Chia sẻ những album nhạc cổ điển hay | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Chia sẻ những album nhạc cổ điển hay

nguyenvolam

Rìu Sắt
Có duyên tải được mấy album thú vị này, nên chia sẻ cho bạn yêu nhạc nghe :). Topic này chỉ chuyên về nhạc cổ điển. Các bạn có thể chia sẻ cùng nhé, miễn cùng chủ đề là được.

Leonard Bernstein
- Mendelssohn: Symphony No. 4 in A Major, Op. 90 "Italian"
- Schubert: Symphony No. 8 in B Minor, D. 759 "Unfinished" (Remastered)

0886446451329_600.jpg




Mendelssohn: Symphony No. 4 in A Major, Op. 90 "Italian"
Trong khi biệt danh của nhiều tác phẩm âm nhạc được đặt tên sau khi được viết nên (và thậm chí thường không được đặt tên bởi chính nhà soạn nhạc viết ra nó), đối với Mendelssohn thì phụ đề được đặt cho từng bản nhạc cụ thể lại hoàn toàn có chủ ý.

Hai tác phẩm sớm hơn của ông – Bản giao hưởng Scottish và Hebrides Overture – đều được lấy cảm hứng trực tiếp từ cảnh vật phía bắc biên giới và Giao hưởng số 4 từ một tấm bưu thiếp âm nhạc ở Ý.

Ngay sau chuyến thăm đầu tiên của nhà soạn nhạc đến nước Anh, ông đến Ý trong cùng chuyến đi thăm châu Âu đó. Tác phẩm mang cảm xúc đầy sôi nổi và lạc quan, thể hiện tất cả những điểm nổi bật của một người đàn ông hạnh phúc, đã sẵn sàng ghi dấu ấn với thế giới và diễn đạt chuyến đi của ông thông qua âm nhạc.

Tuy nhiên, ở cấp độ khác, bản Italian Symphony đặc biệt lại không mang phong cách Ý. Mendelssohn không sử dụng những bài hát dân ca hoặc nhạc truyền thống mà thay vào đó tác phẩm lại diễn tả nhiều hơn về cách mà nước Ý gây cho ông cảm xúc. Thật sự, phải đến tận chương cuối, khoảng phút thứ 20, thì ta mới được nghe thấy một mô típ âm nhạc Ý xuất hiện, một âm thanh của điệu nhảy nông dân truyền thống.
Nguồn: Saigon Classical

Schubert: Symphony No. 8 in B Minor, D. 759 "Unfinished"
Giao hưởng số 8 (Schubert) hay còn gọi là Die Unvollendete (bằng tiếng Đức, tạm dịch là "Giao hưởng dở dang") là bản giao hưởng giọng Si thứD.759 nổi tiếng của nhà soạn nhạc tài hoa nhưng yểu mệnh Franz Schubert. Đây là bản giao hưởng nối tiếng và xuất sắc nhất của ông. Thính giả của nhạc cổ điển nếu hay nghe nhạc của Schubert thì sẽ cảm nhận được rằng đây là bản giao hưởng mang màu sắc hoàn toàn mới. Nếu trong bảy bản giao hưởng trước, Schubert thể hiện rõ sự ảnh hưởng của trường phái cổ điển Viên lên phong cách âm nhạc của mình thì trong bản giao hưởng này, nhà soạn nhạc người Áo đã có một sự tìm tòi rất độc đào: không còn những cấu trúc cổ điển mà là cấu trúc của thời kỳ âm nhạc mới: thời kỳ Lãng mạn. Giao hưởng số 8 của Schubert luôn nhuốm một màu sắc hoành tráng, những không phải là quá Beethoven mà thay vào đó là một chút gì đó u uất, trầm tư vốn xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của ông. Bản giao hưởng dở dang không chỉ nổi tiếng bởi giá trị nghệ thuật mà còn nổi tiếng về hình thức. Đây là bản giao hưởng chỉ có 2 chương. Thường thì các bản giao hưởng đều có 4 chương, trừ các trường hợp của Beethoven (bản giao hưởng số 6 của ông có tới 5 chương) hay Jean Sibelius với các bản giao hưởng có kết cấu ít hơn 4 chương theo ý đồ của ông. Còn giao hưởng số 8 của Schubert lại chỉ có 2 chương. Càng khó hiểu hơn nữa khi bản giao hưởng số 9, bản cuối cùng của ông, vẫn có đủ 4 chương. Phải có một lý do nào đó để giải thích vấn đề. Và các nhà nghiên cứu âm nhạc cố gắng tìm lời giải. Những thực sự đó là một bí ẩn lớn. Để hoàn chỉnh cho tác phẩm vĩ đại này, nhiều nhà soạn nhạc cố gằng viết cho nó 2 chương còn lại, những kết quả cuối cùng chỉ là sự khập khiễng. Cứ 2 chương được viết mới của bất kỳ ai khi bên cạnh 2 chương sẵn có của tác phẩm thì chẳng có một sự phù hợp nào. Thế nên, có lẽ đến hàng trăm, hằng ngàn năm sau nữa, "dở dang" vẫn phải chấp nhận số phận "dang dở". Cũng dựa vào sự thiếu sót của tác phẩm, nhiều người đã thi vị hóa nó lên, ví nó giống như mối tình dở dang của chính cha đẻ của nó.

