Thí nghiệm về sự độc ác của con người | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thí nghiệm về sự độc ác của con người

vinhtrinh4481

Búa Đá
Năm 1961, Migram đã xây dựng một thực nghiệm, trong đó ông đã đặt những tình nguyện viên vào hoàn cảnh bị ép buộc làm một loạt những hành động càng ngày càng xấu xa để đo lường đến mức độ nào thì họ kháng cự lại uy quyền.

139501318_777062699887205_6597989337580209425_o.jpg_nc_cat106ccb2_nc_sid825194_nc_ohcIE01XR3T7IMAX9hPV5e_nc_htscontent.fhan2-1.jpg

Người tham gia đóng vai “giáo viên” và “học viên” ngồi ở hai phòng khác nhau và chỉ liên lạc với nhau qua bộ đàm. Giáo viên được yêu cầu đọc lên một danh sách những cặp từ mà học viên phải ghi nhớ. Sau đó giáo viên đọc to một từ và học viên được yêu cầu phải đọc từ cùng cặp với nó. Nếu học viên trả lời sai, giáo viên phải nhấn nút để gây sốc điện cho học viên.

Sau mỗi câu trả lời sai, mức điện áp sốc điện sẽ tăng lên, tối đa đến 450 vôn. Ở mức 75 vôn, giáo viên sẽ thấy học viên kêu đau. Ở mức 120 vôn, học viên sẽ gào lên. Ở mức 150 vôn, họ gào thét và đòi ra khỏi phòng. Ở mức 285 vôn, họ la hét cuồng loạn. Sau 300 vôn, giáo viên nghe thấy một thứ khác tệ hơn: im lặng hoàn toàn.
Bạn nghĩ có bao nhiêu người tiếp tục đến mức 450 vôn. Lưu ý rằng giáo viên không hề bị đe dọa hay được thưởng gì cả. Trên thực tế, 63% nghiệm thể đã gây sốc điện ở mức cao nhất là 450 vôn, điểm dừng trung bình là 360 vôn.

Ngày nay, khó mà làm lại thực nghiệm này vì nó vi phạm nhiều nguyên tắc về đạo đức nghiên cứu, thay vào đó người ta dùng công nghệ thực tế ảo để mô phỏng. Kết quả vẫn vậy, phần lớn mọi người sẽ gây sốc điện chết người cho một người vô tội.
Thực nghiệm ở đây chỉ có “giáo viên”, tất cả những phản ứng (như tiếng la hét và câu trả lời) của “học viên” đều đã được thu âm trước đó.
âm lý con người là một lĩnh vực ẩn chứa nhiều bí ẩn mà con người đã phải mất rất nhiều thời gian cũng chưa thể nắm bắt được hết.

Bởi vậy trong quá khứ, các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm nhằm hiểu hơn về tâm lý con người. Có điều vì là một lĩnh vực chưa được hiểu cặn kẽ, một số thí nghiệm đã gây ra tranh cãi rất lớn cho cộng đồng, thậm chí được xem là "vô nhân đạo".

Nổi bật nhất trong đó phải kể đến thí nghiệm do Milgram thực hiện vào năm 1961 - một thí nghiệm được đánh giá là "vô nhân đạo" bậc nhất lịch sử tâm lý học loài người.

Thí nghiệm kinh hoàng năm 1961
Năm 1961, giáo sư tâm lý từ ĐH Yale Stanley Milgram đã đăng đàn tuyển người tham gia vào một thí nghiệm tâm lý của mình. Trong đó mỗi người sẽ được trả $4,5 (khoảng $37 ở thời điểm hiện tại, tương đương gần 400 ngàn VNĐ) cho một giờ cộng tác.

Tổng cộng, Milgram đã tuyển được 40 người tham gia thí nghiệm, được chia thành 2 nhóm là "giáo viên" và "học sinh", rồi đưa vào 2 căn phòng khác nhau. "Học sinh" sẽ được đấu nối với một cỗ máy sốc điện, nhưng bảng điều khiển thì được đặt trong phòng "giáo viên".

