kết cuộc đành trở lại. Thằng nhỏ cười hi hi:
Tui nói rồi. Chỗ này là ngon lành nhất thị xã, ngủ lạng quạng tổ bảo vệ lôi về khu phố phạt tiền là chết – Nó lăn người xích qua, nhường phần cho người đàn ông nằm xuống bên cạnh, thì thào – Tôi chỉ cho ông chỗ ngủ ngon lắm.
- Ở đâu? Trong bệnh viện. Vô ngủ ngoài hành lang người ta tưởng đâu mình đi nuôi bệnh, hổng ai thèm đuổi.
Hắn thở dài trong bóng tối:
- Sao mầy hổng vô đó ngủ, xúi tao?
- Tui ghét mùi thuốc sát trùng.
- Tao cũng vậy.
Sáng ra, thằng nhỏ lại thức sớm đi trước, hắn tiếp tục quẩn quanh với một ngày không có việc làm.
Hắn không dám ăn cơm chỉ ăn bánh mì, uống một bọc trà đá, dành tiền cho những ngày sau.
Đêm nay, phố thị buồn mênh mang theo tâm trạng. Hắn bắt đầu chùn ý chí, nghĩ thầm: "Lúc mới ra tù còn ít tiền, giá cứ tìm nơi nào đó gần trại giam ở lại, lầm thuê làm mướn chắc dễ dàng hơn".
Hắn nghe sống mũi cay cay, hình như một vài giọt nước đòi rơi ra từ mắt, hắn không kiềm giữ cứ để nó tuôn trào.
Bàn tay thằng nhỏ sờ vào mắt hắn:
- Ngủ rồi hả? Ý trời, sao ông khóc, chưa kiếm được việc làm phải không?
Hắn gượng cười:
- Tao khóc hồi nào? Tại ngáp chảy nước mắt thôi.
Thằng nhỏ ra vẻ sành sỏi:
- Má tui nói bụi đời mà còn biết khóc là bụi đời lương thiện. Tui khoái ông rùi đó, ngồi dậy "hưởng xái" với tui cái bánh bao nè.
Hắn ngồi lên sượng sùng:
- Mầy sang quá.
- Ờ! Tui ăn sang lắm, hổng ăn sao đủ sức đi làm suốt ngày! – Nó ngừng lời ngoạm một miếng lớn bánh bao, rồi nói nhẹ xều – Ông chịu để tui giúp, chắc sẽ tìm được việc làm.
- Làm gì? - Hắn có vẻ không tin, thờ ơ hỏi.
- Trước tiên, ông chịu làm ba tui nghen?
Hắn lắc đầu nguầy nguậy:
- Thân tao lo chưa xong, làm sao nuôi mầy?
- Ai bắt ông nuôi tui, tui nuôi ông thì có. Tui giới thiệu với bà chủ ông là ba tui. Nếu được nhận vô làm khô cho bả, sức ông mạnh, kiếm tiền nhiều hơn tui là cái chắc.
- Làm gì?
- Khiêng cá, gỡ khô ngoài nắng, vác khô lên xe - Thằng nhỏ ngừng lời đưa tay nắm cổ tay hắn bóp bóp
– Ông bụi đời mà sao hổng ốm, lại khoẻ mà còn hiền nữa chứ!
-Một năm ở tù, tao lao động tốt mà - Hắn tự hào khoe, nói tiếp – Ai mới ở tù ra mà hổng hiền, có người sau khi được cải tạo thành tốt luôn, có người hiền được vài ba bữa.
- Nè! Ông nhớ việc cần thiết là: Nhà mình ở xóm Bánh Tằm, vợ ông bán bún cá, tui còn hai đứa em gái đang đi học. Mà ông có bộ đồ nào mới hơn bộ này không, ngày đầu đi xin việc phải đẹp trai, ít te tua một chút.
Hắn vỗ vỗ tay vào cái túi du lịch:
- Có, tao còn một bộ hơi mới. Mầy tên gì, sao má mầy ở xóm Bánh Tằm mà bán bún.
- Thì nói mẹ nó vậy. Tui tên Tèo nghe ba?
- Tao chịu cách xin việc của mầy, nhưng tao ghét có con lắm. Ở chỗ làm mầy kêu tao bằng ba, ngoài ra thì xưng hô như bây giờ.
- Ông cà chớn chết mẹ, người ta giúp cho mà còn làm phách - Thằng Tèo nhe răng cười hì hì – Ăn bánh bao vô khát nước quá ta.
- Tao mua cho - Hắn đứng lên đi lại quán mua hai bọc Pepsi.
Thằng Tèo nhăn mặt:
- Chưa có việc làm mà sài sang quá vậy ba?
Hắn nghiêm mặt:
- Mầy còn kêu như vậy, tao không nói chuyện đâu. Đây là tao đãi mầy, cảm ơn công giúp tao có việc làm.
- Biết đâu người ta hổng nhận thì sao?
- Thì kệ, coi như phá huề cái bánh bao với mầy.
Đêm đó hắn khó ngủ, lầm thầm nghiền ngẫm cái hoàn cảnh gia đình và địa chỉ do thằng Tèo đặt ra giúp hắn.
Vóc dáng khoẻ mạnh của hắn làm vừa mắt bà chủ. Hắn có việc làm, lương tháng kha khá, bèn bàn với thằng Tèo hùn nhau kiếm một chỗ trọ, thằng Tèo đồng ý.
Cái chỗ ở nhỏ xíu như cái hộp, ban ngày nắng nóng một ngộp thở, nhưng cũng sướng hơn ngủ ở thềm rào bệnh viện. Hơn nữa, ban ngày "cha con" nó có ở nhà đâu mà sợ nóng.
Hắn và thằng Tèo có vẻ thương nhau nhiều hơn, nhưng không ai chịu bày tỏ điều đó. Nếu không phải ở chỗ làm khô mà thằng Tèo lỡ miệng kêu ba, là hắn cau mày khó chịu. Thằng Tèo không ưa cái kiểu bực bội của hắn, nên nói chuyện với hắn trống không, hổng ông hổng ba gì hết.
Hắn những tưởng cuộc sống êm trôi với công việc tanh tưởi cá biển. Nhưng sự đời thật không đơn giản, tới tháng làm thứ
năm thì có chuyện xảy ra.
Sáng nay mới vác cần xé cá từ tàu lên bờ, thấy xôn xao trên nhà chủ, hắn vội đi lên.
Thằng Tèo đang bị bà chủ nắm áo. Bà ngoác cái miệng tô môi son đỏ chót gào lên:
- Nó ăn cắp bóp tiền, tui mới để đây xoay lưng đi vô, quay ra đã mất. Có mình nó đứng đây, ai vào lấy chớ?
Thằng Tèo nước mắt ngắn nước mắt dài, mũi dãi lòng thòng quẹt lấy quẹt để:
- Tui không ăn cắp đâu. Tui tốt nào giờ bà chủ biết mà?
- Nghèo mà tốt gì mày? Ba mầy hổng biết dạy con, tao tốt với cha con mầy quá, sao trả ơn vậy hả?
Hắn đứng im không thanh minh, mặc cho bà chủ xỉa xói chửi không ra gì cái thằng cha là hắn. Hắn đi lại bên thằng Tèo hỏi ngọt ngào:
- Mầy có lấy tiền của bà chủ không?
- Tui thề có trời, tui không lấy.
Một bên bà chủ sang trọng nói mất, một bên là thằng con hờ bảo không lấy. Hắn còn đang lúng túng thì hai anh công an phường tới. Mỗi lần gặp công an hắn lại nhớ tới trại giam. Hắn nghĩ thằng Tèo mới hơn mười tuổi mà phải chịu tiếng tù tội, sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của thằng nhỏ không ít và hằn sâu trong ký ức nó khó nguôi quên. Như bản thân hắn đây! Có thể nó lỡ dại một lần, nhưng làm sao nỡ để nó bị bắt, khi thực bụng hắn thương nó như con.