Chương 1: rất phong phú về âm điệu. Nhạc khởi đầu như từ xa xôi sâu thẳm, bí mật thì thầm, qua tiếng cello và tiếng bass. Rồi violins cất tiếng thiệt nhẹ nhàng, tuyệt diệu

Chương 2: có hai giai điệu (melodies) rất du dương. Giai điệu thứ nhứt chơi bằng violins. Sau đó nhóm clarinet trổi lên giai điệu thứ nhì. 2nd theme xuất hiện, kéo xúc cảm của chương 1 trở về. Rồi cả hai themes tuần tự cùng được nghe lại. Phần Coda có tiếng violin đơn điệu luân phiên với dàn kèn gió, chậm và nhẹ nhàng, kết thúc bản giao hưởng tuyệt vời.
Nguồn: Âm nhạc kinh điển
 

nguyenvolam

Rìu Sắt
Tiếp theo là một tác phẩm nổi tiếng của Dvorák, bản giao hưởng nổi tiếng nhất của ông, được nhiều người biết đến và yêu thích.

Leonard Bernstein - Dvorák: Symphony No. 9 in E Minor, Op. 95 "From the New World" (Remastered)

0886446445670_600.jpg



Giao hưởng Tân Thế Giới, thành tựu âm nhạc cho muôn đời
Giao hưởng số 9 cung Mi thứ “Từ Thế giới Mới”, Op.95, B. 178 hay còn được cả thế giới biết đến với tên gọi khác là “Giao hưởng Thế giới Mới” (tiếng Anh: From The New World hoặc New World; tiếng Séc: Symfonie č. 9 e moll Z nového světa”) là bản giao hưởng xuất sắc nhất của Antoni Dvorak cũng là một trong những bản giao hưởng vĩ đại nhất mọi thời đại và được biểu diễn thường xuyên trên thế giới. Bản nhạc được sáng tác từ mùa đông 1892 đến mùa xuân 1893.

Dàn nhạc New York Philharmonic dưới sự chỉ huy của Anton Seidl công diễn tác phẩm lần đầu vào ngày 16/12/1895 tại Carnegie Hall.

Có người cho rằng, bản nhạc khởi nguyên từ nỗi nhớ quê hương Bohemia nhà da diết của Dvorak, ý kiến khác lại cho rằng nó được tạo cảm hứng từ âm nhạc của những người da đen và những người Ấn. Nhiều nhà phê bình đã khẳng định biệt tài sử dụng các giai điệu dân gian trong thể loại giao hưởng của Dvozak. Có lẽ vì thế mà nó có sức sống vượt thời gian và không gian, được đón nhận nồng nhiệt ở khắp nơi trên thế giới, được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống nhân quần. Nhiều chủ đề âm nhạc trong tác phẩm này được sử dụng trong các phim, chương trình ti vi, quảng cáo… đặc biệt chủ đề của chương 2 được William Arms Fisher viết lời (Going Home) và trở thành bài hát nổi tiếng với hàng trăm phiên bản khác nhau cho hợp xướng, nhạc cụ solo hay giọng hát solo.


Về mặt hình thức, tác phẩm hoàn toàn nằm trong truyền thống châu Âu với chương mở đầu ở hình thức sonata, một chương largo được xen vào những đoạn bùng nổ không ngừng, một chương scherzo với các phần trio điền viên và một chương kết sôi nổi hân hoan. Để giữ xu hướng hình thức theo chu kỳ nổi bật, mọi chủ đề của tác phẩm đều nảy sinh từ một motive chung ban đầu vào trở lại ở chương kết.

Nét độc đáo của bản giao hưởng này phải chăng là “tinh thần Mỹ”. Trước khi sáng tác bản nhạc này, Dvorak đã nổi tiếng là bậc thầy lai ghép những giai điệu dân gian vào các hình thức cổ điển. Làm quen với âm nhạc bản địa của những người Mỹ da đen, Dvorak đã ngay lập tức tuyên bố: “Tôi tin chắc rằng âm nhạc tương lai của đất nước này phải được hình thành trên cái gọi là những giai điệu da đen. Chúng có thể làm nền tảng cho một trường phái sáng tác nghiêm túc và độc đáo được phát triển ở Mĩ. Những chủ đề tuyệt đẹp và đa dạng là sản vật của vùng đất này. Chúng là những bài dân ca của nước Mỹ và các nhà soạn nhạc của các bạn phải hướng về chúng”.

