Chứng khoán - Bài 01- Chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán là gì? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Chứng khoán Bài 01- Chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán là gì?

nam123456

Búa Gỗ
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là danh từ chung cho các giấy tờ hợp pháp chứng nhận các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu. Người mua chứng khoán được gọi là nhà đầu tư. Hiện nay, ngoài cổ phiếu và trái phiếu, chứng khoán còn được biết với nhiều sản phẩm khác như chứng khoán phái sinh (hợp đồng tương lai VN30), chứng quyền, chứng chỉ quỹ đầu tư.
Với nhiều kênh đầu tư chứng khoán như vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn một kênh phù hợp với bản thân và học phương pháp giao dịch để kiếm lợi nhuận.
Đầu tư chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán bằng phương pháp nào?
Đầu tư chứng khoán là công việc bỏ tiền ra mua chứng khoán ở một mức giá nào đó và kỳ vọng nó sẽ tăng giá trong tương lai. Nếu giá tăng đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư được một khoản lợi nhuận. Còn nếu giá không tăng mà giảm đi so với mức giá mua chứng khoán ban đầu thì nhà đầu tư sẽ bị lỗ.
Công việc đầu tư chứng khoán đòi hỏi nhà đầu tư phải có tầm nhìn, kỹ năng, kinh nghiệm, tâm lý và phương pháp tốt.
Nhà đầu tư cần bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu chứng khoán và phương pháp đầu tư chứng khoán phù hợp với bản thân trước khi thực hiện mua bán chứng khoán. Có nhiều phương pháp để đầu tư, chúng ta có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau:
1. Phân tích kỹ thuật
2. Phân tích cơ bản
3. Phân tích tâm lý thị trường
Mỗi phương pháp có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Để đạt được hiệu quả tối đa, nhà đầu tư cần nắm vững từng phương pháp và kết hợp với nhau chứ không nên sử dụng riêng lẻ bất kỳ một phương pháp nào.
Chứng khoán có nhưng kênh đầu tư nào?
Đầu tiên và phổ biến nhất chính là thị trường cổ phiếu. Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần.
Những công ty lớn kinh doanh ở Việt Nam đều phát hành cổ phiếu như cổ phiếu của công ty Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG), cổ phiếu của công ty Vinamilk (VNM), cổ phiếu của công ty tập đoàn FLC (FLC),...
Kênh đầu tư chứng khoán thứ hai là trái phiếu, ở thị trường chứng khoán Việt Nam thì kênh đầu tư này chưa được phổ biến, do đó chúng ta sẽ không đi sâu vào loại chứng khoán này.
Kênh đầu tư thứ ba trên thị trường hiện nay là chứng khoán phái sinh, cụ thể là thị trường phái sinh hợp đồng tương lai VN30. Hiện này, kênh đầu tư này được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất ưa chuộng bởi tính tiện lợi và mức lợi nhuận hấp dẫn của nó.
Kênh đầu tư sắp tới mà nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam có thể tiếp cận đó là chứng quyền
Chúc anh em thành công
 

huynhan113

Búa Đá
Thaks thớt, đang đúng cái mình cần, bạn có thể làm thêm 1 bài viết hướng dẫn cách mỡ tk chứng khoán luôn đi thớt.
 

