Cách làm báo cáo thuế cho người mới bắt đầu | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Cách làm báo cáo thuế cho người mới bắt đầu

hotrotinviet

Gà con
Tài khoản bị khóa
Phải làm những công việc gì? Việc nào làm trước, việc nào làm sau?" là những thắc mắc của hầu hết các kế toán mới trong những ngày đầu tiên đi làm. Dưới đây là một vài công việc cơ bản mà các kế toán mới nên bắt đầu thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên đến công ty nhé!

Trong buổi đầu tiên đi làm cái mà kế toán thuế cần phải quan tâm nhất đó chính là GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH, thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh kế toán phải năm rõ thật chính xác, nó là căn cứ để bạn lập hóa đơn chứng từ: tên công ty,mã số thuế, người đại diện… ngoài ra nó còn cho bạn biết số vốn điều lệ của công ty ( kê khai thuế Môn bài), hình thức góp vốn…

Tiếp nhận hồ sơ, sổ sách, chứng từ:


+ Nếu bạn đi làm ở một công ty hoàn toàn mới thì bạn có thể tham khảo cách đăng ký thuế với cơ quan thuế cho doanh nghiệp mới thành lập:

1- Nộp tờ khai thuế môn bài

2- Ký hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà để đặt trụ sở chính (nếu thuê thì phải nộp thuế và được tính chi phí còn mượn nhà thì ko phải nộp thuế và không được tính vào chi phí của DN) (hướng dẫn học viên tính thuế thuê nhà sau khi học xong thuế GTGT, TNCN và TNDN).

3- Tiến hành thủ tục mở tài khoản công ty tại Ngân hàng để thực hiện việc giao dịch của công ty với đối tác.

4- Đặt in hóa đơn

5- Xây dựng hệ thống sổ sách kế toán

+ Nếu bạn đi làm ở dạng bổ sung nhân sự thì kế toán trưởng, hoặc trưởng phòng sẽ phân chia công việc cụ thể cho bạn.

+ Còn nếu bạn đi làm ở dạng thay nhân sự thì bạn cần được bàn giao, tiếp nhận các giấy tờ, sổ sách, chứng từ sau:

6- Lập biên bản bàn giao có xác nhận của Giám đốc công ty:

Nhận bàn giao BCTC và sổ sách, chứng từ kế toán. Phải kiểm tra tài liệu sổ sách, BCTC xem các năm trước làm có đúng không.

1- Nhận báo cáo sổ sách gồm:

+ Báo cáo tài chính.

+ Tờ khai thuế tháng (12 tháng), tờ khai quý (4 quý), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

+ Sổ sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết ....).

2- Nhận chứng từ gồm:

+ Hóa đơn đầu vào, đầu ra (bản gốc)

+ Hố sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa....

+ Phiếu thu, chi, nhập, xuất...

+ Chứng từ ngân hàng....

Công việc của kế toán thuế dường như đã được lập trình sẵn theo lịch, kế toán thuế cần chu ý đến các thời hạn nộp báo cáo để tránh bị phạt.


1. THUẾ MÔN BÀI (Nộp theo năm)


- Doanh nghiệp mới thành lập: Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chấm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh. Nộp thuế môn bài ở Kho bạc NN quận (huyện).
- Doanh nghiệp đang hoạt động: Việc khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm khai thuế.

2. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT): (Áp dụng cho tổ chức kê khai theo phương pháp khấu trừ)


2.1 Kê khai thuế

- Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Tiến hành kê khai và nộp báo cáo thuế vào kỳ kê khai tiếp theo kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

- Doanh nghiệp đang hoạt động: Hàng quý phải nộp Báo cáo thuế đúng thời hạn, kể cả trong quý không phát sinh doanh thu. [Áp dụng theo luật Số: 8355 /BTC-TCT].

- Hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm: Tờ khai thuế GTGT quý; Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; Bảng kê hóa đơn mua quý hóa, dịch vụ và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính. (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

2.2 Nộp thuế GTGT

- Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của quý tiếp theo kỳ tính thuế.

- Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

2.3 Quyết toán thuế GTGT

- Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế GTGT.

- Thời hạn nộp tờ khai: Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh số liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo. Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

3. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


3.1 Kê khai thuế


- Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo.

- Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Tờ khai thuế tạm tính theo quý (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

3.2 Nộp thuế TNDN

- Thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý kê khai.

- Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

3.3 Quyết toán thuế TNDN

- Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN.

- Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

- Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN còn lại phải nộp, DN phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm.

4. BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM


- Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và Lập báo cáo tài chính năm.

- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính: Trong 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Nơi nhận báo cáo tài chính: Chi cục thuế quận huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Thống kê nhà nước.


5. THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ


- Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.

- Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).

- Trường hợp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.

Để có thể làm kế toán Thuế thật giỏi thì một kinh nghiệm xương máu đó chính là các bạn kế toán phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tu nghị định mới nhất của Luật thuế, cập nhật các chính sách ưu đãi của chính phủ để làm giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.
 

Meo Map

Rìu Vàng Đôi
Lướt qua,
và ngứa nghề.
...
Ông này copy nghiệp vụ này ở đâu vậy?
Nhờ viết lại: nhớ check nội dung và update trước khi copy sang. Loại bỏ các nội dung dư thừa (ý tôi là viết cho đúng và đủ).

Xin học theo quote đoạn cuối của bài:
Để có thể có một bài đăng nghiệp vụ không chứng tỏ mình không phải là dân trong nghề, cần hiểu nội dung người khác đăng trước khi bê về, vì không phải trang web hướng dẫn nào đăng lên thì cũng đúng.

