Nguồn gốc tết cổ truyền Việt Nam từ ngàn xưa | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Nguồn gốc tết cổ truyền Việt Nam từ ngàn xưa

Cloud

Administrator
Không như mọi người nghĩ lá nó có nguồn gốc từ bên Tàu.

Một vài nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây hiện đại cho rằng trên lãnh thổ Trung Quốc (ngày nay) thời cổ đại có hai chủng tộc sinh sống là người Hán (Mongloid phương Bắc) ở lưu vực Hoàng Hà, người Bách Việt (Mongloid phương Nam) ở nam Dương Tử.... Mà nhà Hán còn chưa thành lập...
1Qa34prtQvajlD8HJoxN8A.png
Những bộ lạc và các tiểu vương quốc ở phia nam Dương Tử được gọi chung là tộc người BÁCH VIỆT (là một thuật ngữ lỏng lẻo bao hàm các dân tộc cổ chưa bị Hán hóa hoặc bị Hán hóa một phần đã từng sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía nam Trung Quốc (vùng Lướng)và miền Bắc Việt Nam giữa thiên kỷ I TCN và thiên niên kỷ I CN) đa số họ có nền văn minh lúa nước dựa theo âm lịch nên người Bách Việt có ngày tết được gọi là Tết Âm Lịch như Tết âm lịch ngày nay mà Việt Nam, Trung quốc, Nam Hàn, Singpore hay những nước có Hoa kiều đều lấy đó làm ngày tết cổ truyền,

Do đặc điểm thời tiết và địa hình, nên kinh tế sơ khai của người Hán là chăn nuôi du mục còn người Bách Việt trồng lúa nước, theo lịch mặt trăng để coi con nước, Nên cuối năm âm lịch là tết nghỉ ngơi sau một năm trồng trọt thu hoạch, gọi là TẾT LÚA NƯỚC HAY TẾT ÂM LỊCH.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng Tết là lễ hội nông nghiệp nên xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt phương Nam.

Trước khi Tần thủy hoàng thống nhất Trung hoa, sau đó triều đại nhà Hán kế thừa xâm lược các bộ lạc Bách việt, đồng hóa người Bách việt, lấn áp xuống các miền núi xa xăm ở Phương Nam trung hoa ( các vùng Quảng tây và Bắc phần Việt Nam ngày nay ), thì lúc đó người Bách Việt (phương bắc Vn ngày nay, và một số vùng phương Nam trung quốc ngày nay ) chưa bị Hán xâm lược, đã có tết âm lịch.
Suy ra Tết âm lịch người Hán chỉ tiếp nhận sau này. Và tết âm lịch ko phải chỉ của riêng người Hán. Thì cũng như tết Dương lịch đâu có cái cường quốc nào nó tự nhận là tết của riêng nó đâu, nên không lý gì ta lại đề cập tới chữ chinese new year hay Tết Trung Quốc với người bản xứ hay người nước ngoài khi nói đến Tết Âm Lịch, nên yêu cầu họ tôn trọng người Việt bằng cách gọi tết Âm lịch là Lunar new year.

Về ngôn ngữ người Bách Việt, họ cũng dùng kí hiệu như "chữ Hán" ngày nay mà xưa kia họ nói ông bà ta vay mượn của tàu và hiện nay là Trung quốc hay người Hoa sử dụng.
Trong tám phương ngữ được xác định trên đất Trung Hoa thì tiếng Việt Quảng Đông được coi là ngôn ngữ gốc của người Bách Việt, bạn có biết tiếng Quãng họ gọi là Việt Ngữ (粵語), Chữ Việt đây trong chữ Bách Việt (百粵)
Trong khi đó, nguồn cội của ngôn ngữ Quảng Đông chính là ngôn ngữ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm của người Việt khoảng 15.000 năm trước.
Vậy chính xác loại ký tự và tiếng nói mà ngày nay ta gọi là tiếng Hán từng là của người Bách Việt.

Đáng tiếc, tự người Việt ta tự tước bỏ thân phận, dòng cuối cùng của Bách Việt còn độc lập và giữ được cương thổ. Nghe nói còn đòi bỏ Tết Ta, văn minh của người Bách Việt bị Hán tộc cướp mất.

Nguy hại hơn, nó cắt đứt mối liên hệ với quá khứ, khiến cội nguồn, lịch sử và văn hóa Việt trở nên chông chênh trên không chằng, dưới không rễ....

Trích PanFage: Yêu sử Việt
 

itvigdaaj

Gà con
"Bách Việt" không phải là một dân tộc. So sánh với khái niệm thời hiện đại cho nó dễ hiểu thì nó sẽ là một tên gọi mơ hồ, chung chung kiểu như "người châu Âu". "Người châu Âu" đều là người da trắng, họ có một điểm chung về văn hoá nhưng họ không thuộc về cùng một dân tộc, không nói cùng một ngôn ngữ, không có cùng một lối sống, phong cách sinh hoạt. Cái gọi là người Bách Việt cũng như vậy thôi. Đó cũng chỉ là một cái tên gọi mơ hồ, chung chung được những người sống trong vùng văn minh Hoa Hạ dùng để chỉ những người không thuộc về cùng nền văn minh đó, sinh sống ở phía nam vùng văn minh Hoa Hạ. Cái gọi là người Bách Việt thực ra là rất nhiều dân tộc khác nhau (có lẽ là hàng trăm dân tộc khác nhau)
 

caniquyvnz

Rìu Bạc
...nghe mấy câu cuối của thớt. thấy căng ah :(
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng, Tết Nguyên đán có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, thông qua quá trình đô hộ 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã du nhập phong tục này của người Hoa Hạ (?!).

Từ đó, mà quên mất rằng, trước khi chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt ta đã có một nền văn minh sơ khai rực rỡ ở buổi đầu bình minh dựng nước.

Nhà nước Văn lang – Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương đã hình thành nên những phong tục, tập quán của người Việt, trong đó có tục “ăn Tết” trong những ngày đầu năm mới.

Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “Tiết”. Văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (ứng với mỗi tiết này có một thời khắc gọi là “giao thời”).

Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng - tức Tiết Nguyên đán, sau này được biết đến là Tết Nguyên đán.

Thông qua câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm “Trời tròn – Đất vuông” của cư dân người Việt làm nông nghiệp; đã chứng minh Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam chúng ta, trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.

Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.

Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này"

Điều đó càng khẳng định, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay.

THẠC SĨ LƯƠNG ĐỨC HIỂN
 

Tatsada

Gà con
Nói chung nguồn gốc dân tộc ta từ thời An Dương Vương về trước đến thời Hồng Bàng còn trong vòng tranh cãi. Thậm chí có người còn phủ nhận sự tồn tại của An Dương Vương. Còn cần nhiều bằng chứng lịch sử/khảo cổ để chứng minh.
 


Top