Tổng thống Trump được đề cử lãnh giải Nobel Hòa Bình Thế giới 2021
Thủ tướng Na Uy,
Tybring-Gjedde, đã đề cử tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa Bình Thế Giới 2021. Ông đã khen tặng nỗ lực giải quyết tranh chấp thế giới của TT Trump. Thỏa ước do Trump môi giới giữa
Do Thái và
United Arab Emirates
(
UAE) là một sự việc
"thay đổi trò chơi," theo như lời thủ tướng Na Uy, trong cuộc xung đột ở Trung Đông. Thỏa ước sẽ bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và đã được thông báo vào ngày 13 tháng 8, và sẽ chính thức ký tại Tòa Bạch Ốc ngày 15 tháng 9 giữa thủ tướng Do Thái,
Benjamin Netanyahu, và bộ trưởng Bộ Ngoại Giao nước Emirate,
Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan.
Ngày thứ hai 31 tháng 8 đã có chuyến bay đầu tiên bay từ Do Thái qua không phận Ả Rập Saudi tới UAE
. Chuyến bay chỉ cần 3 tiếng 20 phút, thay vì 7 tiếng vì phải bay vòng ngoài không phận các nước Ả Rập tại Trung Đông.
Chuyến bay đầu tiên từ Do Thái tới UAE trên vòm trời các nước Ả Rập
Cuộc gặp gỡ giữa cố vấn tổng thống Trump, Jared Kushner (trái), bộ trưởng bộ ngoại giao UAE Anwar Mohammed Gargash (giữa), và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Do Thái (phải), tại tòa Bạch Ốc ngày 31 tháng 8 năm 2020
Theo lời thủ tướng Na Uy, TT Trump đã đã làm nhiều hơn so với hầu hết các người lãnh giải Nobel Hòa Bình, trong nỗ lực tạo dựng hòa bình giữa nhiều quốc gia trên thế giới. Ông hy vọng các nước Ả Rập khác cũng theo UAE trong việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Do Thái.
Cũng theo ông, TT Trump đã đủ 3 điều kiện
- Tình bằng hữu giữa các quốc gia mà TT Trump đã làm trong những cuộc thương lượng
- Giảm thiểu quân đội tại những nước tranh chấp
- Cổ võ tạo hòa bình
Trong quá khứ, cựu tổng thống Mỹ Obama đã được đề cử sau 2 tháng nhậm chức, và đã thắng giải vài tháng sau. Rất nhiều người sửng sốt khi TT Obama được đề cử, ngày chính cả TT Obama, vì TT Obama chưa làm được gì mà mới chỉ cổ võ. Việc này đã làm một thành viên trong ban giám khảo hối hận sau khi phát giải. Ông nói trao giải Nobel Hòa Bình cho TT Obama là một việc làm quá vội, nếu không nói là bất cẩn vì TT Obama mới chỉ cổ võ chứ chưa làm được gì.
Ngoài ra, ngày 28 tháng 8 vừa qua đại diện quốc gia
Serbia và
Kosovo cũng đã ký thỏa ước bình thường hoá kinh tế giữa hai bên, sau nhiều cuộc thương thuyết thất bại từ những năm 1990's. Trong suốt thập niên 1990's đã có nhiều cuộc chiến tranh đổ máu giữa Serbia vaw Kosovo. Kosovo đòi độc lập từ Serbia và tuyên bố độc lập vào năm 2008. Serbia không chịu, và chỉ coi Kosovo như một khu tự trị của Serbia. Kosovo vận động các nước trên thế giới ủng hộ mình. Serbia đe các nước có khuynh hướng ủng hộ Kosovo, bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế với những nước đó. Ngoài việc đồng ý bình thường hóa quan hệ kinh tế, nối đường bay, xây xa lộ, lập đường xe lửa... giữa hai bên và hai bên thỏa thuận: trong năm đầu Serbia sẽ ngừng việc cổ võ các nước đừng công nhận Kosova, và Kosova ngừng đăng ký gia nhập các tổ chức quốc tế. Hai bên đồng công nhận phong trào Hồi Giáo quá khích
Hezbollah là một tổ chức khủng bố thế giới, và sẽ cấm dùng kỹ thuật truyền thông 5G của những nước không đáng tin cậy, ý chỉ TQ, trong việc truyền thông giữa hai bên.
Ký thỏa ước bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Serbia và Kosovo tại Tòa Bạch Ốc.
Vào năm 2018, thủ tướng Na Uy này cũng đã đề cử TT Trump cho giải Nobel Hòa Bình năm 2019 sau cuộc họp thượng đỉnh giữa TT Trump và TT Bắc Hàn Kim Jong Un. Và thủ tướng Nhật cũng đã đề cử TT Trump vào năm đó, nhưng TT Trump đã không được chấm.
Qua cuộc đề cử này, TT Trump sẽ có thêm hy vọng trong việc tái ứng cử tổng thống vào ngày 3 tháng 11 năm 2020