Thảo luận - Hố đen vũ trụ tác động đến thời gian, không gian như thế nào? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thảo luận Hố đen vũ trụ tác động đến thời gian, không gian như thế nào?

MR.khoahoc

Rìu Sắt
Chính sự kéo dài vô hạn một đơn vị thời gian ở vùng không gian gần hố đen, có thể hình dung rằng, khi chạm vào hố đen thời gian sẽ kéo dài một cách vô tận.
Ở một khoảng cách đủ xa, lỗ đen vũ trụ có các tương tác giống với tất cả những vật thể khổng lồ khác trong không gian như hành tinh hay Mặt Trời. Thế nhưng ở vùng không gian tiệm cận, mọi chuyện hoàn toàn khác.
Nếu như có thể đến đủ gần một hố đen, bạn sẽ thấy trọng lực ở vùng không gian gần nó không còn “tuyến tính” như những ngôi sao khác: Không tăng dần đều mà tăng vọt rất nhanh.
Chuyến du hành của không - thời gian
Giả sử chúng ta đang bay trên một phi thuyền được trang bị động cơ phản lực ánh sáng, khi tới gần chân trời sự kiện - vùng không gian ngăn cách giữa hố đen và mọi vật chất bên ngoài - bạn sẽ thấy rằng ngay cả các photon do động cơ ánh sáng phát ra, cũng không đủ nhanh để thoát khỏi trọng lực cực hạn của "gã khổng lồ" đang cố "nuốt" lấy chúng.
Cuối cùng, chiếc phi thuyền cùng với bạn sẽ bị kéo giãn thành một sợi dây dài có độ dày đúng 1 nguyên tử, và hoàn toàn bị "nuốt chửng".
ho-den-giao-thoa.jpg

Bản concept về sự giao thoa giữa hai hố đen tạo ra sóng hấp dẫn (những gợn sóng xanh). (Ảnh: Swinburne Astronomy Productions).​
Đó là viễn cảnh được "đề xuất" bởi các nhà khoa học khi có ai đó, hay vật gì đó cố tiếp cận một dị điểm - điểm có khối lượng cực lớn trong một thể tích cực nhỏ (gần như không có thể tích). Khi đó, trường trọng lực mà nó tạo ra sẽ là cực hạn, không thứ gì có thể thoát khỏi lực hút của nó.
Tuy nhiên, lại có một thực tế khá vô lý ở đây. Giả sử trường hấp dẫn của hố đen là cực hạn (lớn vô cùng) thì ở bất kì khoảng cách nào trong không gian, nó cũng phải lớn vô cùng (vô cùng lớn chia cho bất cứ số nào cũng là vô cùng lớn), và mọi vật chất trong vũ trụ ắt hẳn phải bị “nuốt chửng” hết.
Thế nhưng ở một khoảng cách đủ lớn, hố đen dường như khá hiền lành và không tương tác, chỉ có vùng không gian đủ gần mới bị "xơi tái". Chính điều đó làm các nhà khoa học phải nghĩ ra một mô hình khác để giải thích (thực tế phải nghĩ ra mô hình trước rồi mới tiên đoán sự tồn tại của hố đen). Đó chính là mô hình không thời gian (space-time model).
Chính mô hình không thời gian, với giả thuyết cho rằng thời gian cũng là một chiều của không gian vật lý, đã dẫn đến kết luận thú vị về số phận chiếc phi thuyền mà chúng ta đề cập bên trên: Nó chẳng bao giờ bị “nuốt” cả.
Vì đối với người ở bên ngoài quan sát, dường như thời gian bị “ngưng đọng” ngay khi vật chất của chiếc phi thuyền “chạm” vào chân trời sự kiện. Tuy vậy, đối với bản thân người trên chiếc phi thuyền thì họ vẫn cảm nhận thời gian trôi bình thường.
Sự khác biệt về tác động của thời gian đối với “người quan sát” “người được quan sát” chính là trọng tâm thuyết tương đối rộng của Einstein.

