Video KHCN - Cách Nơ Ron thần kinh được tạo ra (Neuron) ! | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Video KHCN Cách Nơ Ron thần kinh được tạo ra (Neuron) !

Administrator

Administrator
Neuron là một tế bào thần kinh, đơn vị cơ bản cấu thành nên hệ thần kinh. Neuron cũng khá giống các tế bào khác trong cơ thể con người trên nhiều khía cạnh, nhưng có một điểm khác biệt mấu chốt giữa neuron và các tế bào khác: Neuron là tế bào chuyên hóa thực hiện truyền phát thông tin khắp cơ thể. Neuron có một màng chuyên biệt phục vụ công tác truyền tin tới các tế bào khác. Sợi trục và sợi nhánh là những cấu trúc chuyên để truyền và nhận tin. Sợi liên kết giữa các tế bào gọi là xi-náp. Neuron giải phóng các chất hóa học có tên gọi là chất dẫn truyền thần kinh vào các xi-náp để giao tiếp với các neuron khác.

Neurons.jpg

Theo Wiki . Nơ-ron (bắt nguồn từ tiếng Pháp: neurone là tế bào thần kinh có khả năng cảm ứng, phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền xung điện này. Nơ-ron (thường được viết là nơron) là đơn vị cơ bản cấu tạo hệ thần kinh của hầu hết các loài động vật và là thành phần quan trọng bậc nhất của não. Thân và sợi nhánh của các nơron tạo thành chất xám. Sợi trục (nếu đi chung với nhau thành bó gọi là dây thần kinh) cấu tạo chất trắng trong não.Ước tính có khoảng 100 tỷ (1011) nơron và 100 nghìn tỷ (1014) xynap trong não người.[6] Các tế bào thần kinh được hỗ trợ bởi microglia và tế bào hình sao (các tế bào thần kinh đệm). Nơron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.
Video clip dưới đây ghi lại quá trình mà não và cơ thể bạn đang học một cái gì đó . Lúc này Tế bào gốc trở thành tế bào thần kinh


 


Top