Thí nghiệm tâm lý vô nhân đạo nhất lịch sử nhân loại và những sự thật gây tranh cãi đáng sợ đằng sau đó - Ảnh 1.
Học viên được nối vào một máy sốc điện

Bảng điều khiển có tổng cộng 30 nút gạt, mỗi nút sẽ kích hoạt dòng điện có cường độ tăng dần với biên độ là 15V, và tối đa là 450V. Học sinh và giáo viên không thể nhìn thấy nhau. Bên cạnh "giáo viên" là một người trong vai giám sát.

Yêu cầu thí nghiệm như sau: "Giáo viên" sẽ đặt câu hỏi cho "học sinh" và với mỗi câu trả lời sai, người giám sát sẽ ra lệnh gạt nút để trừng phạt.

Tất nhiên, dòng điện chỉ là giả, nhưng vấn đề là các giáo viên không biết điều đó. Mỗi khi gạt nút lên, một băng ghi âm tiếng kêu khóc sẽ được kích hoạt, giống như học viên đang bị điện giật thật sự.

Thí nghiệm tâm lý vô nhân đạo nhất lịch sử nhân loại và những sự thật gây tranh cãi đáng sợ đằng sau đó - Ảnh 2.
Mô phỏng thí nghiệm Milgram

Kết quả cho thấy sự thật đáng kinh ngạc: các tình nguyện viên trong vai "giáo viên" liên tục gạt nút trừng phạt "học viên", dù một số người có tỏ ra lo lắng. Nhưng mỗi khi có người chần chừ, họ lại bị người giám sát thí nghiệm ra lệnh thúc ép thực hiện, buộc họ phải tiếp tục thí nghiệm.

Ở thời điểm dòng điện đạt mức 300V, các "học viên" được yêu cầu phải đập cửa, van xin đừng tiếp tục trừng phạt họ nữa. Thế nhưng dưới sự thúc ép của giám sát viên, kết quả cho thấy có tới 65% người tham gia gạt đến nút cuối cùng - tức kích hoạt dòng điện 450V vào người học viên của họ.

Từ đó, ông đưa đến kết luận như sau: dưới sức ép của quyền lực và khi tự cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm, con người có thể gây ra những hành động độc ác, gây tổn thương đến người khác, dù hiểu được rằng điều đó bất nhân, tàn bạo và trái với đạo đức đến mức nào.

Thí nghiệm tâm lý vô nhân đạo nhất lịch sử nhân loại và những sự thật gây tranh cãi đáng sợ đằng sau đó - Ảnh 3.
Tranh cãi về giá trị nhân đạo và sự thật đằng sau thí nghiệm
Kết luận của Milgram nêu ra một sự thật rằng con người có thể tuân thủ mệnh lệnh một cách mù quáng bất kể đạo đức.

Tuy nhiên, chính bản thân thí nghiệm của ông cũng gây ra rất nhiều tranh cãi. Đầu tiên sự vô nhân tính khiến người tham gia phải chịu chấn động nặng nề, và hai là bản chất thực sự của thí nghiệm này.

Thí nghiệm tâm lý vô nhân đạo nhất lịch sử nhân loại và những sự thật gây tranh cãi đáng sợ đằng sau đó - Ảnh 4.
Về yếu tố đầu tiên, Milgram cho biết theo khảo sát của ông, có tới 84% ứng viên cho rằng họ hài lòng vì đã tham gia, trong khi tỉ lệ hối hận chỉ chiếm 1% (các ứng viên thể hiện sự hài lòng qua thang điểm từ 1 - 5).


Điều này chứng tỏ rằng không có chấn động tâm lý nào quá nghiêm trọng ở đây. Tuy nhiên, nó lại cho thấy một nguyên nhân đáng sợ hơn đằng sau về đạo đức của con người: khi người tham gia cảm thấy hài lòng quá nhiều khi làm tổn thương người khác, chứng tỏ bản chất của họ là quá xấu xa.

Thí nghiệm tâm lý vô nhân đạo nhất lịch sử nhân loại và những sự thật gây tranh cãi đáng sợ đằng sau đó - Ảnh 5.
Tuy nhiên, hơn 50 năm sau đó, một nghiên cứu khác do giáo sư Alex Haslam thuộc ĐH Queensland (Anh) dẫn đầu vào năm 2014 lại đưa ra cách giải thích khác. Họ cho rằng, sở dĩ những người này cảm thấy thoải mái không phải do đạo đức của họ quá "suy đồi", mà là do họ không cảm thấy mình sai, và vì suy nghĩ rằng mình đang đóng góp cho một mục đích lớn lao hơn.