"Cỗ máy thời gian" là có thật
Du hành thời gian là có thật. Nếu muốn đi đến tương lai, hãy làm một chuyến nghỉ mát tới hố đen gần Trái Đất nhất. Sau 1 tuần nghỉ dưỡng, quay về nhà và bạn sẽ là người cổ đại, bởi khi đó thời gian ở Trái đất đã trôi qua hàng chục thế kỉ.
Trọng lực cực hạn của hố đen theo giả thuyết về sự liên tục của trường không-thời gian chính là nguyên nhân gây ra sự “kéo giãn” thời gian này.
Ở vùng trung tâm, Trái Đất có khối lượng rất lớn, làm cong trường không-thời gian xung quanh nó. Như vậy có thể thấy rằng nếu bạn ở Trái Đất, do không-thời gian ở đây không còn là mặt phẳng, hiển nhiên khoảng cách giữa 2 điểm trên lưới sẽ dài hơn so với không gian xung quanh ở xa Trái Đất.
Điều này có nghĩa, thời gian ở Trái Đất trôi chậm hơn ở trên không gian. Nhận định này đã được thử nghiệm nhiều lần bởi các phi hành gia trên trạm không gian ISS.
trong-luc-trai-dat.jpg

Trọng lực Trái Đất bẻ cong trường không-thời gian (lưu ý các lưới màu trắng vừa là không gian vừa là thời gian). (Ảnh : Wikipedia).​
Không cần ra ngoài không gian, chỉ cần sống trên đỉnh ngọn Everest, mỗi năm của bạn sẽ dài bằng 1 năm bình thường ở đồng bằng cộng thêm 1 phần tỷ giây. Đó là vì ở trên đỉnh Everest trọng lực Trái Đất yếu hơn, đường cong không-thời gian bớt cong hơn ở mặt nước biển. Khác biệt này quá nhỏ nên chúng ta thường không quan tâm.
Như vậy khi tới gần một dị điểm, đường cong không thời gian sẽ trở nên cực hạn và khoảng cách giữa 2 mắc lưới (giả sử có độ dài 1 giây) sẽ trở nên dài không tưởng, và thời gian có thể coi là "dừng lại".
Đương nhiên, để “bẻ cong” thời gian được như vậy, lỗ đen đã phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Đầu tiên là "ăn" mất lõi của ngôi sao đã sinh ra nó, sau đó là hằng hà sa số các thiên thể xung quanh.
Quay trở lại câu chuyện du hành thời gian, nếu con tàu vũ trụ của bạn đủ mạnh (đốt đủ năng lượng để chống lại trọng lực cực hạn của hố đen), giúp bạn quay trở lại Trái đất sau khi đã lỡ “du lịch 1 tuần” tại hố đen, thì khi đó bạn sẽ là người của quá khứ.
Tuy nhiên, nên nhớ là lượng năng lượng bạn tiêu tốn cũng phải bằng với năng lượng hố đen đã tiêu tốn để tạo ra trọng lực siêu hạn của nó. Nói cách khác, bạn có thể phải “đốt cháy” cả thiên hà mới đủ sức đi tới tương lai của không-thời gian.
be-cong-khong-thoi-gian.jpg

Ảnh minh họa không thời gian bị bẻ cong ở hố đen. (Ảnh: Wikipedia).​
Như hình mình họa bên trên, hố đen (ngoài cùng bên phải) đã kéo bạn xuống đáy, thì nếu muốn lên lại, bạn phải tốn chừng đó "công sức" mà nó đã bỏ ra. Chính sự kéo dài vô hạn của một đơn vị thời gian ở vùng không gian gần hố đen, có thể hình dung rằng, khi chạm vào hố đen thì thời gian sẽ kéo dài vô tận, tức "dừng lại". Như vậy cố gắng đi tới hố đen cũng chính là cố gắng để "dừng" thời gian.
Thuyết tương đối rộng của Einstein nói rằng: Người quan sát ở ô lưới bên ngoài vùng ảnh hưởng của hố đen sẽ thấy 1 giây là 1 giây. Còn người ở trong hố đen đang “trải nghiệm” một giây (khoảng cách 2 mắt lưới) dài hơn bên ngoài rất nhiều.
Do đó, người bên ngoài sẽ thấy người bên trong "đi" mãi không hết 1 giây, nói cách khác, càng bay càng chậm dần, cuối cùng dừng lại ngay bên ngoài hố đen mà không bao giờ chạm tới nó.
Theo Zing
 