nam123456

Búa Gỗ
Giới thiệu

Bài viết này là Bài viết Hướng dẫn chung cho những Người mới Tìm hiểu Chứng khoán và muốn hiểu về Mở Tài khoản Chứng khoán cũng như Thủ tục có thể có khi Mở với nhiều Đối tượng và nhu cầu khác nhau. Các Vấn đề chính gồm:
+ Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán – Trực tiếp hoặc Từ xa.
+ Có Mở được Tài khoản Chứng khoán Online?
+ Một số Câu hỏi thắc mắc Phổ biến khi Tìm hiểu Mở Tài khoản Chứng khoán.
+ Nên Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất?
Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán – Mở trực tiếp và Mở Từ xa
– Mở trực tiếp: Điều kiện ở đây là nếu bạn sống hoặc dịp công tác tại các thành phố lớn nơi có các Công ty Chứng khoán đặt văn phòng. Cách khá đơn giản là chỉ việc cầm CMND lên Công ty Chứng khoán gặp bộ phân giao dịch và đề nghị cho Mở tài khoản Chứng khoán. Chỉ việc khai theo Form Mẫu Mở Tài khoản Chứng khoán theo sự hướng dẫn của nhân viên ở đó là xong. Thời gian khai hồ sơ khá nhanh, thường mất khoảng 15 – 20 phút.
Các địa phương có các Công ty Chứng khoán gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (TP HCM), Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Nai, Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, An Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Bình Dương, Đắk Lắk, Thái Bình và Vĩnh Long (17 Tỉnh / Thành phố). .
Trường hợp bạn làm cho các cơ quan rất khó để ra ngoài trong giờ hành chính mà lại có quen với ai đó đang làm ở các Công ty Chứng khoán và cùng ở địa phương thì có thể nhờ họ qua trực tiếp chỗ bạn để Mở tài khoản cũng được, mọi thủ tục họ sẽ tư vấn trực tiếp khi gặp.

– Mở Từ xa: Áp dụng cho các bạn muốn Mở Tài khoản Chứng khoán nhưng lại sống hoặc làm việc ở Tỉnh xa – Tỉnh không có Văn phòng các Công ty Chứng khoán. Do quy định của Luật muốn Mở Tài khoản Chứng khoán thì Công ty Chứng khoán phải có ký trực tiếp với Khách hàng Nên Cách Mở phức tạp hơn dựa trên Nguyên tắc Hồ sơ Gửi qua Chuyển phát nhanh Bưu điện đi lại Từ xa.
+ Nhận Hồ sơ (3 Cách nhận): 1. Liên hệ để Công ty Chứng khoán gửi Bản gốc dấu đỏ qua Chuyển phát nhanh cho bạn – 2. Liên hệ để Công ty Chứng khoán gửi Bản mềm PDF qua Email – 3. Đăng ký trên Website Công ty Chứng khoán và Hệ thống của Họ tự động Gửi bản mềm PDF cho bạn (Hiện tại chỉ một số ít Công ty Chứng khoán cho phép Đăng ký trên Website).
+ Gửi lại Hồ sơ: Bạn nhận được Hồ sơ thì khai thông tin cá nhân như: Họ tên, Số CMND, Ngày cấp, Nơi cấp, Địa chỉ liên hệ, Email, Ngày sinh, Giới tính, … và ký ghi rõ họ tên đầy đủ (Có thể gồm cả ký nháy hết các tờ, các mặt). Photo thêm CMND của bạn đính kèm và Gửi lại cùng bộ Hồ sơ đã khai xong về cho Công ty Chứng khoán theo địa chỉ của họ cũng qua Chuyển phát nhanh (Một số Công ty Chứng khoán lớn sẽ Yêu cầu có CMND Công chứng và Xác nhận Chữ kỹ của Phường / Xã khi làm Từ xa).
Trong ảnh: hình chụp thông báo tin nhắn SMS từ HSC trên điện thoại về việc Tài khoản Chứng khoán đã kích hoạt thành công kèm thông báo Mật khẩu Giao dịch Online và Điện thoại đã gửi qua Email
+ Xác nhận Thông tin: sau khi Công ty Chứng khoán nhận được, thường bên Kiểm soát của họ sẽ gọi điện thoại lại cho bạn để xác nhận thông tin bạn đã khai ký trong Bộ hồ sơ đó (Lưu ý cuộc gọi có ghi âm). Sau khi xong, Tài khoản sẽ được mở, Công ty Chứng khoán thông báo lại cho bạn biết qua email hoặc là SMS.
—————————————————————
Có Mở được Tài khoản Chứng khoán Online?
Một số Công ty Chứng khoán quảng cáo là Mở Tài khoản Chứng khoán Online hay Mở Tài khoản Chứng khoán Trực tuyến. Thực ra đó là “Câu View” và hoàn toàn không thể hoàn toàn Online đúng như vậy. Đơn giản là: Bạn vào Website Công ty Chứng khoán đã cho phép khách hàng khai thông tin trực tiếp trên Website của họ. Sau khi xong, Hệ thống sẽ được tự động gửi Bản mềm PDF Hồ sơ Mở Tài khoản Chứng khoán đã có khai sẵn Thông tin của bạn. Bạn sẽ phải Kiểm tra Hồ sơ trước khi Ký Ghi rõ Họ tên và Gửi đi. Đa phần các Công ty Chứng khoán gọi đó là Mở Tài khoản Chứng khoán Online hay Mở Tài khoản Chứng khoán Trực tuyến nhưng thực ra là không hoàn toàn như vậy.