Cụ thể, giáo sư Haslam đặt giả thuyết rằng những người tham gia đã nghĩ mình không làm gì sai cả. Thay vào đó, chính khả năng thuyết phục của Milgram đã khiến họ cảm thấy mình vừa có một đóng góp to lớn cho khoa học, và vì thế họ hài lòng.

Lúc này, chúng ta lại phải đặt câu hỏi: Là đúng hay sai việc làm đau người khác để phục vụ cho mục đích tốt? Câu hỏi này hiện vẫn gây tranh cãi rất nhiều.

Nhưng dù với mục đích nào, việc tự hào, vui sướng khi gây tổn thương cho người khác vẫn phản ánh nên một sự thật rằng: "Con người chúng ta ai cũng có mảng tối trong tâm hồn".

Nguồn: Independent, Explorable
Nguồn: Tri thức thế hệ Z - Tâm trí thật phi lý
 

thuyanbui

Rìu Chiến Vàng Chấm
Cũng giống như có một thời gian trước đây sau khi tìm được cách sinh sản vô tính từ cừu, thì có một số nhà khoa học dự định áp dụng trên con người nhưng bị các nhà khoa học khác và nhất là Chính phủ ở các nước tiến bộ cực lực phản đối. Họ cũng lấy chuẩn mực đạo đức con người để can thiệp, ngăn cản. Cũng may dự án này không được triển khai.
 

dammage

Rìu Chiến
vậy là nhân chi sơ tính bổn ác mới đúng à
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
vậy là nhân chi sơ tính bổn ác mới đúng à
Chính xác 100/100 ko sai . Khi trẻ mới sinh nó hành mẹ nó cô cùng cô cực . Nhưng vì quy luật của tạo hóa nên nó hành hạ cỡ nào mẹ nó cũng chịu mà ko hề khó chịu , dù rất là vất vả .
"Tính bổn thiện của nhân chi " chỉ đúng với ai có duyên lành
Hầu như tất cả nhân chi sơ theo duyên bất lành
 

Windows XPE

Búa Đá Đôi
Chính xác 100/100 ko sai . Khi trẻ mới sinh nó hành mẹ nó cô cùng cô cực . Nhưng vì quy luật của tạo hóa nên nó hành hạ cỡ nào mẹ nó cũng chịu mà ko hề khó chịu , dù rất là vất vả .
"Tính bổn thiện của nhân chi " chỉ đúng với ai có duyên lành
Hầu như tất cả nhân chi sơ theo duyên bất lành
Chuẩn rồi bạn. Tôi sống 1/3 đời người rồi ai cũng ái ố sân si của cải tình tiền danh vọng. Giàu nghèo , đều có tính ích kĩ tham lam và ko chịu thua thiệt
 

Handrf

Kiếm đá
sự độc ác của con người thể hiện rõ nhất trong chiến tranh,sự sinh tồn giữa sống và chết.... :D
trong chiến tranh, nhìn vào người lính thì bản năng sinh tồn và tình yêu vs những thứ gần gũi thể hiện rõ hơn nha bạn, còn nhìn vào nhà lãnh đạo nếu là phe phát xít, đế quốc, thực dân,... quả thực rất độc ác cơ mà nó là sự độc ác của cá nhân chứ không đánh đồng 'con người' vào đây được
 

Handrf

Kiếm đá
Chính xác 100/100 ko sai . Khi trẻ mới sinh nó hành mẹ nó cô cùng cô cực . Nhưng vì quy luật của tạo hóa nên nó hành hạ cỡ nào mẹ nó cũng chịu mà ko hề khó chịu , dù rất là vất vả .
"Tính bổn thiện của nhân chi " chỉ đúng với ai có duyên lành
Hầu như tất cả nhân chi sơ theo duyên bất lành
tối ngày tôi nghe lũ trẻ hàng xóm gào quấy, vòi vĩnh này nọ,.. nghe trong âm thanh quả thực có cảm nhận được sự xấu xa. ngay cả bản thân tôi cũng vậy, nghĩ mà thấy ghét mình năm xưa
 


Top