Sửa lần cuối:

xdtuangiao

Rìu Bạc Đôi
Chính sự kéo dài vô hạn một đơn vị thời gian ở vùng không gian gần hố đen, có thể hình dung rằng, khi chạm vào hố đen thời gian sẽ kéo dài một cách vô tận.
Ở một khoảng cách đủ xa, lỗ đen vũ trụ có các tương tác giống với tất cả những vật thể khổng lồ khác trong không gian như hành tinh hay Mặt Trời. Thế nhưng ở vùng không gian tiệm cận, mọi chuyện hoàn toàn khác.
Nếu như có thể đến đủ gần một hố đen, bạn sẽ thấy trọng lực ở vùng không gian gần nó không còn “tuyến tính” như những ngôi sao khác: Không tăng dần đều mà tăng vọt rất nhanh.
Chuyến du hành của không - thời gian
Giả sử chúng ta đang bay trên một phi thuyền được trang bị động cơ phản lực ánh sáng, khi tới gần chân trời sự kiện - vùng không gian ngăn cách giữa hố đen và mọi vật chất bên ngoài - bạn sẽ thấy rằng ngay cả các photon do động cơ ánh sáng phát ra, cũng không đủ nhanh để thoát khỏi trọng lực cực hạn của "gã khổng lồ" đang cố "nuốt" lấy chúng.
Cuối cùng, chiếc phi thuyền cùng với bạn sẽ bị kéo giãn thành một sợi dây dài có độ dày đúng 1 nguyên tử, và hoàn toàn bị "nuốt chửng".
ho-den-giao-thoa.jpg

Bản concept về sự giao thoa giữa hai hố đen tạo ra sóng hấp dẫn (những gợn sóng xanh). (Ảnh: Swinburne Astronomy Productions).​
Đó là viễn cảnh được "đề xuất" bởi các nhà khoa học khi có ai đó, hay vật gì đó cố tiếp cận một dị điểm - điểm có khối lượng cực lớn trong một thể tích cực nhỏ (gần như không có thể tích). Khi đó, trường trọng lực mà nó tạo ra sẽ là cực hạn, không thứ gì có thể thoát khỏi lực hút của nó.
Tuy nhiên, lại có một thực tế khá vô lý ở đây. Giả sử trường hấp dẫn của hố đen là cực hạn (lớn vô cùng) thì ở bất kì khoảng cách nào trong không gian, nó cũng phải lớn vô cùng (vô cùng lớn chia cho bất cứ số nào cũng là vô cùng lớn), và mọi vật chất trong vũ trụ ắt hẳn phải bị “nuốt chửng” hết.
Thế nhưng ở một khoảng cách đủ lớn, hố đen dường như khá hiền lành và không tương tác, chỉ có vùng không gian đủ gần mới bị "xơi tái". Chính điều đó làm các nhà khoa học phải nghĩ ra một mô hình khác để giải thích (thực tế phải nghĩ ra mô hình trước rồi mới tiên đoán sự tồn tại của hố đen). Đó chính là mô hình không thời gian (space-time model).
Chính mô hình không thời gian, với giả thuyết cho rằng thời gian cũng là một chiều của không gian vật lý, đã dẫn đến kết luận thú vị về số phận chiếc phi thuyền mà chúng ta đề cập bên trên: Nó chẳng bao giờ bị “nuốt” cả.
Vì đối với người ở bên ngoài quan sát, dường như thời gian bị “ngưng đọng” ngay khi vật chất của chiếc phi thuyền “chạm” vào chân trời sự kiện. Tuy vậy, đối với bản thân người trên chiếc phi thuyền thì họ vẫn cảm nhận thời gian trôi bình thường.
Sự khác biệt về tác động của thời gian đối với “người quan sát” “người được quan sát” chính là trọng tâm thuyết tương đối rộng của Einstein.