Hắn vẹt đám người hiếu kỳ bu xung quanh, đi tới trước mắt hai anh công an thú tội:
- Tui ăn cắp tiền của bà chủ, lỡ tay đánh rơi xuống nước, chắc là trôi ra biển mất rồi.
Hắn im lặng đi theo đà đẩy của người công an, không thèm nhìn thằng Tèo đang há hốc miệng trông theo hắn. Lòng hắn nặng trĩu nhớ tới tiền án có sẵn. Nhưng rồi hắn chuyển sang niềm hy vọng: "Chắc chắn các anh công an sẽ tìm ra thủ phạm và mình được trả về".
Thằng Tèo thấy niềm thương cảm dâng lên đầy ứ ngực, nó tốc chạy theo, hai tay đưa về phía trước chới với. Giọng nó khàn đục, gào tha thiết:
- Ba ơi, ba bỏ con sao ba?
Bất giác hắn xúc động tột cùng, cảm giác thương yêu chạy dọc sống lưng làm ớn lạnh. Hắn giật phắt người, quay lại hỏi bằng giọng âu yếm:
- Con kêu ba hả Tèo?
Công an đưa hắn lên xe. Thằng Tèo chạy theo, luồn lách trong dòng xe cộ, hụp hử trong khói bụi sau xe. Nó chạy luôn tới trụ sở công an, lảng vảng đứng ngoài chờ mà không biết chờ cái gì. Không thể làm gì hơn, thằng Tèo chửi cha chửi mẹ kẻ nào ăn cắp bóp tiền của bà chủ và nó tin tưởng các chú công an sẽ bắt được thằng ăn cắp.
Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, thằng Tèo đang ngồi dựa lưng vào tường, nhắm mắt ngủ gà ngủ gật, thì một bàn tay ai đập mạnh vào vai. Nó giật mình dụi mắt. Bà chủ nách kẹpcái bóp, đứng ngó nó cười toe toét:
- Đi vô lãnh ba mầy ra. Cái bóp dì mang theo lúc đi tiểu, bỏ quên trong toa lét mà tưởng mất. Dì đãng trí quá.
Vậy là "ba" thằng Tèo được thả. Nó nhào tới thót lên cổ ba để ba cõng nó tưng tưng trên lưng miệng liến thoắng:
- Ba thấy chưa? Ở hiền gặp lành mà!
Bà chủ đi sát bên, đưa tặng cha con nó chút tiền với thái độ của người có lỗi. Hắn lắc đầu không nhận vì đây chỉ là sự hiểu lầm. Thằng Tèo đột ngột dùng cả hai tay giật phắt nắm tiền, nói gọn hơ:
- Con cảm ơn bà chủ. Tiền này cha con mình xài cả tháng đó ba.
Trước hành động đường đột của thằng Tèo, hắn còn biết làm gì hơn là cảm ơn bà chủ. Rồi quay sang rầy "con""
- Con thiệt mất dạy quá, chắc phải cho đi học thôi.
- Ông nói cái gì? - Thằng Tèo khom người xuống nhìn hắn hỏi gằn.
Hắn lặp lại:
- Ba nói con phải đi học để cô giáo dạy những điều hay lẽ phải mới mong lên người.
Thằng Tèo đang ngồi trên lưng đột ngột tụt xuống. Nó lặng im đi miết lên phía trước. Hắn đuổi theo nó, hỏi:
- Sao vậy? Bộ con hổng muốn đi học hả?
Không quay người lại, thằng Tèo chúm chím cười, trả lời:
- Ba hổng biết gì hết trơn, tui đang khoái chớ bộ.
Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: "Gió nhiều thật dễ thở".
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
bình thường nhiều người đã gọi ông là joe hiden rồi, giờ hủy bỏ các cuộc debate thì khác gì thể hiện mình hèn nhát, nhưng mà với đầu óc của biden thì cũng phiêu lưu quá
Mặc dầu lẫn lộn rất nhiều, nhưng ông tỏ vẻ tự tin (vì có moderators cánh tả) khi tuyên bố tháng trước là Trump là một người chuyên nói xạo. Ông sẽ sửa lưng (facts checking) Trump trước mặt công chúng trong các cuộc debates.
có cá sấu đi lạc nữa kìa, bắt về nuôi chơi , nhìn hình này nhớ cái phim crawl quá
Dân tiểu bang Louisiana có món ăn đặc sản là thịt cá sấu.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tối Cao Pháp Viện
Mỗi tiểu bang có luật riêng, tòa án riêng. Và tất cả các tiểu bang phải tuân theo luật liên bang.
Tối cao pháp viện là một tòa án liên bang cao nhất của Mỹ. Dưới tối cao pháp viện còn 2 loại tòa án liên bang, một loại không cần bồi thấm đoàn, một loại có bồi thẩm đoàn.
Tòa án liên bang Mỹ có mục đích giải quyết những vấn đề thưa kiện có tầm vóc lớn liên quan đến luật liên bang mà các tiểu bang phải tuân theo như Phá Thai, sở hữu súng, đồng tính luyến ái, hôn nhân của người cùng phái, kiện tổng thống (hành pháp), kiện ngành lập pháp, tư pháp……
Thường thường các vụ kiện liên quan đến liên bang thường bắt đầu từ một trong 2 tòa án liên bang cấp dưới. Nếu bên thua muốn kháng án, bên thua có thể kháng án tại tối cao pháp viện.
Tối cao pháp viện có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, lối sống, văn hóa Mỹ. Tối cao pháp viện gồm 9 thẩm phán (giữ chức vụ suốt đời) do tổng thống đề cử, và thượng viện bầu. Đây là một nơi tranh giành quyền lực cao nhất giữa 2 phe: cấp tiến (Dân Chủ) và bảo thủ (Cộng Hòa). Trong nhiều thập niên qua thẩm phán cấp tiến tại các tòa án liên bang chiếm đa số, đặc biệt tại tối cao pháp viện, cho tới khi Trump làm tổng thống từ năm 2016.
Hiện tại 9 vị thẩm phán gồm 4 vị do đảng Dân Chủ chọn, 5 vị do đảng Cộng Hòa. Trong 5 vị do đảng Cộng Hòa, Trump đã chọn 2 vị là thẩm phán Brett Kavanaugh, và Neil Gorsuch. Mặc dầu có 5 vị (đa số) do đảng Cộng Hòa chọn, nhưng phái bảo thủ vẫn không thắng thế vì một vị của Đảng Cộng Hòa chọn, John Roberts trong thời gian gần đây đã có những quyết định nghiêng về phái cấp tiến.