Chả hiểu sao, mấy năm gần đây sinh ra nhiều trang web hướng dẫn kế toán, luật toàn đăng linh tinh và giải thích linh tinh tùm la chẳng theo cái đương thời gì, khổ nỗi lại là các hãng tư vấn cấp độ tự phong mới chết. May mà lâu lắm tôi mới nhìn thấy 1 bài copy như này.
 

mrJaden

Rìu Bạc
Lướt qua,
và ngứa nghề.
...
Ông này copy nghiệp vụ này ở đâu vậy?
Nhờ viết lại: nhớ check nội dung và update trước khi copy sang. Loại bỏ các nội dung dư thừa (ý tôi là viết cho đúng và đủ).

Xin học theo quote đoạn cuối của bài:
Để có thể có một bài đăng nghiệp vụ không chứng tỏ mình không phải là dân trong nghề, cần hiểu nội dung người khác đăng trước khi bê về, vì không phải trang web hướng dẫn nào đăng lên thì cũng đúng.

Chả hiểu sao, mấy năm gần đây sinh ra nhiều trang web hướng dẫn kế toán, luật toàn đăng linh tinh và giải thích linh tinh tùm la chẳng theo cái đương thời gì, khổ nỗi lại là các hãng tư vấn cấp độ tự phong mới chết. May mà lâu lắm tôi mới nhìn thấy 1 bài copy như này.
cảm phiền bác có thể viết hay cho 1 dịa chỉ HD update hiên nay đc k? Mình đang cần tìm hiểu vấn đề này mà theo bác nói thì chả bt đâu là đúng đâu là lỗi thời cả :(
 

Meo Map

Rìu Vàng Đôi
cảm phiền bác có thể viết hay cho 1 dịa chỉ HD update hiên nay đc k? Mình đang cần tìm hiểu vấn đề này mà theo bác nói thì chả bt đâu là đúng đâu là lỗi thời cả
Bạn không cần đọc phần ngọn mà bỏ qua phần gốc, nhất định phải hiểu bản chất vấn đề.
Bạn cũng không cần học phần gốc mà bỏ qua phần ngọn vì phần ngọn là cần câu cơm trước mắt, nhưng phải hiểu cái căn bản của phần ngọn để thực hành và làm việc với cơ quan quản lý thuế trực tiếp trước.

Nếu bạn cần update, cứ luật, nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn hiện hành mà táng bạn ạ! (hiện hành và của thời điểm phát sinh). Đơn giản thế thôi, nhưng đấy mới là vấn đề đúng không?

Nếu bạn là dân trong nghề và muốn đi theo nghề: trước hết, hãy tham khảo các công văn của TCT, Cục thuế HN, Cục thuế TPHCM và các cục thuế khác (các cục thuế khác thì chỉ nên tham khảo ... cho vui là chính). Nơi nào đáp ứng được vấn đề này thì bạn học hỏi ở nơi đó.
Với nhu cầu của bạn, mình liệt kê một số địa chỉ:
- văn bản pháp luật, bộ tài chính, tổng cục thuế, cục thuế: để update, lấy văn bản (có thể vào trang cổng thông tin điện tử của chính phủ); nếu bạn mới bắt đầu, nên xem qua văn bản hợp nhất các thông tư, các công văn hướng dẫn và chịu khó học hỏi cấp trên hoặc người khác.
- bỏ qua toàn bộ các diễn đàn kế toán, group kế toán hiện đang có đi, khuyên thật đó. Nói ra lại mếch lòng nhau, nhưng ở đó chất lượng tệ; bạn khó lòng học hỏi sâu vấn đề bạn quan tâm được bởi ở nơi đó chả có mấy ai hướng dẫn sâu đâu. Còn nếu bạn muốn giúp đỡ người khác thì đấy là một địa chỉ để giúp đỡ các bạn khác.
- bỏ qua các hãng tư vấn không tên tuổi đi, bạn chả bao giờ cần họ đâu, bạn cũng chả cần họ mislead bạn đâu. Các trang uy tín, họ còn không dám để bài viết linh tinh, đấy là lý do. Nếu có việc, hãy thuê bên các hãng lớn có tên tuổi, tiền nào của nấy (cái này cực cực cực kỳ quan trọng; mọi rủi ro không xảy ra luôn, chỉ xảy ra sau đó, cụ thể là khi thanh kiểm tra thuế; khi đó xét về khía cạnh kinh tế: phải trả nhiều tiền hơn sẽ giúp tiết kiệm tiền tốt hơn). Ví dụ như big4, mình thấy họ làm tốt và chuẩn.
- cơ quan quản lý thuế: tìm hiểu về thủ tục thì hỏi đơn vị quản lý thuế trực tiếp trước (nhớ phân biệt đơn vị quản lý thuế trực tiếp và cục thuế, chi cục thuế). không gọi điện được thì đến gặp trực tiếp (nếu ở HN và TP HCM, vì mình đánh giá 2 nơi này cao). Nếu bạn ở HN hay TP HCM, hãy chịu khó hỏi 2 cục thuế đó và đến tận bộ phận một cửa (của các chi cục) để hỏi các vướng mắc; đừng bao giờ ngại việc này, vì đó là một lần học hỏi. Mình đến làm việc ở đó và nghe ngóng thấy các trưởng ở đó nghiệp vụ rất sâu; thế thì chả việc gì mà không đến hỏi để nhận một buổi hướng dẫn miễn phí, hãy chuẩn bị các câu hỏi trước!
- Thường xuyên tham khảo các lớp hướng dẫn chuyên môn của các đơn vị có uy tín đó.
- ... nói chung là vô bờ, miễn sao bạn không tốn quá nhiều thời gian cho một vấn đề không đặc thù là được, vấn đề đặc thù .... thì cục thuế cũng còn phải đi xin hướng dẫn từ TCT :D
 
Sửa lần cuối:


Top