"Cỗ máy thời gian" là có thật
Du hành thời gian là có thật. Nếu muốn đi đến tương lai, hãy làm một chuyến nghỉ mát tới hố đen gần Trái Đất nhất. Sau 1 tuần nghỉ dưỡng, quay về nhà và bạn sẽ là người cổ đại, bởi khi đó thời gian ở Trái đất đã trôi qua hàng chục thế kỉ.
Trọng lực cực hạn của hố đen theo giả thuyết về sự liên tục của trường không-thời gian chính là nguyên nhân gây ra sự “kéo giãn” thời gian này.
Ở vùng trung tâm, Trái Đất có khối lượng rất lớn, làm cong trường không-thời gian xung quanh nó. Như vậy có thể thấy rằng nếu bạn ở Trái Đất, do không-thời gian ở đây không còn là mặt phẳng, hiển nhiên khoảng cách giữa 2 điểm trên lưới sẽ dài hơn so với không gian xung quanh ở xa Trái Đất.
Điều này có nghĩa, thời gian ở Trái Đất trôi chậm hơn ở trên không gian. Nhận định này đã được thử nghiệm nhiều lần bởi các phi hành gia trên trạm không gian ISS.
trong-luc-trai-dat.jpg

Trọng lực Trái Đất bẻ cong trường không-thời gian (lưu ý các lưới màu trắng vừa là không gian vừa là thời gian). (Ảnh : Wikipedia).​
Không cần ra ngoài không gian, chỉ cần sống trên đỉnh ngọn Everest, mỗi năm của bạn sẽ dài bằng 1 năm bình thường ở đồng bằng cộng thêm 1 phần tỷ giây. Đó là vì ở trên đỉnh Everest trọng lực Trái Đất yếu hơn, đường cong không-thời gian bớt cong hơn ở mặt nước biển. Khác biệt này quá nhỏ nên chúng ta thường không quan tâm.
Như vậy khi tới gần một dị điểm, đường cong không thời gian sẽ trở nên cực hạn và khoảng cách giữa 2 mắc lưới (giả sử có độ dài 1 giây) sẽ trở nên dài không tưởng, và thời gian có thể coi là "dừng lại".
Đương nhiên, để “bẻ cong” thời gian được như vậy, lỗ đen đã phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Đầu tiên là "ăn" mất lõi của ngôi sao đã sinh ra nó, sau đó là hằng hà sa số các thiên thể xung quanh.
Quay trở lại câu chuyện du hành thời gian, nếu con tàu vũ trụ của bạn đủ mạnh (đốt đủ năng lượng để chống lại trọng lực cực hạn của hố đen), giúp bạn quay trở lại Trái đất sau khi đã lỡ “du lịch 1 tuần” tại hố đen, thì khi đó bạn sẽ là người của quá khứ.
Tuy nhiên, nên nhớ là lượng năng lượng bạn tiêu tốn cũng phải bằng với năng lượng hố đen đã tiêu tốn để tạo ra trọng lực siêu hạn của nó. Nói cách khác, bạn có thể phải “đốt cháy” cả thiên hà mới đủ sức đi tới tương lai của không-thời gian.
be-cong-khong-thoi-gian.jpg

Ảnh minh họa không thời gian bị bẻ cong ở hố đen. (Ảnh: Wikipedia).​
Như hình mình họa bên trên, hố đen (ngoài cùng bên phải) đã kéo bạn xuống đáy, thì nếu muốn lên lại, bạn phải tốn chừng đó "công sức" mà nó đã bỏ ra. Chính sự kéo dài vô hạn của một đơn vị thời gian ở vùng không gian gần hố đen, có thể hình dung rằng, khi chạm vào hố đen thì thời gian sẽ kéo dài vô tận, tức "dừng lại". Như vậy cố gắng đi tới hố đen cũng chính là cố gắng để "dừng" thời gian.
Thuyết tương đối rộng của Einstein nói rằng: Người quan sát ở ô lưới bên ngoài vùng ảnh hưởng của hố đen sẽ thấy 1 giây là 1 giây. Còn người ở trong hố đen đang “trải nghiệm” một giây (khoảng cách 2 mắt lưới) dài hơn bên ngoài rất nhiều.
Do đó, người bên ngoài sẽ thấy người bên trong "đi" mãi không hết 1 giây, nói cách khác, càng bay càng chậm dần, cuối cùng dừng lại ngay bên ngoài hố đen mà không bao giờ chạm tới nó.
Theo Zing
bác cho em hỏi tại sao có những giấc mơ báo trước sự việc? Tức là sau khi mơ một khoảng thời gian nhất định thì sự việc diễn ra. Tại sao có những linh cảm lại đúng? Tại sao có những người hay nói nhảm, nói gở trước khi mất?....và tại sao??///
 