Đúng như lời mình nói, Dvorak đã đắm chìm trong âm nhạc Mỹ - Phi. Ông đặc biệt yêu mến Henry Burleigh, người học trò thường hát dân ca Mỹ cho ông nghe tại nhà. Một số nhà bình luận người Mỹ còn chỉ ra sự tương đồng của chủ đề chính trong chương nhạc đầu với bài dân ca tôn giáo “Swing Low, Sweet Chariot” của những người nô lệ da đen. Còn chính nhà soạn nhạc thì lại chế giễu các tuyên bố rằng ông đã sử dụng các giai điệu Mỹ-Phi và nhấn mạnh rằng mình chỉ viết “theo tinh thần” của âm nhạc bản địa Mỹ mà thôi.

Sau này trong một bài thuyết trình thú vị năm 1956, Leonard Bernstein đã khảo sát từng chủ đề tác phẩm, lần theo dấu vết của chúng tới các nguồn gốc Pháp, Scotland, Đức, Trung Quốc và dĩ nhiên là cả nguồn gốc Séc. Bernstein kết luận rằng lời đánh giá chính xác duy nhất là coi tác phẩm này mang tính đa dân tộc.

Đọc thêm tại: Vietnamnet
 

nguyenvolam

Rìu Sắt
Tổ khúc cho dàn nhạc, trích ra từ vở ballet nổi tiếng của Tchaikovksy.

Với ballet, ông chỉ sáng tác cho ba vở duy nhất, và cả ba, tiếc thay, không phải là thành tựu đương thời (Swan Lake đã suýt bị tuyệt chủng lãng quên và buổi diễn ra mắt đầy thất vọng), hai vở còn lại khi ra mắt cũng không gây ấn tượng, dù âm nhạc hay. Ông không sống được đến ngày cả ba vở ballet của ông trở thành tác phẩm kinh điển nổi tiếng trong kịch mục múa cổ điển của các vũ đoàn lừng danh thế giới.

Leonard Bernstein - Tchaikovsky: Swan Lake, Op. 20 (Remastered)

0886446462646_600.jpg


 

nguyenvolam

Rìu Sắt
Một trong những bản giao hưởng mình yêu thích. Nếu nghe thì nên nghe luôn cả 4 cái của cụ ý, cái nào cũng hay dào dạt, những ai đang yêu đơn phương... nên nghe, có tác dụng xoa dịu những trái tim bên lề {big_smile}

Leonard Bernstein - Brahms: Symphony No. 4 in E Minor, Op. 98 (Remastered)
0886446448367_600.jpg




Rất nhiều năm kể từ sau thời Beethoven, hiếm có bản giao hưởng nào hoàn hảo được như Giao hưởng số 4 giọng Mi thứ của Johannes Brahms, một sáng tác với vẻ đẹp thuần khiết và thánh thiện mang chủ nghĩa cổ điển. Tác phẩm được hoàn thiện trong khoảng thời gian tương đối nhanh, từ mùa hè năm 1884 đến mùa hè năm 1885 và được trình diễn đầu tiên ở Meiningen, do chính tác giả chỉ huy. Mặc dù trong lần ra mắt, tác phẩm không nhận được đánh giá đúng mức, nhưng những người bạn thân nhất của Brahms, bao gồm danh cầm piano Clara Schumann và danh cầm violin Joseph Joachim đã ngay lập tức nhận ra, đây chính là một tuyệt tác lớn.
Clara đã viết cho Brahms: "Tôi không biết là mình thích chương nào nhất... chương một, tựa như một giấc mơ, với những làn sóng cảm xúc mềm mại... trong cấu trúc hùng vĩ của chương cuối, tôi thấy có những tương phản phức tạp đến mức đáng sợ và đam mê đến mức đau đớn..."

Còn Joachim thì viết: "Tâm hồn tôi đã chìm trong Giao hưởng Mi thứ của ông. Tác phẩm này có một đặc trưng kỳ lạ, sáng tạo mà cô đọng. Các nhạc đề đan quyện vào nhau tuyệt vời... Trong bốn tuyệt tác giao hưởng của ông, tôi thích nhất Giao hưởng Mi thứ."
Nguồn: Page nhaccodien
 
Sửa lần cuối:

nguyenvolam

Rìu Sắt
Giao hưởng nổi tiếng của Beethoven :).