9 vị thẩm phán tại tối cao pháp viện
justices_2018_600x480.jpg


Thứ sáu ngày 18 tháng 9, một thẩm phán kỳ cựu của tối cao pháp viện phe cấp tiến, Ruth Bader Ginsburg, 87 tuổi, qua đời và sẽ phải có một vị thẩm phán mới thay thế. Trước khi qua đời, ước nguyện của bà là việc chọn người thay thế bà sẽ diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống. Có lẽ bà e ngại phe bảo thủ sẽ chiếm đa số tại tối cao pháp viện.
Tình hình chính trị tại Mỹ trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt trong mùa bầu cử này. Trump và chủ tịch thượng viện (Cộng Hòa chiếm đa số) tỏ dấu hiệu bầu thẩm phán mới (tại thượng viện) càng sớm càng tốt, trước mùa bầu cử. Đảng Dân Chủ đang nỗ lực dời cuộc bầu cử thẩm phán sau mùa bầu cử tổng thống, với hy vọng Biden thắng cử và Dân Chủ chiếm đa số trong mùa bầu cử tháng 11 năm nay.
 

dammage

Rìu Chiến
Mặc dầu lẫn lộn rất nhiều, nhưng ông tỏ vẻ tự tin (vì có moderators cánh tả) khi tuyên bố tháng trước là Trump là một người chuyên nói xạo. Ông sẽ sửa lưng (facts checking) Trump trước mặt công chúng trong các cuộc debates.

Dân tiểu bang Louisiana có món ăn đặc sản là thịt cá sấu.
nói chứ biden mà trẻ lại 10 tuổi thì trump gặp khó khăn rồi
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
nói chứ biden mà trẻ lại 10 tuổi thì trump gặp khó khăn rồi
Tôi nghĩ kỳ bầu cử tổng thống Mỹ kỳ này có vẻ không ổn, có thể có nhiều xáo trộn nếu không có việc thắng lớn/thua đậm của một trong hai ứng cử. Nhiều tiểu bang/thành phố thuộc đảng Dân chủ ồ ạt gởi phiếu bầu qua bưu điện, viện lẽ bỏ phiếu bằng thơ an toàn hơn vì Covid-19, Đảng Cộng Hòa cho rằng ồ ạt bỏ phiếu bằng thơ chỉ nhằm mục đích gian lận. Tuần qua hằng trăm phiếu đến tay cử tri ngoài nước Mỹ, trong đó thiếu tên phó ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa. Ngoài ra tiểu bang Philadelphia cho gia hạn đếm phiếu bầu 3 ngày sau ngày bầu cử, và Michigan cho gia hạn thêm một tuần nên có thể có bạo loạn.

- Hillary Clinton đề nghị Biden sau cuộc kiểm phiếu không công nhận kết quả nếu Trump thắng... vì đảng Cộng Hòa gian lận.
- Nhiều lãnh tụ đảng Dân Chủ đang có dự án, nếu kết quả Trump thua, Trump sẽ ở lỳ tòa Bạch Ốc, nên phải dùng bạo lực bắt Trump ra ngoài. (Chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng)
- Nhiều lãnh tụ đảng Dân Chủ tiên đoán sẽ có bạo loạn giống như bạo loạn BLM/ANTIFA nếu Trump thắng.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Covid-19 ca nhiễm/tử vong

Ca nhiễm tại một số nước Âu Châu tăng nhiều, nhiều người e ngại Covid-19 trở lại. Tuy nhiên số tử vong quan trọng hơn số ca nhiễm. Số ca nhiễm tăng là điều dễ hiểu, vì việc xét nghiệm phổ biến rộng rãi hơn. Mặc dầu số ca nhiễm hiện nay tăng cao nhưng số tử vong rất thấp. Một điều rất lạc quan.
Tại Tây Ban Nha số ca nhiễm mới nhảy vọt lên 15000 người mỗi ngày, dẫn đến luật lockdown tại thủ đô, trong khi số tử vong là 240, thấp hơn nhiều so với số tử vong hồi cuối tháng 3 là 929/ngày trong số 9000n ca nhiễm/ngày.

Tại Pháp ca nhiễm mới vào ngày thứ sáu là 13.498 ca nhiễm, 154 tử vong so với tháng tư tử vong là 1400 trong khi ca nhiễm là 5.500 ca nhiễm.

Tại Thụy Điển, ca nhiễm và tử vong xuống thấp kể từ ngày cao điểm vào tháng 3. Vào tháng 4 số tử vong là 115, trong khi hiện nay, số tử vong xuống rất thấp, có ngày không có tử vong.

Tử vong (đỏ) và ca nhiễm (xanh) tại Tây Ban Nha
33381746-8751369-image-a-16_1600549709978.jpg


Tử vong (đỏ) và ca nhiễm (xanh) tại Pháp
33381744-8751369-image-a-17_1600549714009.jpg


Tử vong (đỏ) và ca nhiễm (xanh) tại Thụy Điển
33381742-8751369-image-a-18_1600549718420.jpg