ntquyet247

Rìu Bạc Đôi
bác cho em hỏi tại sao có những giấc mơ báo trước sự việc? Tức là sau khi mơ một khoảng thời gian nhất định thì sự việc diễn ra. Tại sao có những linh cảm lại đúng? Tại sao có những người hay nói nhảm, nói gở trước khi mất?....và tại sao??///
Cái này phần lớn nó chưa thuộc về khoa học bạn ạ!

Về giấc mơ báo trước thì bác có thể tìm hiểu về Deja Vu!

Về nói nhảm, nói gở trước khi mất thì khoa học chưa có lời giải thích cặn kẽ. Đa phần giải thích trước đến nay về vấn đề này nó thiên về mặt tâm linh nhiều hơn!

Bác có vẻ ham tìm hiểu và tò mò với mọi thứ xung quanh, nếu bác thích đọc sách, thì em xin giới thiệu cuốn sách Thế giới bị quỷ ám của nhà vật lý thiên văn nổi tiếng là Carl Sagan. Sách hơi khó đọc 1 chút và cần 1 nền tảng tương đối, tuy vậy có rất nhiều điều hay ho. Bác có thể tìm đọc để mở mang kiến thức!

Thân!
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
bác cho em hỏi tại sao có những giấc mơ báo trước sự việc? Tức là sau khi mơ một khoảng thời gian nhất định thì sự việc diễn ra. Tại sao có những linh cảm lại đúng? Tại sao có những người hay nói nhảm, nói gở trước khi mất?....và tại sao??///
tại sao có những giấc mơ báo trước sự việc?: thần giao cách cảm, cái này nếu nói về khoa học thì người đó có giác quan thứ 6, còn nói theo kiểu tâm linh thì dạng như nhẹ vía nặng vía.
Theo khoa học thì bao bọc quanh con người là từ trường, từ trường trái đất, mặt trời, điện thoại,... cho đến từ trường cá nhân của mình. Nên khi mình sắp gặp nguy hiểm, sẽ có biến động từ trường dạng như từ trường ảnh hưởng xấu, người nhạy cảm (giác quan thứ 6) sẽ rùng mình, cảm thấy nguy hiểm, phải rời xa chỗ đó,...
Còn nếu việc mơ thấy tương lai, thì giải thích theo kiểu khoa học là không gian ta đang sống là không gian đa chiều, nên việc bạn làm ở 1s trước hiện tại và sau hiện tại lại chính là hiện tại ở 2 vũ trụ khác song hành cùng ta tại 1 thời điểm. Tương tự như vậy, người ở thời điểm 1s sau hiện tại ở vũ trụ đó lại có 2 vũ trụ song hành, 1 là ta, và 1 là ở vũ trụ khác chính là 2s sau hiện tại của ta. Đôi lúc những trường lực vũ trụ này chồng chéo lên nhau, dẫn đến 1 số người, ở 1 số thời điểm, có thể nhìn thấy chính xác việc mà chính người đó ở hiện tại của vũ trụ đó đang thấy (nó chính là tương lai của người đó ở vũ trụ này). Giải thích khá nhức đầu nhưng ví dụ hôm nay bạn xài cây viết bi hết mực sau 10 ngày mua nó, thì sẽ có vô vàn vũ trụ song song đang diễn ra cảnh bạn mới mua cây viết -> 1s trước khi cây viết hết mực. Hiểu đại khái thế được rồi. Và cái khoảng khắc bạn vừa mua cây viết xong nhưng bạn nằm mơ thấy chính xác dòng chữ bạn đang ghi thì cây viết hết mực, chính là hiện tại của bạn ở vũ trụ đó, nhưng do chồng lấn từ trường vũ trụ nên đã làm cho bạn khi vừa mua viết đã nhìn thấy cảnh nó hết mực, đại khái thế! Hơi hại não xíu.
Tại sao có những người hay nói nhảm, nói gở trước khi mất? : Do ảnh hưởng của từ trường xấu, họ cảm nhận có chuyện xấu sắp xảy ra nhưng không biết chuyện gì, rốt cục nói xàm thành đúng, còn nói trúng số chả bao giờ trúng là thế.
Theo khoa học thì quy mọi chuyện về trường lực vô hình xung quanh chúng ta, có thể hiểu là từ trường hay nhân điện, còn theo tôn giáo thì là do tâm linh, do thần linh, do nhân quả báo ứng,....
mình tin khoa học hơn, như khi nói tình yêu sét đánh, giải thích là do duyên nợ kiếp trước nên gặp là yêu, còn khoa học là do 2 người có chỉ số nhân điện tương đồng tương thích nên khớp với nhau, gặp là tóe lửa mến nhau!
 