Năm 1803, thời điểm mà Beethoven bị mất thính giác nặng hơn, quyết tâm để không bị việc này cản trở sự nghiệp của mình, ông đã sáng tác một loạt các tác phẩm mới bao gồm Bản giao hưởng số 3 của ông, "Eroica". Tiêu đề ban đầu là đề tặng Bon Bonarte. Bởi Beethoven thần tượng Napoleon, cho đến khi Napoleon tuyên bố mình là hoàng đế, Beethoven đã rất tức giận vì điều này và đã xé đôi trang tiêu đề.

Leonard Bernstein - Beethoven: Symphony No. 3 in E-Flat Major, Op. 55 "Eroica" (Remastered)

0886446451336_600.jpg


 

nguyenvolam

Rìu Sắt
Tiếp tục, một tác phẩm nổi tiếng nữa của Schubert: Tứ tấu Cá Hồi

Schubert: Trout Quintet
Sir Clifford Curzon, Members Of The Wiener Oktett

y2era5ogs3wzb_600.jpg




Tác giả: Franz Schubert
Thời gian sáng tác: năm 1819
Xuất bản lần đầu: năm 1829, một năm sau khi tác giả mất
Tổng phổ: violin, viola, cello, contrabass và piano

Tác phẩm có 5 chương:
I.Allegro vivace
II.Andante
III.Scherzo: Presto
IV.Andantino: Tema con variazioni
V.Allegro giusto

Ngày nay khi mà việc đạo nhạc dễ bị phát hiện, không một nhà soạn nhạc tự trọng nào lại cố tình lấy một giai điệu cũ để cho vào một tác phẩm nguyên bản có vẻ như mới mẻ (ngoại trừ lấy làm mẫu hoặc để tỏ lòng tôn kính một cách có ý thức đối với các bậc tiền bối mà họ khâm phục). Nhưng ở những thời đại trước đây khi mà việc xuất bản không vội vàng và hiếm hoi hơn cũng như bản quyền tác giả khó sinh lợi thì ít có những băn khoăn như vậy. Những nhà soạn nhạc thường viết những biến tấu trên các chủ đề của người khác và có nhiều xu hướng sử dụng tối đa những chủ đề sẵn có. Franz Schubert đã sử dụng lại ba trong số những lied phổ biến nhất của ông để tạo ra ba tác phẩm hòa nhạc thính phòng được yêu thích nhất của mình là "Die Forelle" Quintet (Ngũ tấu “Con cá măng”); “Der Tod und das Mädchen” Quartet (Tứ tấu “Thần chết và Trinh nữ”) và "Wanderer" Fantasy (Fantasy “Người lang thang”).

Đến năm 1819, mặc dù chưa một tác phẩm đơn lẻ nào trong số hàng trăm sáng tác của Schubert được xuất bản hay biểu diễn trong các buổi hòa nhạc chính thức nhưng những tác phẩm ở dạng bản thảo của ông đã vang lên trong các buổi biểu diễn thân mật. Ca sĩ giọng baritone Johann Vogl (khi ấy đã 50 tuổi) trở thành một người hâm mộ Schubert (khi ấy mới 22 tuổi). Johann Vogl đã mời Schubert về quê mình là thị trấn Steyr, Thượng Áo, một khu văn nghệ sĩ vùng núi Alps. Đây là kỳ nghỉ thực sự đầu tiên của Schubert và ông đã bị mê hoặc. Trong một lá thư gửi anh trai mình, ông đã nhắc đến không chỉ những kỳ quan thiên nhiên “đẹp hơn mọi hình dung” mà còn cả tám cô gái trong ngôi nhà ông ở mà “hầu như cô nào cũng xinh”. Ông mau chóng thấy mình là trung tâm chú ý tại các tối hòa nhạc tại thị trấn do Sylvester Paumgartner tài trợ. Paumgartner là một nghệ sĩ cello nghiệp dư, nhà bảo trợ nghệ thuật và ông chủ khai thác mỏ địa phương giàu có, người đặc biệt yêu thích lied "Die Forelle" ("Cá hồi") của Schubert. Chẳng biết do được đề nghị hay với ý định về một “món quà cám ơn”, Schubert đã sử dụng lied làm cơ sở cho bản ngũ tấu mà ông viết khi trở lại Vienna và gửi cho Paumgartner, người đã phải gắng sức để biểu diễn tác phẩm vì có vẻ như Schubert đã ước tính vượt quá khả năng kỹ thuật của Paumgartner. Sau đó tổng phổ bị xếp xó và chỉ một năm sau khi Schubert mất nó mới được xuất bản.