Một số Câu hỏi thắc mắc Phổ biến khi Tìm hiểu Mở Tài khoản Chứng khoán
Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu?.
Mở tài khoản Chứng khoán có mất phí không? Ở đâu tốt nhất?.
Mở Tài khoản Chứng khoán cần Tối thiểu bao nhiêu tiền?.
Chơi Chứng khoán cần ít nhất bao nhiêu tiền?.
Ngoài ra, Hiện nay Chứng khoán được chia làm 2 phần: Chứng khoán Cơ sở và Chứng khoán Phái sinh. Bài viết này sẽ Hướng dẫn tập trung Hướng dẫn Mở tài khoản Chứng khoán Cơ sở. Vốn là loại hình Đầu tư phổ biến cho người mới. Riêng Chứng khoán Phái sinh phù hợp với bạn đã có hiểu biết và đã Kinh nghiệm tham gia Chứng khoán Cơ sở.
—————————————————————
Nên Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất?
Trên Thị trường Chứng khoán hiện tại đang có khoảng 70 Công ty Chứng khoán chuyên cung cấp Dịch vụ Mở tài khoản Chứng khoán, đây là 1 số lượng khá nhiều với 1 Thị trường như Việt Nam. Sẽ có nhiều người lăn tăn là nên Mở tài khoản tại đâu là phù hợp với mình nhất?Có nhiều Tiêu chí để Đánh giá và So sánh như: Thị phần, Uy tín Thương hiệu, Phí, Dịch vụ Hỗ trợ Tư vấn, Phần mềm Hệ thống. Như HSC, SSI, FPTs, MBS, VPBS
Do cơ chế, mỗi 1 khách hàng sẽ có 1 Nhân viên Môi giới Quản lý Tài khoản nên một việc quan trọng không chỉ là Mở tài khoản Chứng khoán tại Công ty Chứng khoán nào tốt nhất mà còn là Mở tài khoản làm việc với Môi giới nào. Rất khó để so sánh do không có 1 chuẩn mực chung.
Chúc mọi người thành công
 

nam123456

Búa Gỗ
1. Nộp tiền trực tiếp tại Hội sở và chi nhánh cty chứng khoán: liên hệ trực tiếp cty chứng khoán để biết địa chỉ và nộp tiền tại quầy giao dịch
2. Nộp tiền trực tuyến qua ngân hàng
Khi mở tài khoản giao dịch tại cty Chứng khoán ó thể thực hiện nộp/chuyển tiền nhanh chóng, tiện lợi qua một số ngân hàng kết nối trực tuyến như ACB, BIDV, Maritime Bank, Sacombank, Techcombank, VIB, Vietcombank, Vietinbank, VPBank tuy thuộc cty chứng khoán có liên kết với ngân hàng hay không.
3. Ví dụ Nộp tiền tại các ngân hàng khác vào tài khoản giao dịch tại VNDIRECT
Điền thông tin nộp tiền theo nội dung như sau:
  • Tên đơn vị thụ hưởng: Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT
  • Số tài khoản người hưởng: 0681000011361
  • Tại: Vietcombank - Hội Sở
  • Nội dung nộp tiền: Chuyển tiền vào tài khoản [Số tài khoản chứng khoán của khách hàng] của [Họ và tên khách hàng].
  • Phần nội dung nộp tiền, Quý khách ghi đầy đủ số tài khoản giao dịch chứng khoán, Họ và tên (tướng ứng với số tài khoản), viết không dấu như mẫu sau: Chuyen tien vao tai khoan 0001234567 của Nguyen Van A.
  • Thời gian nộp tiền/chuyển khoản tốt nhất
    • Sáng: Từ 8h00 đến 11h30
    • Chiều: Từ 13h00 đến 16h00
  • Thời gian có tiền trong tài khoản chứng khoán
    • Trong cùng hệ thống ngân hàng: trong 30 phút, kể từ lúc ngân hàng thông báo lệnh chuyển tiền thành công.
    • Khác hệ thống ngân hàng: có tiền trong vòng 24h.
    • Trường hợp tiềnđược ngân hàng hạch toán vào tài khoản sau 16h00 các ngày làm việc trong tuần hoặc các ngày nghỉ/ngày lễ, Công ty chứng khoán sẽ tiến hành hạch toán tiền vào tài khoản chứng khoán vào ngày làm việc kế tiếp.
 

