phylosloth
Gà con
Nếu bạn tìm kiếm trên GG "cách dậy sớm mà không mệt mỏi" hẳn bạn sẽ tìm thấy ngay công thức như sau:
Lý thuyết của công thức này là:
Nhưng mà đấy là nếu mỗi chu kỳ giấc ngủ là giống nhau. Còn thực tế thì giấc ngủ diễn ra như thế này:
Giải thích các định nghĩa trên biểu đồ:
Trong khi NREM 03 đóng vai trò thư giãn bộ não và cơ thể, lưu trữ sắp xếp lại dữ liệu tốt và loại bỏ các dữ liệu xấu thì REM giúp bạn tiêu độc về mặt cảm xúc, kết nối các dữ liệu thành ý tưởng sáng tạo.
Theo hình trên, đúng là có những chu kỳ 90' (thể hiện bằng những khoảng bằng nhau theo dấu gạch chấm trên hình) theo đó các loại giấc ngủ tuần hoàn theo thứ tự đã định, nhưng độ dài của mỗi loại giấc ngủ thì lại khác nhau trong mỗi 90' đó.
Ở 3 chu kỳ đầu tiên, bộ não sẽ ưu ái giấc ngủ sâu NREM 03, còn ở những chu kỳ còn lại cho đến khi thức dậy thì lại là thời đại thống trị của giấc ngủ mơ REM.
Vì vậy nếu bạn muốn dậy sớm hơn, bạn đã hy sinh giấc ngủ mơ REM rất cần thiết cho bộ não (nên chẳng có ai thức đêm mà cảm xúc lại dễ chịu cả).
Khuyên chân thành các bạn hãy ngủ theo nhịp sinh học tự nhiên của mình để có giấc ngủ chất lượng nhất nhé.
Thời gian bắt đầu ngủ + 90' x "n" + 14' = Thời gian thức giấc.
n = 3 đến 6 thì giấc ngủ ok.
Lý thuyết của công thức này là:
Giấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. Trong thời gian đó chúng ta trải qua 5 giai đoạn. Sẽ mất trung bình 14 phút để bắt đầu rơi vào giai đoạn 1 - mơ màng và chuyển dần đến giai đoạn 5 là khi ta mơ nhiều nhất.
Giấc ngủ lý tưởng là ta ngủ đủ thời gian và thức dậy vào thời gian xoay chuyển giữa 2 chu kỳ. Từ đó ta có thể thức dậy cuối giai đoạn 5 hoặc đầu giai đoạn 1 để có tinh thần sảng khoái nhất.
Nhưng mà đấy là nếu mỗi chu kỳ giấc ngủ là giống nhau. Còn thực tế thì giấc ngủ diễn ra như thế này:
Giải thích các định nghĩa trên biểu đồ:
- NREM 01: Giấc ngủ nông thứ 1. Trạng thái chuyển tiếp từ tỉnh táo vào giấc ngủ, chỉ chiếm 5% tổng thời lượng giấc ngủ. Trong giai đoạn này, nếu có ai đánh thức bạn thì khả năng cao bạn sẽ trả lời là "chưa ngủ".
- NREM 02: Giấc ngủ nông thứ 2, chiếm tới gần 50% thời lượng ngủ của bạn. Khác biệt với NREM 01, giai đoạn này các sóng não sẽ nhanh hơn một chút.
- NREM 03: Giấc ngủ sâu. Cơ bắp thư giãn hoàn toàn, huyết áp và nhịp thở giảm, sóng não chậm chạp và lười biếng. Lúc này sẽ rất khó mà đánh thức được bạn. (Hồi bé bạn hay bị bố mẹ bế đi mà vẫn ngủ vì hồi bé chúng ta có rất nhiều giấc ngủ này)
- REM: Giấc ngủ mơ. Chiếm 25% thời lượng ngủ. Giấc ngủ này còn được gọi là giấc ngủ nghịch lý vì não lúc này hoạt động như lúc tỉnh táo nhưng cơ thể của bạn thì bất động.
Trong khi NREM 03 đóng vai trò thư giãn bộ não và cơ thể, lưu trữ sắp xếp lại dữ liệu tốt và loại bỏ các dữ liệu xấu thì REM giúp bạn tiêu độc về mặt cảm xúc, kết nối các dữ liệu thành ý tưởng sáng tạo.
Theo hình trên, đúng là có những chu kỳ 90' (thể hiện bằng những khoảng bằng nhau theo dấu gạch chấm trên hình) theo đó các loại giấc ngủ tuần hoàn theo thứ tự đã định, nhưng độ dài của mỗi loại giấc ngủ thì lại khác nhau trong mỗi 90' đó.
Ở 3 chu kỳ đầu tiên, bộ não sẽ ưu ái giấc ngủ sâu NREM 03, còn ở những chu kỳ còn lại cho đến khi thức dậy thì lại là thời đại thống trị của giấc ngủ mơ REM.
Vì vậy nếu bạn muốn dậy sớm hơn, bạn đã hy sinh giấc ngủ mơ REM rất cần thiết cho bộ não (nên chẳng có ai thức đêm mà cảm xúc lại dễ chịu cả).
Khuyên chân thành các bạn hãy ngủ theo nhịp sinh học tự nhiên của mình để có giấc ngủ chất lượng nhất nhé.