Phần nào khác với các ngũ tấu piano và đàn dây thông thường (viết cho 2 violin, viola, cello và piano), bản ngũ tấu này giảm đi 1 violin và có sự góp mặt của contrabass. Có một điều thú vị là hai thập niên trước đó Hummel cũng viết một bản ngũ tấu sử dụng kiểu kết hợp nhạc cụ tương tự; các học giả vẫn còn đang tranh cãi về việc ý tưởng này của Schubert nảy sinh một cách độc lập hay có thể ông đã được xem tổng phổ ngũ tấu của Hummel trong thư viện của Paumgartner. Vì Paumgartner chơi cello nên có giả thuyết cho rằng Schubert đã thêm contrabass vào để giảm nhẹ vai trò cello trong bè trầm giúp cho cello có thể góp mặt vào những giai điệu tràn đầy trong tác phẩm.

Lied "Die Forelle" được dựa trên ba khổ đầu bài thơ xinh xắn nhưng sáo mòn viết năm 1783 của Christian Daniel Schubart (không có liên quan họ hàng gì với Schubert). Trong lied, giai điệu lặp lại, điển hình của Schubert khiến người nghe dễ dàng say mê hoàn toàn và có thể nhớ ngay lập tức, nó càng tươi sáng hơn bởi âm hình nhấp nhô vui vẻ của phần đệm piano gợi lên hình tượng con cá. Chương thứ tư của ngũ tấu là một bộ các biến tấu trên giai điệu lied. Như Myers nhận xét, Mozart và Beethoven đã xuất phát từ những biến đổi chủ đề và hòa âm đậm nét nhưng với Schubert giai điệu có tầm quan trọng bậc nhất và vì thế các biến tấu của ông là sự luân chuyển giai điệu giữa các nhạc cụ như thể vui thích xem xét nó từ mọi góc độ. Để trêu chọc Paumgartner, Schubert đã trì hoãn âm hình piano tuyệt vời từ lied gốc đến tận gần cuối tác phẩm.

Chương I, Allegro vivace, bắt đầu bằng một hợp âm rải chùm ba cách nhau hai quãng tám trên piano được tiếp nối bằng một giai điệu êm ả, chủ yếu là những nốt trắng trên các đàn dây. Hợp âm rải ngay lập tức gợi nhắc đến hợp âm rải đi lên của phần đệm trong lied, mặc dù không có các nốt bán cung và bao trùm một khoảng lớn hơn. Đó có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong chương I, được dùng để định rõ hòa âm và mở ra những âm hình chùm ba. Chủ đề thứ hai (vượt trội hơn), ở dạng duet giữa violin và cello (cello là nhạc cụ của Paumgartner), được phát triển theo những quãng tám trên piano (những quãng tám trên piano là đặc trưng của toàn bộ tác phẩm). Đoạn codetta ở cuối phần trình bày khá dài, với các gam và nhịp dải, nhưng vì nó tiến hành muộn hơn, được dịch giọng, cũng như phần coda, nên không gây ngạc nhiên. Phần phát triển ở giọng Rê nhờ thế phần tóm tắt có thể bắt đầu trên một sự dịch giọng chính xác (từ Rê tới La) của phần trình bày - đi từ La tới Mi. Nhưng như William Mann nói : “Phần tóm tắt của một người lười biếng là niềm thích thú của mọi người.”

Chương II chậm (Andante) đơn giản là sự luân phiên của ba giai điệu, kéo dài và dịch giọng từ Mi trưởng tới Pha thăng thứ ở giai điệu thứ hai và dịch giọng tới Rê trưởng ở giai điệu thứ ba. Một nửa chương kết thúc chính xác ở một nốt Sol, tạm ngưng rồi chuyển từ Sol sang nốt chủ âm của giọng La giáng trưởng và cả quá trình diễn lại qua một cấp độ mới : La giáng, La và về lại giọng Pha đầu chương.

Chương III ở tốc độ Presto. Phần skezzo đầy những nhịp mạnh mẽ bất ngờ cũng như biết trước gần như có thể cho là những cú va chạm mạnh. Phần trio trở lại mượt mà và bè piano đối đáp lại với các đàn dây.

Trong chương IV, chủ đề và các biến tấu, việc so sánh chủ đề và lied gốc chỉ ra rằng Schubert đã vui thích biến đổi nó cho phù hợp với hoàn cảnh mới của nó. Cũng bằng việc chuyển sang giọng Rê trưởng (từ Rê giáng) ông đã làm chậm lại và lấp đầy bằng các nốt điểm xuyết và nốt hoa mĩ. Ông cũng để cho tám ô nhịp đầu tiên được lặp lại. Đầu tiên là trên violin. Trong biến tấu thứ nhất bè piano thể hiện giai điệu (dĩ nhiên là ở các quãng tám), bè viola thể hiện giai điệu trong biến tấu thứ hai và trong biến tấu thứ ba thì cả cello và contrabass cùng thể hiện giai điệu. Ở biến tấu thứ tư, việc chuyển sang giọng thứ đã phá vỡ cảnh điền viên êm ả và mang tới tiết trời bão gió. Cấu trúc chuyển từ giai điệu cùng phần đệm sang một cấu trúc hòa hợp và phức tạp hơn. Điệu thức chuyển về giọng trưởng, lần này là Si giáng, trong biến tấu thứ năm ; cello và contrabass điểm xuyết một phiên bản giai điệu và tiết trời bắt đầu trong trẻo. Qua sự chuyển giọng kỳ lạ sang Rê giáng trưởng tới Rê trưởng, một tiết tấu nhanh hơn, phần đệm lied gốc, violin và cello thay nhau thể hiện giai điệu và ánh mặt trời đã trở về ở biến tấu cuối cùng.