nam123456

Búa Gỗ
Hướng dẫn cách xem và hiểu Bảng giá Chứng khoán

Như mình đã viết ở những bài trước, bạn muốn đầu tư chứng khoán thì cần phải có tài khoản chứng khoán để giao dịch. Giao dịch ở đây có nghĩa là mua và bán các cổ phiếu niêm yết trên cả ba sàn HOSE, HNX và UPcom. Và muốn mua bán được cổ phiếu thì bạn cần biết đọc bảng giá cổ phiếu. Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) có một bảng giá riêng và mỗi Công ty Chứng khoán (CTCK) cũng đều có một bảng giá riêng (nguồn dữ liệu được lấy từ Sở và Trung tâm lưu ký) cho khách hàng của Công ty mình. Tuy nhiên, các bảng giá này chỉ khác nhau chút ít về giao diện, còn về cơ bản các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau.

Bảng giá trực tiếp từ website của Sở GDCK TPHCM (Sàn HOSE). Đơn vị giá: 1.000 VND, Đơn vị Khối lượng: 10 CP. Các mã cổ phiếu trong bảng giá này được sắp xếp theo thứ tự A B C.
Mọi chi tiết đều rất dễ nhìn, từ màu sắc tới thiết kế. Tốc độ tải dữ liệu nhanh, đặc biệt có thể đặt lệnh mua bán ngay trên bảng giá.
Chú thích các tên và ký hiệu các cột trong bảng giá chứng khoán
Ở trong mỗi bảng giá của ba sàn HOSE, HNX, UPcom đều có các cột như sau:
  • Mã CK( Mã Chứng khoán)
  • TC(Giá tham chiếu – TC, hay Giá vàng)
  • Trần (Giá trần – hay giá Tím)
  • Sàn (Giá sàn– hay giá Xanh lam)
  • Tổng KL (tổng khối lượng đã khớp đến thời điểm hiện tại)
  • Mua(Bên Dư mua)
  • Khớp lệnh,Giá, KL(Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay KL khớp)
  • %(hay thay đổi +/– % so với giá Tham chiếu)
  • Bán( Bên Dư bán)
  • Cao (giá khớp cao nhất trong phiên)
  • Thấp (giá khớp thấp nhất trong phiên)
  • TB ( giá khớp trung bình trong phiên)
  • Dư ( KL dư mua, dư bán trong phiên – Chỉ áp dụng tại sàn HNX và UPCOM)
  • DTNN Mua (Nước ngoài mua),Bán (Nước ngoài bán)…
Tôi sẽ giải thích cụ thể, chi tiết ngay sau đây:
1/ Mã cổ phiếu
(hay Chứng khoán – CK): mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó. Ví dụ: CTCP Tập đoàn Hoa Sen có mã là HSG (Hoa Sen Group), CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk)… Hiện trên mỗi sàn HOSE và HNX có hơn 1000 công ty đang niêm niêm yết. Trên tổng 2 sàn có hơn 700 mã cổ phiếu đang niêm yết giao dịch.
2/ TC (Giá Đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu – TC, hay Giá vàng): Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (Áp dụng cho hai sàn HOSE và HNX). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Giá tham chiếu có màu vàng nên còn được gọi là giá vàng. Riêng sàn UpCom, Giá tham chiếu được tính là Giá trung bình (hay giá bình quân) của phiên giao dịch liền trước.