 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Con dịch tàu này hết hot rồi, thớt làm bài mới về bầu cử mẽo chắc hot hơn đó.
Thật ra người dân Việt trong nước ko mấy ai có tầm nhìn với cuộc tranh cử TT Mỹ .
Chỉ các nhà lảnh đạo họ cần quan tâm , còn như dân đen nói càng nói bừa ko khéo dẫn đến quạ vô ăn chuối
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Con dịch tàu này hết hot rồi, thớt làm bài mới về bầu cử mẽo chắc hot hơn đó.
Giới truyền thông Mỹ và đảng Dân Chủ rất "dị ứng" với danh tự bạn dùng: "dịch tàu"
Một vài giảng sư đại học khi email cho sinh viên dùng danh từ "China Virus", hoặc "Wuhan virus", liền bị cho nghỉ một thời gian... vì kỳ thị chủng tộc. Chỉ có Trump và một số ít người đảng Cộng Hòa vẫn không sợ khi dùng 2 cụm từ trên. Theo giới truyền thông Mỹ và đảng Dân Chủ, mọi người phải gọi là Covid-19, hoặc Corona Virus, hoặc Europe Virus thì mới đúng. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn về cụm từ "dịch Tàu", hoặc "dịch Vũ Hán" đúng với xuất xứ của dịch.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Con dịch tàu này hết hot rồi, thớt làm bài mới về bầu cử mẽo chắc hot hơn đó.
Thật ra người dân Việt trong nước ko mấy ai có tầm nhìn với cuộc tranh cử TT Mỹ .
Nói chi dân Việt trong nước. Dân Việt hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ, cũng không quan tâm nhiều đến việc bầu cử tổng thống cho tới năm 2016 khi Hillary Clinton bị đánh rớt. Rồi đến năm nay, nhiều người Việt tại hải ngoại quan tâm nhiều hơn vì mùa bầu cử này rất quan trọng cho nước Mỹ, và không nhiều thì ít cho các quốc gia khác.

Tuy nhiên đề tài bầu cử cũng rất "nhạy cảm" tại Mỹ, nơi làm việc, và ngay cả trong gia đình. Có rất nhiều gia đình cả Mỹ lẫn Việt không dám đưa đề tài này ra trong những cuộc họp mặt vì dễ gây xung đột. Kẻ ủng hộ Trump, kẻ ủng hộ Biden. Sự kiện này cũng là một nguyên nhân (trong nhiều nguyên nhân) đưa đến tình trạng sai lầm lớn của các viện thăm dò xu hướng bầu cử tại Mỹ. Có nhiều người khi được các viện này hỏi sẽ bầu cho ai, nhiều người trả lời "chưa quyết định" hoặc hoặc từ chối tham dự cuộc thăm dò. Con số những người này không phải là nhỏ. Lý do họ không dám nói thẳng "ủng hộ Trump" vì họ sợ những điều bất tiện có thể xảy ra cho họ. Những người này thuộc nhóm "thầm lặng đa số". Chính nhóm này làm cho đảng Dân Chủ và giới truyền thông ngạc nhiên, đầy sửng sốt trong kỳ bầu cử năm 2016. Trước mùa bầu cử đa số các viện thăm dò đưa con số Hillary Clinton sẽ thắng lớn nhưng kết quả ngược lại, Trump thắng. Chỉ một hai viện đoán đúng nhưng trước đó không ai để ý.

Hiện tại Biden đang dẫn đầu. Đảng Dân Chủ vui mừng nhưng vẫn không ít lo ngại.

Năm 2016, tôi có theo dõi cuộc bầu cử. Trước cuộc bầu cử nhiều viện thăm dò đưa con số xác xuất Hillary thắng là 70%, 80%, và có viện đưa ra con số 90%, tôi có phần tin (nhiều hơn), có phần ngờ Hillary sẽ thắng vì một câu hỏi trong đầu. Tại sao trong các cuộc đi vận động tranh cử của bà Hillary, số người tham dự khoảng 2000 tới 3000, trong khi Trump đi nhiều hơn với số biển người tham dự là 20.000, 30.000, làm sao xác xuất thắng của bà Hillary cao dữ vậy?" Năm nay cũng vậy, số người tham dự của Biden vỏn vẹn 10 phóng viên, hoặc có lần 100, trong khi Trump có tới 3000 người, 4000 người tham dự (ít hơn 4 năm trước vì Covid-19)
 

dammage

Rìu Chiến
Tôi nghĩ kỳ bầu cử tổng thống Mỹ kỳ này có vẻ không ổn, có thể có nhiều xáo trộn nếu không có việc thắng lớn/thua đậm của một trong hai ứng cử. Nhiều tiểu bang/thành phố thuộc đảng Dân chủ ồ ạt gởi phiếu bầu qua bưu điện, viện lẽ bỏ phiếu bằng thơ an toàn hơn vì Covid-19, Đảng Cộng Hòa cho rằng ồ ạt bỏ phiếu bằng thơ chỉ nhằm mục đích gian lận. Tuần qua hằng trăm phiếu đến tay cử tri ngoài nước Mỹ, trong đó thiếu tên phó ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa. Ngoài ra tiểu bang Philadelphia cho gia hạn đếm phiếu bầu 3 ngày sau ngày bầu cử, và Michigan cho gia hạn thêm một tuần nên có thể có bạo loạn.

- Hillary Clinton đề nghị Biden sau cuộc kiểm phiếu không công nhận kết quả nếu Trump thắng... vì đảng Cộng Hòa gian lận.
- Nhiều lãnh tụ đảng Dân Chủ đang có dự án, nếu kết quả Trump thua, Trump sẽ ở lỳ tòa Bạch Ốc, nên phải dùng bạo lực bắt Trump ra ngoài. (Chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng)
- Nhiều lãnh tụ đảng Dân Chủ tiên đoán sẽ có bạo loạn giống như bạo loạn BLM/ANTIFA nếu Trump thắng.
tui chỉ nói cuộc debate thôi chứ bỏ phiếu thì nó nằm ngoài hiểu biết của tui rồi, cái đó để cho người mỹ quyết định
7L1XX2F.gif
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tối Cao Pháp Viện
Mỗi tiểu bang có luật riêng, tòa án riêng. Và tất cả các tiểu bang phải tuân theo luật liên bang.
Tối cao pháp viện là một tòa án liên bang cao nhất của Mỹ. Dưới tối cao pháp viện còn 2 loại tòa án liên bang, một loại không cần bồi thấm đoàn, một loại có bồi thẩm đoàn.
Tòa án liên bang Mỹ có mục đích giải quyết những vấn đề thưa kiện có tầm vóc lớn liên quan đến luật liên bang mà các tiểu bang phải tuân theo như Phá Thai, sở hữu súng, đồng tính luyến ái, hôn nhân của người cùng phái, kiện tổng thống (hành pháp), kiện ngành lập pháp, tư pháp……
Thường thường các vụ kiện liên quan đến liên bang thường bắt đầu từ một trong 2 tòa án liên bang cấp dưới. Nếu bên thua muốn kháng án, bên thua có thể kháng án tại tối cao pháp viện.
Tối cao pháp viện có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, lối sống, văn hóa Mỹ. Tối cao pháp viện gồm 9 thẩm phán (giữ chức vụ suốt đời) do tổng thống đề cử, và thượng viện bầu. Đây là một nơi tranh giành quyền lực cao nhất giữa 2 phe: cấp tiến (Dân Chủ) và bảo thủ (Cộng Hòa). Trong nhiều thập niên qua thẩm phán cấp tiến tại các tòa án liên bang chiếm đa số, đặc biệt tại tối cao pháp viện, cho tới khi Trump làm tổng thống từ năm 2016.
Hiện tại 9 vị thẩm phán gồm 4 vị do đảng Dân Chủ chọn, 5 vị do đảng Cộng Hòa. Trong 5 vị do đảng Cộng Hòa, Trump đã chọn 2 vị là thẩm phán Brett Kavanaugh, và Neil Gorsuch. Mặc dầu có 5 vị (đa số) do đảng Cộng Hòa chọn, nhưng phái bảo thủ vẫn không thắng thế vì một vị của Đảng Cộng Hòa chọn, John Roberts trong thời gian gần đây đã có những quyết định nghiêng về phái cấp tiến.