Có một sự tạm ngưng và chúng ta đã ở chương cuối. Chương này ở tốc độ Allegro giusto và một lần nữa nửa sau của chương là một sự dịch giọng chính xác của nửa đầu chương được soạn lại để trở về giọng La trưởng. Thực tế là không có phần phát triển; cuộc thảo luận các chủ đề đã tiếp tục trong mọi lúc. Nhưng bên ngoài khung cửa sổ mọi ý kiến mang tính mô phạm đều cháy rụi và thay vào đó là tâm trạng nghỉ ngơi thanh nhàn.

Mặc dù chương các biến tấu là trung tâm tác phẩm, toàn bộ ngũ tấu khiến người nghe say mê. Massimo Mila gọi nó là một “bài thơ về ngày nghỉ” phản ánh niềm vui thích đắm say của Shubert trước cảnh sắc thôn quê sau khi bị giam hãm cả đời trong thành phố ; “nó là nơi thiêng liêng lưu giữ kỷ niệm về một mùa hè thú vị, về những ngày nhàn nhã thảnh thơi ; âm nhạc ngập trong ánh nắng và tinh thần tuổi trẻ, … tình bạn và tính nhân văn được dệt vào trong kết cấu âm nhạc.” Thực tế là phần còn lại của ngũ tấu hoạt bát và hấp dẫn, ắp đầy giai điệu và sự ấm áp, sự chuyển giọng nhẹ nhàng, cách phối khí đã tạo ra một sự pha trộn thanh âm phong phú, hài lòng và mang nhiều màu sắc biến ảo.

Ngọc Anh (nhaccodien.info) tổng hợp
 

nguyenvolam

Rìu Sắt
Schubert : Arpeggione Sonata & Trio No. 2
Martin Helmchen, Marie-Elisabeth Hecker, Antje Weithaas
Composer : Franz Schubert


Trở lại một tác phẩm vốn rất nổi tiếng của Schubert, lần đầu tiên nghe thôi đủ rụng tim, mê mệt :)

3760014192845_600.jpg





Franz Schubert: Sonata in A minor D. 821

Schubert sáng tác bản sonata Arpeggione vào tháng 11 năm 1824, một thời gian ngắn sau khi trở về từ Zseliz, nơi mà ông đã dạy nhạc cho hai người con gái của nhà Esterházy. Chương ba của bản sonata này phải được thay đổi ít nhiều nếu được chơi trên cello hay viola bởi vì đàn Arpeggione gồm có 6 dây, được chỉnh bằng cao độ như guitar do đó việc mở rộng âm vực sẽ có nhiều vấn đề khi chuyển soạn; trong hầu hết các phiên bản, một số phần sẽ được dịch lên hoặc xuống một quãng tám để tránh vượt âm vực cho phép. Tuy nhiên, Schubert đã tránh các đặc tính đã làm nên tên tuổi của loại đoàn cũ này mà tập trung vào chất trữ tình, lãng mạn, làm cho nó phù hợp với thể thức sonata truyền thống dành cho bộ dây và piano, thích hợp với việc trình diễn hiện tại.

Đây là bản thu âm chuyển soạn lại cho cello, nhạc cụ thường được chơi thay thế trong tác phẩm lừng danh này :)
 

nguyenvolam

Rìu Sắt
Mendelssohn: Songs without Words
Ania Dorfmann

Một bộ "Bài ca không lời" không thể thiếu trong danh sách thường nghe. Hình bìa thật muốn "bóc tem" ngay {sexy_girl}.

Đêm, bạn cứ bật nó lên nghe thử, êm dịu, sâu lắng, ngay tác phẩm đầu đã làm mềm những trái tim "cằn khô" với nhạc cổ điển.

0886446440262_600.jpg


 

nguyenvolam

Rìu Sắt
Chopin: Nocturnes
Arthur Rubinstein

Chắc không cần phải giới thiệu nhiều vì một số tác phẩm trong tuyển tập này được làm nhạc nền từ điện thoại đến các bộ phim...