3/Trần (Giá trần – hay giá Tím): Là giá kịch trần hay mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá trần là tăng 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá trần là tăng 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá trần là tăng 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Giá trần có màu tím nên còn được gọi là giá tím.
4/Sàn (Giá sàn– hay giá Xanh lam): Là giá kịch sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá sàn là giảm 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá sàn là giảm 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá sàn là giảm 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước.
Ví dụ:
Giá đóng cửa
phiên Giao dịch ngày thứ 5 (24/12/2018) của VCB (cổ phiếu Ngân hàng Vietcombank – sàn HOSE) là: 42,200 đồng/1 cổ phiếu.
Thì:
  • Giá tham chiếu của VCB ngày thứ 6 (25/12/2018) là: 42,200 đồng
  • Giá trần của VCB ngày thứ 6 (25/12/2018) là: 45,100đ (+7%)
  • Giá sàn của VCB ngày thứ 6 (25/12/2018) là: 39,300đ (-7%)
Do vậy, trong phiên Giao dịch ngày 25/12/2018 chúng ta chỉ có thể đặt lệnh giao dịch mua-bán mã VCB trong khoảng 39,300 đồng đến 45,100 đồng. (Các mã khác sàn HOSE cũng áp dụng giống hệt như VCB, còn các mã thuộc sàn HNX thì áp dụng biên độ giao dịch là +/- 10% và sàn UpCom áp dụng biên độ giao dịch là +/- 15%).
5/ Giá xanh: Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần.
6/ Giá đỏ: Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.
Ví dụ:
  • Phiên GD ngày ngày 24/12/2018: Giá tham chiếu của VCB là 42,400đ. Kết phiên giá VCB đóng cửa tại mức giá 42,200 đồng (giá đỏ), giảm 200 đồng tương ứng với giảm 0,5%.
  • Phiên GD ngày 25/12/2018: Giá tham chiếu của VCB là 42,200 đồng. Kết phiên giá VCB đóng cửa tại mức giá 42,500 đồng (giá xanh), tăng 300 đồng tương ứng với tăng 0,7%.
Vì thế, những NĐT cổ phiếu thường yêu màu tím, thích màu xanh, ghét màu đỏ đặc biệt là màu xanh lam ?
7/ Mua (hay còn gọi là Dư mua – Chờ mua): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Giá mua cao nhất ở gần cột Khớp Lệnh (Cột ở giữa) nhất (Giá 1 + KL 1) và giá mua thấp nhất ở xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL 3).
Chú ý: Trên bảng giá HOSE, Đơn vị giá: 1.000 VND, Khối lượng: 10 CP. Có nghĩa là giá thực tế bạn phải nhân với 1.000đ và khối lượng thực tế bạn phải nhân với 10 cổ phiếu.
Ví dụ: Giá VCB ghi trên bảng điện là: 36,90 thì giá thực tế là 36,90 x 1000đ = 36.900 đồng (Ba sáu ngàn chín trăm đồng một cổ phiếu). Cột khối lượng chờ mua ở Giá 1 (36,90) (KL 1) là: 43,27 thì khối lượng thực tế là: 43,27 x 10 = 43270 cổ phiếu (có bốn mươi ba ngàn hai trăm bảy mươi cổ phiếu đang chờ mua ở mức giá 36.900 đồng).
Các cổ phiếu khác trên sàn HOSE các bạn áp dụng giống hệt như VCB, còn với các cổ phiếu sàn HNX và UpCom thì các bạn áp dụng tương tự nhưng chú ý Đơn vị giá: 1000 VNĐ, còn Đơn vị khối lượng lại là: 1000 CP.