9 vị thẩm phán tại tối cao pháp viện

Thứ sáu ngày 18 tháng 9, một thẩm phán kỳ cựu của tối cao pháp viện phe cấp tiến, Ruth Bader Ginsburg, 87 tuổi, qua đời và sẽ phải có một vị thẩm phán mới thay thế. Trước khi qua đời, ước nguyện của bà là việc chọn người thay thế bà sẽ diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống. Có lẽ bà e ngại phe bảo thủ sẽ chiếm đa số tại tối cao pháp viện.
Tình hình chính trị tại Mỹ trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt trong mùa bầu cử này. Trump và chủ tịch thượng viện (Cộng Hòa chiếm đa số) tỏ dấu hiệu bầu thẩm phán mới (tại thượng viện) càng sớm càng tốt, trước mùa bầu cử. Đảng Dân Chủ đang nỗ lực dời cuộc bầu cử thẩm phán sau mùa bầu cử tổng thống, với hy vọng Biden thắng cử và Dân Chủ chiếm đa số trong mùa bầu cử tháng 11 năm nay.
Cả hơn 100 năm nay con số thẩm phán tại tối cao pháp viện là 9 vị. Một vị mới qua đời còn 8. Khi bầu chọn thẩm phán của tối cao pháp viện, Hiến pháp ghi Mỹ ghi rõ tổng thống có quyền đề cử và thượng viện có quyền bầu cử (hay không) chọn người do tổng thống đề cử.
Trong mùa bầu cử tổng thống này, nhiều lãnh tụ đảng Dân Chủ tiên đoán sẽ có bạo loạn nếu Trump đắc cử. Kết quả cuộc bầu cử năm nay có thể sẽ được đưa ra tối cao pháp viện xử vì xung đột 2 bên tả hữu.
Trump tuyên bố sẽ có cuộc bầu chọn thẩm phán tối cao pháp viện trước mùa bầu cử, càng sớm càng tốt. Chủ tịch thượng viện (Cộng Hòa chiếm đa số) đồng ý. Đảng Dân Chủ trong tình trạng lo ngại, yêu cầu đình chỉ việc bầu chọn sau cuộc bầu cử tổng thống.
Cánh tả đe dọa nếu Trump và thượng viện bầu chọn thẩm phán trước mùa bầu cử, sẽ có bạo loạn, đốt nhà, đóng cửa hệ thống liên bang. Nhiều lãnh tụ đảng Dân Chủ còn đe dọa nếu Trump làm, đảng Dân Chủ sẽ chọn đầy dẫy thẩm phán cánh tả vào thẩm phán (nhiều hơn con số 9 vị thẩm phán tại tối cao pháp viện)
Trump và đảng Cộng Hòa biết nếu sau cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm nay, nếu Trump thất cử, hoặc đảng Dân Chủ chiếm đa số thượng viện, việc chọn thẩm phán thiên hữu vào viện sẽ tiêu tan.

Những lời đe dọa đốt nhà, bạo loạn... của cánh tả nếu chọn bầu thẩm phán tối cao pháp viện trước mùa bầu cử.
RBG-riots-2.png


RBG-riots.png


Burn-senate.png


Screen-Shot-2020-09-19-at-8.52.59-AM.png


FGuck-you-Ginsburg.png


Emmett-MacFarlane.jpg


Hana-Ali.jpg


More-2.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Con dịch tàu này hết hot rồi, thớt làm bài mới về bầu cử mẽo chắc hot hơn đó.
Biết là dịch Tàu hết hot rồi nhưng tôi vẫn đăng thêm bài post này để biết thêm sự bất nhất, không hợp lý của Trung Tâm Phòng Chống Covid-19 của Mỹ, một cơ quan có ảnh hưởng nhiều đến sự tăng/giảm của ca nhiễm/tử vong tại Mỹ và thế giới.

Covid-19, CDC, Trump, và Bill Gate đầy mâu thuẫn. Ai đúng, ai sai?
Trump tuyên bố sẽ có Vaccine cho Covid-19 cuối năm nay, hoặc có thể sớm hơn, trước ngày bầu cử tổng thống, và vào khoảng tháng 4 năm 2021 mỗi người dân sẽ có vaccine. Nhiều người nghi ngờ, cho là Trump nói xạo
Trưởng ban Trung Tâm Phòng Chống Dịch của Mỹ (CDC), bác sĩ robert Redfield, trong một cuộc điều trần trước quốc hội, đã tuyên bố:


Dr. Robert Redfield:
I’m not going to comment directly about the president. But I am going to comment, as the CDC director, that face masks, these face masks, are the most important, powerful public health tool we have. And I will continue to appeal for all Americans, all individuals in our country, to embrace these face coverings. I’ve said it: If we did it for six, eight, 10, 12 weeks, we’d bring this pandemic under control. We have clear scientific evidence. They work, and they are our best defense.
I might even go so far as to say that this face mask is more guaranteed to protect me against Covid than when I take a Covid vaccine, because the immunogenicity may be 70 percent. And if I don’t get an immune response, the vaccine is not going to protect me. This face mask will. So I do want to keep asking the American public to take the responsibility, particularly the 18-to-25 year olds, where we’re seeing the outbreak in America continue to go like this [straight up] because we haven’t got the acceptance, the personal responsibility that we need for all Americans to embrace this face mask.


Lược dịch một đoạn:
Trên cương vị giám đốc của CDC, tôi nghĩ khẩu trang vật quan trọng nhất, hữu hiệu nhất của người dân trong việc phòng chống Covid-19. Tôi tiếp tực kêu gọi mọi người dân Mỹ đeo khẩu trang. Như tôi đã nói: Nếu chúng ta đeo khẩu trang trong 6, 8,10, hoặc 12 tuần, chúng ta sẽ kiểm soát được đại dịch. Bằng chứng khoa học đã chứng minh điều đó. Đeo khẩu trang hữu hiệu trong việc phòng chống Covid-19, và đeo khẩu trang là cách phòng chống hữu hiệu nhất.
Tôi có nói thêm hơn nữa, khẩu trang này bảo vệ tôi nhiều hơn là nếu tôi dùng vaccine, vì……”
Ngay sau lời tuyên bố của giám đốc CDC, Trump tuyên bố rất có thể ông giám đốc đã trả lời “lộn xộn” của 2 câu hỏi.
Không lâu sau, giám đốc CDC nhượng bộ, đính chính lại lời tuyên bố của ông. Ông nói:


“Tôi tin tưởng 100% tầm quan trọng của vaccine, đặc biệt là vaccine Covid-19. Vacinne Covid-19 sẽ đem cuộc sống của người dân trở lại bình thường…..”
Và ông nghĩ vaccine Covid-19 sẽ có, sớm nhất là giữa năm 2012.