0886443706675_600.jpg




Nocturne: Dạ khúc: 1. (tiếng Ý notturno): thế kỉ 18, một tác phẩm dành cho một vài nhạc cụ thường gồm nhiều chương. 2. một tiểu phẩm trữ tình nhỏ thường dành cho piano độc tấu do nhà soạn nhạc người Ireland John Field sáng tạo ra vào đầu thế kỉ 19 và được Frederic Chopin kế thừa và đưa lên đỉnh cao.

Cái tên nocturne lần đầu xuất hiện vào thế kỉ 18 để chỉ một tác phẩm viết cho dàn nhạc thính phòng gồm nhiều chương, thường xuyên được biểu diễn trong các bữa tiệc về đêm và chủ yếu lấy cảm hứng từ đêm hoặc gợi lên không khí của đêm. Tác phẩm nổi tiếng nhất là Notturno cho đàn dây và kèn horn giọng Rê trưởng K. 286 và Serenata Notturna, K. 239 của Wolfgang Amadeus Mozart.

Tuy nhiên nocturne được dùng với ý nghĩa phổ thông hơn là để chỉ tác phẩm có 1 chương duy nhất, chủ yếu dành cho đàn piano độc tấu vào đầu thế kỉ 19. Người sáng tác nên những bản nocturne đầu tiên theo khái niệm này là nhạc sĩ người Ireland John Field – ông được coi là cha đẻ của nocturne Lãng mạn. Đặc điểm riêng biệt của những bản nocturne của Field là giai điệu có thể hát lên được (cantabile) và sử dụng nhiều hợp âm rải. Tuy nhiên nhân vật tiêu biểu cho thể loại này là nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan Frederic Chopin. Ông đã viết tất cả 21 nocturne và hầu hết đều là những bản nhạc tuyệt vời. Những nhạc sĩ sau này cũng viết nocturne có thể kể đến Gabriel Fauré, Alexander Scriabin và Erik Satie.

Ta còn bắt gặp nocturne như là một chương ở trong những tác phẩm lớn dành cho dàn nhạc. Ví dụ như nocturne trích trong Giấc mộng đêm hè của Felix Mendelssohn hay chương 1 trong Violin Concerto số 1 của Dmitri Shostakovich cũng có tên là nocturne. Nhạc sĩ Claude Debussy cũng có một tác phẩm tên là Nocturne gồm 3 chương viết cho dàn nhạc và hợp xướng nữ.

Nguồn: nhaccodien.info
 

vahabala

Gà con
Trên cả tuyệt vời. Cám ơn bác nhiều. Cho em hỏi bác tìm đâu mà toàn 24/96 hay thế ạ?
 

nguyenvolam

Rìu Sắt
Tiếp tục, mời các bạn đến với một tác phẩm violin concerto quan trọng của Beethoven, cả tác phẩm Romances cũng tuyệt vời.

Beethoven: Violin Concerto; Romances
Anne-Sophie Mutter, New York Philharmonic Orchestra, Kurt Masur

1. Violin Concerto in D, Op.61, 1. Allegro ma non troppo - Cadenza: Fritz Kreisler
2. Violin Concerto in D, Op.61, 2. Larghetto
3. Violin Concerto in D, Op.61, 3. Rondo. Allegro (Cadenza: Fritz Kreisler)
4. Violin Romance No. 1 in G Major, Op. 40 Live
5. Violin Romance No. 2 in F Major, Op. 50 Live

0002894713492_600.jpg


Mặc dù cho ra mắt vô số tác phẩm khác nhau nhưng đây là bản violin concerto duy nhất của ông. Tuy chỉ một nhưng tác phẩm của Beethoven được xem là nhạc phẩm tuyệt vời nhất mọi thời đại, bước ngoặt trong sự nghiệp mỗi nhạc sĩ solo thể hiện nó. Tác phẩm bao hàm sự hòa quyện tuyệt vời từ giai điệu cho đến kỹ thuật thể hiện. Một kiệt tác để đời cho nhân loại.

