Orbit Downloader phát tán DDOS mạo danh IP Việt Nam | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Orbit Downloader phát tán DDOS mạo danh IP Việt Nam

phj4nhpr09xx

† God bless Country Music & Country Gospel Music ♫
Thành viên BQT
Các nhà nghiên cứu bảo mật của hãng ESET đã phát hiện ra rằng trong trình tải về Orbit Downloader có chứa công cụ phát tán DDOS.

Orbit-Downloader.jpg


Thông thường, các ứng dụng download miễn phí thường tạo doanh thu cho các nhà phát triển bằng các hiển thị quảng cáo hoặc khuyến nghị người dùng tải kèm các phần mềm của bên thứ ba. Nhưng ứng dụng Orbit Downloader của hãng Innoshock còn ẩn chứa một số nguy cơ tiềm tàng tệ hơn thế!

Theo Softpedia, các nhà nghiên cứu của hãng ESET đã phát hiện ra rằng trong khoảng thời gian giữa 25-12-2012 (phiên bản 4.1.1.14) và 10-01-2013 (phiên bản 4.1.1.15) có một thành phần độc hại đã được tích hợp vào tập tin thực thi orbitdm.exe của Orbit Downloader. Thành phần độc hại này biến trình tải về thành một công cụ phát tán DDOS (phương thức tấn công website bằng từ chối dịch vụ).

"Được phát hành từ rất lâu, Orbit Downloader đã được phổ biến rộng rãi (được một số trang web phần mềm nổi tiếng đánh giá là một trong những trình download hàng đầu). Do vậy, ứng dụng có thể tạo ra hàng Gigabit lưu lượng mạng, biến nó trở thành công cụ hiệu quả để phát tán DDOS", Aryeh Goretsky của ESET lưu ý.

"Trên một máy tính thử nghiệm có cổng Ethernet gigabit trong phòng thí nghiệm của chúng tôi, yêu cầu kết nối HTTP đã gửi những gói tin với tốc độ 140.000 gói trên giây, với một nguồn địa chỉ giả mạo phần lớn xuất hiện từ các dải IP phân bổ cho Việt Nam", Goretsky nói thêm.

Hiện tại, Innoshock vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này, nhưng các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên nhanh chóng gỡ bỏ trình Orbit Downloader ngay lập tức.

Theo nguồn tin từ công ty bảo mật Cyberoam, Heise Security đã tiến hành phân tích cho thấy rằng trong một khoảng thời gian ngắn, công cụ này đã gửi hàng triệu gói tin SYN đến các địa chỉ IP 118.69.172.112 và 118.69.172.247 với các địa chỉ nguồn gửi giả mạo. Như vậy cũng không quá khó để xác định rằng công cụ này đang thực hiện một cuộc tấn công SYN-Flood làm quá tải các hệ thống bị tấn công hay còn gọi là tấn công từ chối dịch vụ (DoS). Ngoài ra, mục tiêu nhắm đến của Orbit Downloader rõ ràng là các IP đến từ Việt Nam.

Tấn công SYN-Flood cũng gây ra các tác tại ngay trong mạng nội bộ (LAN). Các thiết bị mạng phải trung chuyển các gói tin liên tục cũng có thể dẫn đến tình trạng quá tải. Như khi Heise Security tiến hành kiểm tra với phiên bản hiện tại 4.1.1.18, môi trường mạng dùng để kiểm tra đã nhanh chóng quá tải sau một thời gian ngắn và bắt buộc phải khởi động lại Router. Công cụ chỉ ngừng tấn công khi người dùng đóng cửa sổ chương trình và hoàn toàn thoát khỏi ứng dụng ở Tray.

Theo phân tích của trang VirusTotal (kiểm thử với nhiều chương trình antivirus) thì chỉ 2 trong 46 chương trình antivirus có "nhận định" về ứng dụng này. Trong khi Esset nhận diện chương trình cài đặt của Orbit Downloader là Adware với mã Win32/OpenCandy thì Kaspersky thông báo "not-a-virus:NetTool.Win32.GushUnleashed.a".
 

LuanPhamT

Rìu Sắt
Mình thì dốt về máy tính, nhưng cũng thử quét các file Unikey tải Trên Unikey.org. Nhưng kết quả trên virustotal bất ngờ quá. Cả trên sourceforge cũng có report với từ khóa "virus, trojan, internet connetion request" nhưng vẫn nhận được sự im lặng. (có thể tác giả là bác Long nghĩ rằng các công cụ quét nhận nhầm nên chẳng muốn trả lời tốn thời gian)
Biết đâu chừng có có, không không. Chẳng biết đâu mà lần được như vụ Orbit bên trên, nên mong các bác có kinh nghiệm vào kiểm tra thử ạ, lý do thì có 1 vụ nhiều năm trước rồi vào năm 2012, bác Long chia sẽ là bị hacker hay ai đó chèn mã độc sau đó đã gỡ bỏ.
Đang dùng con máy cùi 2011 cũng chẳng làm gì. Online xem này kia giải trí linh tinh. Mình làm thợ hàn điện, gió đá nên cũng không sợ mất gì. Nhưng vẫn không tự nhiên vô cớ share lịch sữ web hay dù cái link youtube mình xem cho người khác.
 
Sửa lần cuối:

haivu

Administrator
Thành viên BQT
Tiền là tất cả...
 