8/ Bán (hay còn gọi là Dư bán – Chờ bán): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán ( Mỗi cột bao gồm Giá bán và KL bán) được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 1 2 3: Giá bán thấp nhất ở vị trí ưu tiên nhất (kèm KL) hay (Giá 1 + KL1) và giá bán cao nhất ở vị trí xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL3).
9/ Cao: Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).
10/ Thấp: Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn).
Ví dụ:
Phiên GD ngày 25/12/2018:
  • Lúc 9h30′, VCB khớp lệnh thấp nhất ở mức giá 42,20 nhưng không phải là giá sàn 39,30
  • Lúc 11h5′, VCB khớp lệnh cao nhất ở mức giá 42,80 nhưng không phải giá trần 45,10
  • Kết phiên, lúc 14h45′, VCB đóng cửa ở mức giá 42,50.
Như vậy, giá cao nhất mà VCB đạt được trong phiên giao dịch ngày 25/12/2018 là 42.800đ/ 1 cp; Giá thấp nhất trong phiên của VCB tại 42.200đ/ 1cp. Hay nói cách khác, trong phiên giao dịch ngày 25/12/2018 giá VCB dao dộng trong khoảng từ 42.200đ đến 42.800đ/ 1cp.
11/ Khớp lệnh, Giá khớp, KL (Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay KL khớp): Là bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).
Ví dụ:
VCB đang khớp lệnh ở mức giá 42,50 khi người mua đã chấp nhận mua luôn vào cột giá bán 1 (mức giá bán ưu tiên nhất).
12/ Tổng KL (Tổng khối lượng khớp): Là Tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp trong phiên giao dịch ngày hôm đó.
Ví dụ: TKL khớp của VCB phiên ngày 25/12/2018 là 58.792 (với Đơn vị cổ phiếu là: 10 cp thì thực tế là đã có 587.920 cổ phiếu được khớp lệnh).
13/ ĐTNN Mua và NN Bán: Là khối lượng mua bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.
Mua ròng: Có nghĩa là khối lượng mua vào của NĐTNN lớn hơn khối lượng bán ra.
Bán ròng: Có nghĩa là khối lượng bán ra của NĐTNN lớn hơn khối lượng mua vào.
Khối lượng mua và bán được thể hiện luôn trong phiên Giao dịch ở hai cột NN mua và NN bán ở từng mã cổ phiếu.
Trên đây mình đã hướng dẫn chi tiết các bạn cách xem bảng giá chứng khoán (hay cách đọc bảng điện tử). Kỹ năng đọc bảng điện này đóng vai trò rất lớn để Nhà đầu tư (NĐT) có thể thấy cổ phiếu nào đang thực sự hút được dòng tiền. Cũng như giúp NĐT nhận biến được những mã cổ phiếu nào đang thu hút được sự chú ý của nhiều người thông qua tốc độ khớp lệnh, khối lượng ở từng lệnh khớp. Và đặc biệt là mỗi cổ phiếu đều có một đặc trưng giao dịch khác nhau, lấy ví dụ cụ thể ở hai mã cùng ngành Chứng khoán là SSI (CTCP Chứng khoán Sài Gòn) và VND (CTCP Chứng khoán VNDIRECT):
  • Thanh khoản (Tổng khối lượng khớp lệnh) mỗi phiên giao dịch của VND thường ở mức thấp
  • Thanh khoản của SSI lại ở mức cao. (KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây của SSI là 2,2 triệu cổ phiếu).
Do đó, có thể thấy tốc độ khớp lệnh và khối lượng khớp lệnh ở cổ phiếu SSI cao hơn so với VND. Mức độ thanh khoản của SSI cao hơn VND là do cổ phiếu VND đậm đặc và ít bị pha loãng hơn so với SSI.
Đặc biệt là đối với các cổ phiếu có yếu tố “đầu cơ”, “làm giá” hay “đội lái” thì kỹ năng đọc bảng giá chứng khoán ngày càng trở nên cần thiết. Vì điều này có thể giúp cho NĐT trả lời một số câu hỏi quan trọng ở từng mã cổ phiếu, cụ thể như:
  • Đây có phải là cung cầu ảo (chèn lệnh) hay là cung cầu thật?
  • Đây là khớp lệnh thực sự hay chỉ là “trao tay”, “rang lạc”, “đảo hàng” tạo thanh khoản của “nhà cái”, “big boy” hay “tay to”?
  • Đây có phải là hành động “đè giá gom hàng” của “nhà cái” hay không?
  • Đây có phải là hành động “đẩy giá thoát hàng”?
  • Đây có phải là kiểu giao dịch tích lũy trước khi bùng nổ?…
Đối với những NĐT theo trường phái đầu tư ngắn hạn, “lướt sóng”, “đầu cơ” thì kỹ năng đọc bảng điện càng đóng vai trò quan trọng hơn so với những NĐT theo trường phái giá trị, dài hạn, cơ bản. Việc hoàn thiện và nâng cao kỹ năng đọc bảng điện đòi hỏi NĐT cần có thời gian quan sát diễn biến khớp lệnh hàng ngày và sự tập trung qua từng phiên giao dịch.
Hi vọng những thông tin màTôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn tự tin và thành công!
 