Concerto cho violin, cung Rê trưởng, Op. 61 là bản concerto duy nhất viết cho đàn violin của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven. Tác phẩm được viết vào năm 1806. Chương trình biểu diễn đầu tiên được thực hiện bởi Franz Clement đã không thành công và nhiền năm rơi vào quên lãng, cho đến khi Joseph Joachim làm sống lại tác phẩm vào năm 1844. Đây là một tác phẩm kinh điển cho thể loại concerto cho violin[1]. Tác phẩm gồm có 3 chương:https://www.qobuz.com/gb-en/album/b...ilharmonic-orchestra-kurt-masur/0002894713492
  • Chương 1: Allegro ma non troppo. Chương này được viết trên cung Rê trưởng. Đây là chương dài nhất của tác phẩm. Thời gian biểu diễn chương này là hơn 26 phút, hơn cả hai chương kia cộng lại. Mở đầu chương này là tiếng dạo của nhạc cụ của bộ gỗ, sau đó là của cả dàn nhạc giao hưởng. Chính trong phần mở đầu này, chúng ta đã tìm thấy chủ để cho cả chương 1. Phần dạo này kéo dài hơn 3 phút thì violin độc tấu bắt đầu lên tiếng, hát lên một chủ đề lúc đầu là riêng của mình, rồi cũng quay lại chủ để chung mà dàn nhạc đã gợi mở. Đây là chương đậm chất anh hùng vốn có trong các tác phẩm của Beethoven. Tuy chất anh hùng đó không quá hoành tráng vì ít có sự tham gia mang tính kêu gọi của đội kèn và không quá quyết liệt mà còn khá trữ tình, nhưng người nghe có thể cảm nhận nó một cách rõ ràng.
  • Chương 2: Larghetto. Đây là chương duy nhất viết ở cung Sol trưởng. Chương này kéo dài 11 phút, xấp xỉ chương cuối. Cách đi vào chủ đề của chương này khá giống chương 1, dàn nhạc giao hưởng tiếp tục là người mở đầu câu chuyện, sau đó violin mới cất lên tiếng hát của mình. Tuy nhiên, khác với chương đầu, trong chương này, violin không thể hiện một chủ để riêng nào ngay lúc đầu mà bắt nhịp ngay với câu chuyện mà dàn nhạc đã gợi ý. Chương này đầy tâm sự, thể hiện rõ ràng một con người nghệ sĩ trong Beethoven.
  • Chương 3: Rondo-Allegro. Chương này được viết ở cung Rê trưởng, giống như chương 1 và có độ dài thời gian biểu diễn xấp xỉ chương 2. Đây là chương nổi tiếng nhất của tác phẩm. Thay vì dàn nhạc mở đầu chủ đề thì lúc này violin là mới là người bắt đầu. Những tiết tấu vui vẻ, lạc quan, như chưa từng có nỗi đau nào, được cất lên bởi tiếng violin quen thuộc cùng với khúc đệm của các nhạc cụ bộ dây trong dàn nhạc, rồi chính dàn nhạc đồng ca lại những tiết tấu đó. Ở đây, ngoài sự vui vẻ, lạc quan, tác phẩm vẫn mang hơi thở anh hùng vốn có của chương 1 nói riêng và phần lớn các tác phẩm của Beethoven nói chung.
Nói chung, tác phẩm thể hiện rõ sự chuyển giao hai phong cách cổ điển và lãng mạn của Beethoven. Cổ điển ở chỗ tác phẩm vẫn viết theo cấu trúc cổ điển (chủ để đầu tiên của một chương được thể hiện, rồi có vài biến tấu, sau đó lại quay chủ để cũ nhưng biểu diễn theo một cách khác (thay đổi chút cao độ hoặc vài tiết tấu) rồi kết thúc nó), tính chất tứ tấu đàn dây (bộ dây trở thành trung tâm, có tiếng cello đệm nhanh cho tác phẩm). (Chương 3 thể hiện rõ nhất điều này). Lãng mạn ở chỗ tính chất phóng khoáng hơn, biểu đạt nội tâm sâu sắc hơn với những đợt sóng nhạc lên rồi lại xuống. (Chương 1 thể hiện rõ nhất điều đó). Đây là điều đặc biệt trong các sáng tác của Beethoven.

Nguồn: Wiki

 

nguyenvolam

Rìu Sắt
Bach: Double Concerto
Anne-Sophie Mutter

Đây là bản concerto viết cho 2 violin quan trọng của Bach (BWV 1043), được ông sáng tác vào giai đoạn cuối thời kỳ Baroque (1680-1750), mặc dù thời điểm sáng tác vẫn chưa thể xác định. Tác phẩm nổi tiếng này là một ví dụ tinh tế cho phong cách baroque của Bach, thường được gọi đơn giản là "Bach Double", đây là tác phẩm concerto duy nhất viết cho 2 violin của ông.

Có thể Bach đã viết tác phẩm này cho 2 nghệ sĩ violin trong dàn nhạc của Hoàng tử Leopold khi Bach làm Giám đốc âm nhạc cho Leopold, Hoàng tử Anhalt-Köthen (Cöthen) từ 1717-1723. Các nghệ sĩ violin chính trong dàn nhạc Joseph Speiss và Martin Friedrich Marcus đều được biết đến là những nghệ sĩ tài năng vào thời điểm đó. Trong giai đoạn này, Bach tập trung vào nhạc cụ bao gồm các tác phẩm viết cho violin độc tấu cũng như Brandenburg Concertos.

Xem thêm tại đây

0002894795382_600.jpg



 


Top