9 Biện pháp bảo trì Dedicated Server | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

9 Biện pháp bảo trì Dedicated Server

nguyenmcv

Gà con
Để máy chủ luôn hoạt động ổn định, chúng ta cần lưu tâm đến quá trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống của máy. Mình xin chia sẻ 9 biện pháp sau đây giúp bạn bảo trì dedicated server giúp hệ thống hoạt động trơn tru hiệu quả, không lo bị hỏng hóc.

1. Xác minh dữ liệu máy chủ

Quá trình xác minh dữ liệu máy chủ giúp chuẩn bị và phát hiện sớm các vấn đề trước khi quá muộn. Quá trình này bao gồm 3 bước chính: xác minh sao lưu, kiểm tra Raid, và xác minh sử dụng bộ nhớ.

Kiểm tra và xác minh bản sao lưu

Bạn cần đảm bảo tuân thủ quy trình sao lưu ở bước này nhé. Tốt hơn hết là bạn nên duy trì đồng thời nhiều bản sao lưu cùng lúc và cập nhật liên tục thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên theo lịch trình từng phút, từng ngày và từng tuần.

Kiểm tra RAID

Nhiều loại máy chủ chuyên dụng bây giờ tích hợp RAID. Trong mỗi RAID lại vô số ổ cứng hoạt động giống như bộ phận lưu trữ trong trường hợp đĩa riêng lẻ gặp hư hỏng. Một vài loại RAID thiết kế theo hướng chuyên dụng, giúp hiệu suất hoạt động ổn định. Ngoài ra, còn có một số RAID đóng vai trò dự phòng. Khi kiểm tra RAID, bạn có thể phát hiện lỗi tiềm ẩn trên đĩa cứng sớm hơn. Nhờ đó, chủ động điều chỉnh, sửa chữa.
15 Biện pháp bảo trì Dedicated Server bạn cần biết

Xác minh sử dụng bộ nhớ

Bước xác minh sử dụng bộ nhớ giúp bạn phát hiện hệ thống tệp cũ, phần mềm sử dụng đã lỗi thời. Bạn chỉ nên giữ lại một số cái quan trọng ở bộ nhớ ngoài, các email cũ thì nên xóa bớt, và trình cập nhật cũng nên xóa đi nếu không cần thiết. Ổ cứng ngoài chức năng lưu trữ mà còn thực hiện chức năng hoán đổi tệp và vận hành tương tự bộ nhớ vật lý. Nếu hiệu suất sử dụng ổ đĩa hơn 90%, thì quá trình hoán đổi tệp dễ bị ảnh hưởng hoặc giảm khả năng hoạt động của hệ thống.

2. Kiểm tra tình trạng tài nguyên máy chủ

dual cpu amd epyc img maychuviet

Ngoài việc kiểm tra dung lượng đĩa cứng, bạn nên sau đó kiểm tra tình trạng tài nguyên của các máy chủ khác trong hệ thống. Do quá trình sử dụng bộ nhớ, bộ xử lý cũng phần nào thể hiện mức độ hoạt động của máy chủ. Nếu CPU được sử dụng xấp xỉ 100% có nghĩa máy chủ đang trong tình trạng quá tải thì bạn cần tìm cách giảm bớt gánh nặng cho phần cứng.

3. Cập nhập bảng điều khiển

Riêng phần mềm bảng điều khiển và trình cập nhật. Bạn hãy thực hiện theo cách thủ công. cPanel hiện đang là một phần mềm bảng điều khiển phổ biến nhất dành cho Dedicated Server.

4. Cập nhật phần mềm, ứng dụng

Người dùng luôn có nhiều lựa chọn phần mềm dựa vào đặc tính cấu hình máy chủ. Đối với một hệ thống sở hữu trình quản lý gói, thì hệ thống có thể tự động cập nhật phần mềm. Còn nếu như hệ thống không tự động cập nhật, người dùng cần tạo một trình riêng để kiểm tra lại những bản cập nhật có sẵn.

5. Giám sát công cụ quản lý từ xa

Bước giám sát công cụ quản lý từ xa rất cần thiết khi bạn chạy chủ ảo trên nền tảng điện toán đám mây. Ngoài ra, trong quá trình quản lý, bạn cần đảm bảo cấp quyền truy cập cho nhân viên nếu doanh nghiệp hoạt động từ xa.

6. Theo dõi sử dụng mạng

Khi máy chủ hoạt động gần mức công suất tối đa, bạn cần nâng cấp băng thông. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng công cụ giám sát dung lượng mạng để theo dõi. Đây là các công cụ hỗ trợ theo lưu lượng mạng, hỗ trợ phát hiện những bất thường.

7. Theo dõi quá trình cập nhật hệ điều hành

Hầu như, các bản cập nhật hệ điều hành không dễ dàng để điều hướng. Nhưng với một số bản vá lỗi, cập nhật lại giải quyết khá tốt cho vấn đề bảo mật và mở rộng khả năng hoạt động. Tin tặc thường tấn công vào hệ thống mạng thông qua kẽ hở của các hệ điều hành đã phát hành. Vậy nên, khi cập nhật bản vá lỗi đồng nghĩa việc bạn phần nào loại bỏ kẽ hở để tin tặc tấn công.

8. Kiểm tra phần cứng

15 Biện pháp bảo trì Dedicated Server bạn cần biết


Bên cạnh bảo trì phần mềm, bạn cần phải quan tâm đến việc bảo trì phần cứng cho Dedicated Server.
  • Làm sạch phần cứng: Loại bỏ bụi bẩn khỏi bảng mạch, khe hẹp, hệ thống quạt.
  • Kiểm tra lỗi phần cứng: Lỗi phổ biến thường thấy là lỗi SMART. Khi rà soát nhật ký lỗi, bạn có thể phát hiện lỗi sớm và tìm cách khắc phục.

9. Giám sát an ninh, bảo mật

Trong khâu bảo trì Dedicated Server, quy trình giám sát an ninh là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách để kiểm tra giám sát.
  • Kiểm tra lại bảo mật: Mật khẩu nên được thay đổi định kỳ. Tốt hơn hẳn, bạn nên yêu cầu bên cung cấp dịch vụ trang bị sẵn hệ thống tự động chuẩn hóa mật khẩu.
  • Rà soát tài khoản người dùng: Bạn nên rà soát tài khoản người dùng và xóa các tài khoản ảo theo định kỳ.
  • Xem xét bảo mật tổng thể: Xem lại chính sách bảo mật, bạn có thể sử dụng công cụ bảo mật của bên thứ ba nếu cần thiết.
  • Kiểm tra nhật ký máy chủ: Xem lại nhật ký máy chủ thường xuyên sẽ giúp ích trong việc xác định lỗi tiềm ẩn phần cứng để tìm cách khắc phục sớm.
 


Top