MR.khoahoc

Rìu Sắt
khoa học có những cái khó mà lý giải được, bạn hỏi mình nhiều khi mình cũng .. thua vì mình không phải là nhà khoa học, còn giải thích theo tôn giáo thì lại là chiều hướng khác
 

ntquyet247

Rìu Bạc Đôi
khoa học có những cái khó mà lý giải được, bạn hỏi mình nhiều khi mình cũng .. thua vì mình không phải là nhà khoa học, còn giải thích theo tôn giáo thì lại là chiều hướng khác
Luôn có những thứ nằm ngoài khoa học mà ta chỉ có thể công nhận bạn ạ! Cái này nó là định lý bất toàn thì phải :D
 

MR.khoahoc

Rìu Sắt
Luôn có những thứ nằm ngoài khoa học mà ta chỉ có thể công nhận bạn ạ! Cái này nó là định lý bất toàn thì phải :D
đúng rồi như luật nhân quả mà Đức Phật khám phá ra thì cái đó là quy luật của tự nhiên rồi. hay định luật bảo toàn năng lượng cũng vậy.
 

MR.khoahoc

Rìu Sắt
Mình bận mải lắm bạn ạ. Nên chỉ có thể tham gia thảo luận được thôi. Tập trung viết 1 bài viết là hơi quá sức! :D
có thể copy những bài hay về thiên văn rồi tổng hợp đăng lên anh em xem rồi cùng nhau bình luận.
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
Cái vụ lỗ đen kéo dài thời gian đã có 1 phần trong chiến tranh giữa các vì sao nói tới rồi. Có 2 người cùng lao vào 1 lỗ đen, người đi trước chỉ hơn người đi sau 1 cái chớp mắt. Nhưng khi người đi trước ra khỏi lỗ đen và đợi, thì phải mất mấy mươi năm người kia mới thoát ra. Tóm tắt bằng 1 câu nói trong phim: cách nhau chỉ 1 cái chớp mắt của tôi, nhưng là 20 năm của hắn.
Nhớ đại khái thế.
Ở cái khoảnh khắc đó, thời gian kéo dài vô tận, nhưng nói vậy thôi chứ có ông nào giơ tay tui đi rồi nên biết đâu
 

ntquyet247

Rìu Bạc Đôi
Cái vụ lỗ đen kéo dài thời gian đã có 1 phần trong chiến tranh giữa các vì sao nói tới rồi. Có 2 người cùng lao vào 1 lỗ đen, người đi trước chỉ hơn người đi sau 1 cái chớp mắt. Nhưng khi người đi trước ra khỏi lỗ đen và đợi, thì phải mất mấy mươi năm người kia mới thoát ra. Tóm tắt bằng 1 câu nói trong phim: cách nhau chỉ 1 cái chớp mắt của tôi, nhưng là 20 năm của hắn.
Nhớ đại khái thế.
Ở cái khoảnh khắc đó, thời gian kéo dài vô tận, nhưng nói vậy thôi chứ có ông nào giơ tay tui đi rồi nên biết đâu
Cái đó là "nghịch lý anh em sinh đôi" nổi tiếng, hệ quả của thuyết tương đối hẹp đó bạn!
 


Top