Hồi đầu tháng 3, khi Covid-19 lên cao điểm, bác sĩ Fauci, cố vấn của CDC đã tuyên bố ngược lại.

LaPook, March 8: There’s a lot of confusion among people, and misinformation, surrounding face masks. Can you discuss that?
Fauci: The masks are important for someone who’s infected to prevent them from infecting someone else… Right now in the United States, people should not be walking around with masks.
LaPook: You’re sure of it? Because people are listening really closely to this.
Fauci: … There’s no reason to be walking around with a mask. When you’re in the middle of an outbreak, wearing a mask might make people feel a little bit better and it might even block a droplet, but it’s not providing the perfect protection that people think that it is. And, often, there are unintended consequences — people keep fiddling with the mask and they keep touching their face.
LaPook: And can you get some schmutz, sort of staying inside there?
Fauci: Of course, of course. But, when you think masks, you should think of health care providers needing them and people who are ill. The people who, when you look at the films of foreign countries and you see 85% of the people wearing masks — that’s fine, that’s fine. I’m not against it. If you want to do it, that’s fine.
LaPook: But it can lead to a shortage of masks?
Fauci: Exactly, that’s the point. It could lead to a shortage of masks for the people who really need it.
Phỏng dịch một vài đoạn
Trong một cuộc phỏng vấn, bác sĩ Fauci đã nói:
“Khẩu trang quan trọng cho những người mắc bệnh Covid-19 trong việc ngăn chặn truyền nhiễm qua người khác… Ngay lúc này tại Mỹ, không nên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.”
Người phỏng vấn: “Ông có chắc điểu đó không? vì người dân đang lắng nghe cuộc phỏng vấn này.”
Bác sĩ Fauci: “Không có lý do gì phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Trong thời cao điểm Covid-19, người đeo khẩu trang có tâm trạng cảm thấy an toàn hơn và khẩu trang có thể ngăn chặn một số giọt nước miếng, nhưng khẩu trang không đưa hiệu quả hoàn thiện như người ta nghĩ. Và thường có những hậu quả không lường. Người đeo khẩu trang thường hay đụng tay vào mặt…..”


Hôm qua vào ngày 17 tháng 9, Bill Gate tuyên bố kết tội Trump: “Việc ban hành cấm các chuyến bay từ/tới TQ và Châu Âu đã làm ca nhiễm/tử vong Covid-19 tăng vọt tại Mỹ, Vì khi nghe tin, những người sống tại Mỹ ồ ạt về nhà tại Mỹ, mang theo Covid-19 vào Mỹ.”
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Biden lẫn lộn quá nhiều

Kể từ năm 2016, Biden lẫn lộn ngày càng nhiều hơn. Hầu như bất cứ khi nào ông nói trước công chúng, ông đều lẫn lộn. Ngày 20 tháng 9 ông tuyên bố Covid-19 đã làm 200 triệu người Mỹ chết (khoảng 2/3 tổng số dân Mỹ)



Từ ngày Biden đi vận động tranh cử, có những lần ông tỏ vẻ tỉnh táo, nhưng nhiều lần ông tỏ rõ sự suy nhược thể lý lẫn tâm thần.

Trong cuộc nói chuyện với hằng ngàn người ủng hộ ngày 19 tháng 9 tại N, Carolina, Trump tuyên bố (hơi sỗ sàng):
"Biden ra khỏi hầm và được ban vận động của Biden chích thuốc kích thích vào đít Biden để Biden tỉnh táo..."
5f583e22b56f0.image.jpg


Trump còn thách thức Biden:
"Trước khi debate, cả tôi (Trump) lẫn Biden cần được xét nghiệm xem có ai bị chích thuốc kích thích không."
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Cuomo và Blasio
Thống đốc tiểu bang New York Cuomo, và thị trưởng thành phố New york City Blasio là hai người cực lực chống Trump. Trong mùa Covid-19 hai người đã mang con số ca nhiễm/tử vong lên kỷ lục trên thế giới, trong đó có khoảng gần 10.000 người trong viện dưỡng lão bị chết vì chính sách ép buộc viện dưỡng lão nhận bệnh nhân Covid-19. Trong mùa bạo loạn, hai người đã bênh vực BLM/ANTIFA, cắt giảm nhân viên/ngân sách cảnh sát. Kinh tế thành phố suy thoái vì nhiều công ty. cửa tiệm dời đi nơi khác. phạm pháp tăng vọt.

Chính Blasio và vợ đã sơn hàng chữ không lồ "Black Lives Matter" trên đại lộ ngay trước cửa khách sạn của Trump và cho cảnh sát canh gác 24/24 để ngăn chặn người đến xóa hàng chữ.
30582628-8754403-Mayor_Bill_de_Blasio_is_seen_helping_paint_the_Black_Lives_Matte-a-37_1600660977971.jpg


Thứ bảy ngày 19 tháng 9 trên một con đường tại New York City, xuất hiện một hàng chữ khổng lồ:
"F**k Cuomo and De Blasio"

cuomo-de-blasio-mural.jpg


33422106-8754403-image-a-43_1600662342413.jpg
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Hiến Pháp Mỹ và bầu chọn thẩm phán Tối Cao Pháp Viện

Tối Cao Pháp Viện
Mỗi tiểu bang có luật riêng, tòa án riêng. Và tất cả các tiểu bang phải tuân theo luật liên bang.
Tối cao pháp viện là một tòa án liên bang cao nhất của Mỹ. Dưới tối cao pháp viện còn 2 loại tòa án liên bang, một loại không cần bồi thấm đoàn, một loại có bồi thẩm đoàn.
Tòa án liên bang Mỹ có mục đích giải quyết những vấn đề thưa kiện có tầm vóc lớn liên quan đến luật liên bang mà các tiểu bang phải tuân theo như Phá Thai, sở hữu súng, đồng tính luyến ái, hôn nhân của người cùng phái, kiện tổng thống (hành pháp), kiện ngành lập pháp, tư pháp……
Thường thường các vụ kiện liên quan đến liên bang thường bắt đầu từ một trong 2 tòa án liên bang cấp dưới. Nếu bên thua muốn kháng án, bên thua có thể kháng án tại tối cao pháp viện.
Tối cao pháp viện có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, lối sống, văn hóa Mỹ. Tối cao pháp viện gồm 9 thẩm phán (giữ chức vụ suốt đời) do tổng thống đề cử, và thượng viện bầu. Đây là một nơi tranh giành quyền lực cao nhất giữa 2 phe: cấp tiến (Dân Chủ) và bảo thủ (Cộng Hòa). Trong nhiều thập niên qua thẩm phán cấp tiến tại các tòa án liên bang chiếm đa số, đặc biệt tại tối cao pháp viện, cho tới khi Trump làm tổng thống từ năm 2016.
Hiện tại 9 vị thẩm phán gồm 4 vị do đảng Dân Chủ chọn, 5 vị do đảng Cộng Hòa. Trong 5 vị do đảng Cộng Hòa, Trump đã chọn 2 vị là thẩm phán Brett Kavanaugh, và Neil Gorsuch. Mặc dầu có 5 vị (đa số) do đảng Cộng Hòa chọn, nhưng phái bảo thủ vẫn không thắng thế vì một vị của Đảng Cộng Hòa chọn, John Roberts trong thời gian gần đây đã có những quyết định nghiêng về phái cấp tiến.