nam123456

Búa Gỗ
Trong bài này, chúng ta nghiên cứu những khái niệm phổ biến, hay được sử dụng bởi những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Trước khi bắt đầu đầu tư và mua bán cổ phiếu, bắt buộc nhà đầu tư phải biết những thuật ngữ chuyên ngành để có thể hiểu được cách thức mua bán cổ phiếu cũng như dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu các tài liệu, sách vở về đầu tư chứng khoán mà không gặp trở ngại.
Bài này sẽ giúp nhà đầu tư tiếp cận những khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành đầu tư chứng khoán một cách dễ dàng và hiệu quả.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Là danh từ chung chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán. Ở Việt Nam thị trường chứng khoán chính là 3 sàn giao giao dịch chính,: sàn HOSE ở Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm chỉ số VNINDEX và các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE), sàn HNX ở Hà Nội (bao gồm chỉ số HNXINDEX và các cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX) và sàn UPCOM (bao gồm chỉ số UPINDEX và các cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCOM).
CỔ PHIẾU
Có hai loại cổ phiếu: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu thường là cổ phiếu được lưu hàn, mua bán trên thị trường, có quyền được biểu quyết và được chia cổ tức theo tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.
Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu đặc biệt: có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi như cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức,... sẽ tương ứng với quyền lợi đặc biệt cho người năm giữ.
TÍNH THANH KHOẢN
Tính thanh khoản của thị trường hay của một loại cổ phiếu là khả năng dễ dàng và nhanh chóng mua bán của mã cổ phiếu đó. Nếu một mã cổ phiếu bán ra, ít ai mua hoặc phải chờ thật lâu mới có người mua thì đó là cổ phiếu có tính thanh khoản kém hoặc thanh khoản thấp.
Ngược lại, một mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao sẽ dễ dàng mua bán và mua bán một cách nhanh chóng hơn. Đặt mua sẽ có người sẵn sàng bán, đặt bán sẽ có người sẵn sàng mua. Một số mã cổ phiếu có tính thanh khoản hiện này: HPG, VCB, CTG, FLC,...
TỶ LỆ SỞ HỮU CỦA KHỐI NGOẠI (ROOM)
Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại hay từ thường gọi là Room tức là tỷ lệ mà những nhà đầu tư có quốc tịch không phải Việt Nam được phép sở hữu tối đa với một mã cổ phiếu nào đó.
Theo kinh nghiệm, những công ty có mã cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài sở hữu nhiều thường là những công ty tốt.
Hiện nay, theo quy định, room tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty thường là 100%. Đối với ngân hàng tỷ lệ này là 30%. Tuy nhiên, phần lớn các công ty đều chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tối đa 49% cổ phần. Chỉ một số ít công ty như HCM, SSI là cho khối ngoại nắm giữ hơn 49%.
Để xem doanh nghiệp đó có tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần, nhà đầu tư vào cafef.vn và tìm đến hồ sơ công ty như hình trên.
Còn nếu muốn xem hiện tại cổ phiếu mà nhà đầu tư đang xem xét room khối ngoại hiện tại đang nắm giữ tổng cộng là bao nhiêu thì xem ở đây:
VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG, CỔ PHIẾU BLUECHIP, MIDCAP, PENNY
Vốn hóa thị trường là giá trị của công ty tính theo giá cổ phiếu trên thị trường. Vốn hóa thị trường tính theo công thức:
Vốn hóa thị trường = số lượng cổ phiếu lưu hành x giá cổ phiếu đang giao dịch
Do đó, khi bạn nghe nói một công ty có vốn hóa lớn tức là số lượng cổ phiếu niêm yết nhiều hoặc giá cổ phiếu đang rất cao, hoặc cả hai cùng cao. Để xem vốn hóa trên thị trường, nhà đầu tư có thể vào Cafef.vn, gõ tên mã cổ phiếu và làm như hình bên dưới:
Cổ phiếu Bluechip là cổ phiếu có vốn hóa lớn, những cổ phiếu đầu ngành. Điều kiện để thành Bluechip khi một công ty có vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng. Những bluechip trên thị trường có thể kể đến như VNM (Vinamilk), VCB (Vietcombank), VIC (Vingroup), GAS (Công ty Khí Việt Nam),...
Cổ phiếu Midcap là cổ phiếu có vốn hóa trung bình. Điều kiện để gọi là công ty Midcap khi có vốn hóa thị trường vào khoảng 1.000 - 10.000 tỷ đồng. Những công ty Midcap trên thị trường có thể kể đến như: PNJ (Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận), REE (Điện lạnh REE), GMD (Công ty Gemadept), SSI (Công ty chứng khoán Sài Gòn),...
Cổ phiếu Penny hay còn gọi là Smallcap là những cổ phiếu của công ty có vốn hóa dưới 1.000 tỷ đồng. Những mã cổ phiếu Penny: NLG (Công ty Đầu tư Nam Long), ITA (Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo), PTB (Công ty Phú Tài),...
Hiện nay, không có một tiêu chuẩn nào để quy định đâu là cổ phiếu Bluechip.
NGÀY GIAO DỊCH, NGÀY THANH TOÁN, NGÀY T, T+1, T+2, T+3
Ở thị trường Việt Nam có một đặc thù là bạn mua cổ phiếu xong thì không bán ngay được mà phải chờ thêm vài ngày nữa mới được phép bán, từ đó hình thành khái niệm ngày T.
Theo quy định, khi nhà đầu tư mua cổ phiếu, thì phải chờ đến cuối giờ chiều sau hai ngày làm việc, mới được bán cổ phiếu. Trên thực tế, nếu muốn bán cổ phiếu đã mua, nhà đầu tư phải chờ đến đầu giờ giao dịch ngày thứ 3.
Ví dụ, chúng ta mua cổ phiếu vào ngày thứ 6, 02/11/2018 thì đến 16h30 ngày T+2 tức là 06/11/2018 thì cổ phiếu về. Nhưng vào giờ đó thì đã hết phiên giao dịch nên không thể bán được. Chúng ta phải đợi vào phiên sáng ngày hôm sau tức là ngày T+3 (ngày 07/11/2018) thì mới được phép bán cổ phiếu.
Lưu ý: ngày T được tính theo ngày làm việc, tức là chúng ta phải trừ đi hai ngày thứ 7 và chủ nhật nhé.
Ngày giao dịch không hưởng quyền
Là ngày giao dịch mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHĐCĐ…
Ví dụ: Ngày giao dịch không hưởng cổ tức là ngày mà nếu bạn mua cổ phiếu vào hoặc sau ngày đó thì bạn sẽ không được hưởng cổ tức của lần chia đó. Vào ngày giao dịch không hưởng cổ tức, giá cổ phiếu sẽ sụt xuống một khoảng tương ứng với giá trị phần cổ tức được chia. Và những ai được hưởng cổ tức sẽ được bù đắp bằng chính số cổ tức ấy trong thời gian trả cổ tức đã công bố.
Ngày đăng kí cuối cùng hay còn gọi là ngày chốt danh sách
Là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…
Theo quy định mới nhất từ 01/01/2016, thời gian thanh toán là 16h30 chiều ngày T+2. Tức là sau giờ này, bạn đã sở hữu cổ phiếu (nhưng tới ngày T+3 bạn mới thực sự bán được vì lúc cổ phiếu về thì đã hết phiên giao dịch), không tính thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ. Trong đó ngày giao dịch tính là ngày T+0, ngày làm việc tiếp theo là T+1,…
Ví dụ: ngày 08/11/2017 (thứ Tư) là ngày GDKHQ, ngày 09/11/2017 (thứ Năm) là ngày ĐKCC, bạn mua cổ phiếu trước 08/11/2017
hoặc vào ngày 9/11/2017 tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng kí cổ đông sẽ vẫn được hưởng quyền.
Ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng
Như vậy, nhà đầu tư mua chứng khoán trước ngày giao dịch không hưởng quyền và nắm giữ đến hết ngày ĐKCC sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền. Và bên cạnh đó, nếu mua vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền thì NĐT sẽ không có tên trong danh sách được hưởng quyền.
Những vấn đề chung phần 1 đến đây là hết, hẹn các nhà đầu tư ở phần 2.
 


Top