PST502

Rìu Bạc
Các nhà nghiên cứu bảo mật của hãng ESET đã phát hiện ra rằng trong trình tải về Orbit Downloader có chứa công cụ phát tán DDOS.

Xem phần đính kèm 495

Thông thường, các ứng dụng download miễn phí thường tạo doanh thu cho các nhà phát triển bằng các hiển thị quảng cáo hoặc khuyến nghị người dùng tải kèm các phần mềm của bên thứ ba. Nhưng ứng dụng Orbit Downloader của hãng Innoshock còn ẩn chứa một số nguy cơ tiềm tàng tệ hơn thế!

Theo Softpedia, các nhà nghiên cứu của hãng ESET đã phát hiện ra rằng trong khoảng thời gian giữa 25-12-2012 (phiên bản 4.1.1.14) và 10-01-2013 (phiên bản 4.1.1.15) có một thành phần độc hại đã được tích hợp vào tập tin thực thi orbitdm.exe của Orbit Downloader. Thành phần độc hại này biến trình tải về thành một công cụ phát tán DDOS (phương thức tấn công website bằng từ chối dịch vụ).

"Được phát hành từ rất lâu, Orbit Downloader đã được phổ biến rộng rãi (được một số trang web phần mềm nổi tiếng đánh giá là một trong những trình download hàng đầu). Do vậy, ứng dụng có thể tạo ra hàng Gigabit lưu lượng mạng, biến nó trở thành công cụ hiệu quả để phát tán DDOS", Aryeh Goretsky của ESET lưu ý.

"Trên một máy tính thử nghiệm có cổng Ethernet gigabit trong phòng thí nghiệm của chúng tôi, yêu cầu kết nối HTTP đã gửi những gói tin với tốc độ 140.000 gói trên giây, với một nguồn địa chỉ giả mạo phần lớn xuất hiện từ các dải IP phân bổ cho Việt Nam", Goretsky nói thêm.

Hiện tại, Innoshock vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này, nhưng các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên nhanh chóng gỡ bỏ trình Orbit Downloader ngay lập tức.

Theo nguồn tin từ công ty bảo mật Cyberoam, Heise Security đã tiến hành phân tích cho thấy rằng trong một khoảng thời gian ngắn, công cụ này đã gửi hàng triệu gói tin SYN đến các địa chỉ IP 118.69.172.112 và 118.69.172.247 với các địa chỉ nguồn gửi giả mạo. Như vậy cũng không quá khó để xác định rằng công cụ này đang thực hiện một cuộc tấn công SYN-Flood làm quá tải các hệ thống bị tấn công hay còn gọi là tấn công từ chối dịch vụ (DoS). Ngoài ra, mục tiêu nhắm đến của Orbit Downloader rõ ràng là các IP đến từ Việt Nam.

Tấn công SYN-Flood cũng gây ra các tác tại ngay trong mạng nội bộ (LAN). Các thiết bị mạng phải trung chuyển các gói tin liên tục cũng có thể dẫn đến tình trạng quá tải. Như khi Heise Security tiến hành kiểm tra với phiên bản hiện tại 4.1.1.18, môi trường mạng dùng để kiểm tra đã nhanh chóng quá tải sau một thời gian ngắn và bắt buộc phải khởi động lại Router. Công cụ chỉ ngừng tấn công khi người dùng đóng cửa sổ chương trình và hoàn toàn thoát khỏi ứng dụng ở Tray.

Theo phân tích của trang VirusTotal (kiểm thử với nhiều chương trình antivirus) thì chỉ 2 trong 46 chương trình antivirus có "nhận định" về ứng dụng này. Trong khi Esset nhận diện chương trình cài đặt của Orbit Downloader là Adware với mã Win32/OpenCandy thì Kaspersky thông báo "not-a-virus:NetTool.Win32.GushUnleashed.a".

Căng :))) Thế là đi tới cái thương hiệu.
 

PST502

Rìu Bạc
Mình thì dốt về máy tính, nhưng cũng thử quét các file Unikey tải Trên Unikey.org. Nhưng kết quả trên virustotal bất ngờ quá. Cả trên sourceforge cũng có report với từ khóa "virus, trojan, internet connetion request" nhưng vẫn nhận được sự im lặng. (có thể tác giả là bác Long nghĩ rằng các công cụ quét nhận nhầm nên chẳng muốn trả lời tốn thời gian)
Biết đâu chừng có có, không không. Chẳng biết đâu mà lần được như vụ Orbit bên trên, nên mong các bác có kinh nghiệm vào kiểm tra thử ạ, lý do thì có 1 vụ nhiều năm trước rồi vào năm 2012, bác Long chia sẽ là bị hacker hay ai đó chèn mã độc sau đó đã gỡ bỏ.
Đang dùng con máy cùi 2011 cũng chẳng làm gì. Online xem này kia giải trí linh tinh. Mình làm thợ hàn điện, gió đá nên cũng không sợ mất gì. Nhưng vẫn không tự nhiên vô cớ share lịch sữ web hay dù cái link youtube mình xem cho người khác.

UniKey bản 4.3 RC4 bây giờ có chữ ký số rồi (UniKey.org là trang chính thức). Mình chả hiểu vì sao UniKey bản cũ lại có một đoạn mã thực thi kết nối mạng, lúc đó mình biết tin này nên đã chặn tường lửa cho an toàn :))) Hình như lúc trước có mấy bài viết cảnh báo UniKey giả mạo thì phải.
 


Bài Viết Mới

Top