Thứ sáu ngày 18 tháng 9, một thẩm phán kỳ cựu của tối cao pháp viện phe cấp tiến, Ruth Bader Ginsburg, 87 tuổi, qua đời và sẽ phải có một vị thẩm phán mới thay thế. Trước khi qua đời, ước nguyện của bà là việc chọn người thay thế bà sẽ diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống. Có lẽ bà e ngại phe bảo thủ sẽ chiếm đa số tại tối cao pháp viện.
Tình hình chính trị tại Mỹ trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt trong mùa bầu cử này. Trump và chủ tịch thượng viện (Cộng Hòa chiếm đa số) tỏ dấu hiệu bầu thẩm phán mới (tại thượng viện) càng sớm càng tốt, trước mùa bầu cử. Đảng Dân Chủ đang nỗ lực dời cuộc bầu cử thẩm phán sau mùa bầu cử tổng thống, với hy vọng Biden thắng cử và Dân Chủ chiếm đa số trong mùa bầu cử tháng 11 năm nay.

Hiến pháp Mỹ cho tổng thống quyền đề cử thẩm phán, và cho thượng viện có quyền thi hành (hoặc không thi hành) việc bầu thẩm phán tại thượng viện.

Năm 2016, trước mùa bầu cử tổng thống, khi Obama (Dân Chủ) là tổng thống, và thượng viện do Cộng Hòa chiếm đa số, Obama đã đề cử một thẩm phán, Merrick Garland, mặc dầu biết trước sẽ không được phê chuẩn. Chủ tịch thượng viện không cho bầu.
Obama và các lãnh tụ đảng Dân Chủ yêu sách đòi thượng viện bầu chọn (mặc dầu biết trước sẽ thất bại vì Cộng Hòa chiếm đa số tại thượng viện.) và tố cáo thượng viện đã không thi hành theo qui định của Hiếp Phám Mỹ, bầu chọn 1 thẩm phán cho đủ 9 vị trong tối cao pháp viện.

“Đã 5 tháng kể từ ngày đề cử Merrick Garland. Sự vắng bóng của một vị thẩm phán tạo một lỗ hổng trong hệ thống công lý. Thượng viện phải hành động.”
Cựu tổng thống Obama
“Obama năm 2016: “Khi nào Tối Cao Pháp Viện thiếu thẩm phán, tổng thống đề cử một người, thượng viện bầu chọn người đó. Không có một luật bất thành văn nào nói việc đó chỉ được thực hiện vào những năm không có tổng tuyển cử. Việc đó cũng không được ghi trong Hiến Pháp.”

1600701118129.png



“Lãnh tụ tại thượng viện đã làm tổn hại chức năng của Tối Cao Pháp Viện, không thể chấp nhận được.”
1600701164414.png



“Sự cần thiết của thẩm phán thứ 9 rõ ràng không thể phủ nhận được.”
1600701193595.png



Kamala Harris, ứng cử viên phó tổng thống 2020 của đảng Dân Chủ: “Đã 5 tháng kể từ khi đề cử Merrick Garland. Sự vắng bóng của ông đã tạo một lỗ hổng trong hệ thống công lý. Thượng viện phải bầu chọn.”
1600701222633.png



Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, Dick Durbin: “Tổng thống [Obama] đã làm bổn phận theo hiến pháp, giờ tới phiên thượng viện.”
1600701248727.png


Joe Biden, cựu phó tổng thống 2016, ứng cử viên tổng thống 2020:
President Has 'Constitutional Duty' to Nominate Supreme Court Justice, Even Months Before Election.”
(Tổng thống có bổn phận tuân theo Hiến Pháp trong việc đề cử thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, kể cả vào lúc trước cuộc tổng tuyển cử vài tháng.)

Thời đại digital, chính trị gia không thể che dấu mọi người những gì mình đã tuyên bố trong quá khứ. Chính những người chống đối việc Trump và thượng viện có ý định làm năm nay 2020 lại là những người ủng hộ đường lối này vào năm 2016, năm tổng tuyển cử.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Hiến Pháp Mỹ và bầu chọn thẩm phán Tối Cao Pháp Viện



Hiến pháp Mỹ cho tổng thống quyền đề cử thẩm phán, và cho thượng viện có quyền thi hành (hoặc không thi hành) việc bầu thẩm phán tại thượng viện.


Năm 2016, trước mùa bầu cử tổng thống, khi Obama (Dân Chủ) là tổng thống, và thượng viện do Cộng Hòa chiếm đa số, Obama đã đề cử một thẩm phán, Merrick Garland, mặc dầu biết trước sẽ không được phê chuẩn. Chủ tịch thượng viện không cho bầu.
Obama và các lãnh tụ đảng Dân Chủ yêu sách đòi thượng viện bầu chọn (mặc dầu biết trước sẽ thất bại vì Cộng Hòa chiếm đa số tại thượng viện.) và tố cáo thượng viện đã không thi hành theo qui định của Hiếp Phám Mỹ, bầu chọn 1 thẩm phán cho đủ 9 vị trong tối cao pháp viện.

“Đã 5 tháng kể từ ngày đề cử Merrick Garland. Sự vắng bóng của một vị thẩm phán tạo một lỗ hổng trong hệ thống công lý. Thượng viện phải hành động.”
Cựu tổng thống Obama
“Obama năm 2016: “Khi nào Tối Cao Pháp Viện thiếu thẩm phán, tổng thống đề cử một người, thượng viện bầu chọn người đó. Không có một luật bất thành văn nào nói việc đó chỉ được thực hiện vào những năm không có tổng tuyển cử. Việc đó cũng không được ghi trong Hiến Pháp.”



“Lãnh tụ tại thượng viện đã làm tổn hại chức năng của Tối Cao Pháp Viện, không thể chấp nhận được.”



“Sự cần thiết của thẩm phán thứ 9 rõ ràng không thể phủ nhận được.”




Kamala Harris, ứng cử viên phó tổng thống 2020 của đảng Dân Chủ: “Đã 5 tháng kể từ khi đề cử Merrick Garland. Sự vắng bóng của ông đã tạo một lỗ hổng trong hệ thống công lý. Thượng viện phải bầu chọn.”



Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, Dick Durbin: “Tổng thống [Obama] đã làm bổn phận theo hiến pháp, giờ tới phiên thượng viện.”


Joe Biden, cựu phó tổng thống 2016, ứng cử viên tổng thống 2020:
President Has 'Constitutional Duty' to Nominate Supreme Court Justice, Even Months Before Election.”
(Tổng thống có bổn phận tuân theo Hiến Pháp trong việc đề cử thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, kể cả vào lúc trước cuộc tổng tuyển cử vài tháng.)

Thời đại digital, chính trị gia không thể che dấu mọi người những gì mình đã tuyên bố trong quá khứ. Chính những người chống đối việc Trump và thượng viện có ý định làm năm nay 2020 lại là những người ủng hộ đường lối này vào năm 2016, năm tổng tuyển cử.


Tuần qua, một trong 9 vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, Ruth Bader Ginsburg (RBG), qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Trump và chủ tịch thượng viện, Mitch McConnell (Cộng Hòa), tiến hành việc đề cử và bầu chọn vị thẩm phán cho Tối Cao Pháp Viện. Đảng Dân Chủ, từ Obama, vợ chồng cựu tổng thống Clinton, chủ tịch hạ viện Pelosi, cựu bộ trưởng Bộ Tư Pháp, các đại biểu quốc hội của đảng Dân Chủ… cực lực phản đối, cho việc đó là vi phạm hiến pháp vì thực thi vào năm bầu cử. Họ cho ý định của Trump và thượng viện là vi phạm hiến pháp. Họ ủng hộ bạo loạn, đóng cửa quốc hội, đốt nhà, sẽ bầu thật nhiều thấm phán (hơn 9 vị) vào tối cao pháp viện, kêu gọi biểu tình trước nhà chủ tịch thượng viện Mitch McConnell, nếu Trump và thượng viện tiến hành đề cử thẩm phán.

33389294-8752063-Reza_Aslan_said_If_they_even_TRY_to_replace_RBG_we_burn_the_enti-a-16_1600631655434.jpg
33389586-8752063-Aslan_told_his_almost_300_000_followers_to_prepare_themselves_fo-a-15_1600631655433.jpg

Cựu nhân viên cơ quan truyền thông CNN, Reza Asian, "Nếu họ nỗ lực thay thế thẩm phán RBG, chúng ta sẽ thiêu rụi hết."


33389292-8752063-image-a-25_1600575849633.jpg
33389304-8752063-image-a-26_1600575883949.jpg

Beau Willimo
, người viết kịch bản, "Chúng ta sẽ đốt rụi quốc gia này nếu Trump và McConnell nỗ lực chọn thẩm pháng trước ngày bầu cử."

33389320-8752063-image-a-30_1600576070557.jpg
33389306-8752063-image-a-32_1600576141762.jpg

Giảng sư tại đại học University of Waterloo in Ontario, Canada, Emmett Macfarlane, "Thiêu rụi quốc hội trước khi Trump chọn thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện."


33389310-8752063-image-a-27_1600575926095.jpg
33389582-8752063-image-a-28_1600576015746.jpg

Aaron Gouveia, nhà văn: "Đ.M. không. Đốt cháy hết mọi thứ


Chủ tịch thượng viện, Mitch McConnell (trái), và thẩm phán Ruth Bader Ginsburg (phải, qua đời)
33397132-8752641-Senate_Majority_Leader_Mitch_McConnell-a-46_1600607137209.jpg
33397310-8752641-Supreme_Court_Justice_Ruth_Bader_Ginsburg-a-47_1600607137213.jpg


Theo lời kêu gọi của cánh tả, đoàn người đã đến trước cửa nhà của chủ tịch thượng viện, biểu tình phản đối.
33397078-8752641-McConnell_vowed_on_Friday_night_hours_after_the_death_Ginsburg_a-a-48_1600607137217.jpg


33397066-8752641-Images_from_the_protest_showed_officers_arriving_to_the_scene_to-a-49_1600607137219.jpg


33397082-8752641-Dozens_of_people_were_seen_protesting_outside_McConnell_s_home_o-a-56_1600607137232.jpg


Cháu nội/ngoại của vị thẩm phán qua đời nói: "Trước khi chết, thẩm phán RBG ước nguyện việc chọn thẩm phán thay thế bà nên thực hiện sau ngày bầu cử." Trump phản ứng: "Có thể điều đó đúng, có thể điều đó sai vì chủ tịch hạ viện và đảng Dân Chủ âm mưu,dàn dựng lên câu nói đó."

Biden tuyên bố vào ngày 19 tháng 9 năm 2020:
“Để tôi nói rõ: Cử tri nên chọn một tổng thống, và tổng thống đó nên chọn một người thay thế thẩm phán Ginsburg.”
1600702126436.png

Có lẽ Biden lại lầm lẫn thêm một lần nữa, tổng thống hiện thời của Mỹ là ai. Chính cử tri đã chọn Trump làm tổng thống, và Trump đang là đương kim tổng thống.



 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Trump vận động tại Ohio. Biden vận động tại Wisconsin

Theo các viện thăm dò xu hướng, Biden dẫn đầu trong cuộc bầu cử tháng 10. Nhưng mỗi lần Trump và Biden đi vận động, số người tham dự và lòng nhiệt thành khác hẳn.

Người đứng đợi Trump đến (trước 6 tiếng) ngày 21 tháng 9 tại Ohio


Người đứng đợi Biden ngày 21 tháng 9 tại Wisconsin
showImage


Khi nói chuyện trong ngày vận động 21 tháng 9 tại Wisconsin, Biden lại lầm lẫn.
- Đọc sai những câu tuyên thệ mà mỗi học sinh thuộc lòng, tay để trên ngực, đọc dưới lá quốc kỳ.

Câu tuyên thệ:
"I pledge allegiance to the flag of the United States of America, and to the republic for which it stands, one nation under God, indivisible, with liberty and justice for for all."

Biden đọc thành:
"I Pledge Allegiance to the United States of America. One Nation, Indivisible, Under God,
For Real."

Ngoài ra Biden còn đeo khẩu trang không đúng cách. Khẩu trang có 2 mặt. Mặt xanh có lớp bọc chặn hơi nước, mặt trắng không có lớp chặn hơi nưới. Mặt xanh phải đeo ra ngoài. Biden đeo mặt trắng ra ngoài.
 


Top