Tâm sự tình hình tuyển dụng | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Tâm sự tình hình tuyển dụng

HoangThanh08

Búa Gỗ
Em còn là sinh viên tìm mấy vị trí công việc thực tập nộp thử hết các vị trí liên quan tới ngành mà khi có kết quả thì tạch hết, dù kỹ năng em đáp ứng được hết. Hay là do bên tuyển dụng yêu cầu quá.
Chuyên ngành của em bên kỹ thuật.
 

Long Sao

Rìu Bạc Đôi
Em cho biết chuyên ngành thực tế của em là gì nhé? Thứ nữa có thể là em đang thiếu kinh nghiệm đối nhân xử thế và có hơi tự cho mình kỹ năng tốt nên họ ép em về đúng vị trí đấy nhé.
 

ITGHugo

Búa Gỗ
Em còn là sinh viên thì cố gắng mà học cho tốt đi..nộp đơn xin việc sớm chi vậy? học thêm cách giao tiếp cơ bản để sau dễ xin việc hơn..quan trọng là bản thân em phải có năng lực thì họ mới nhận em được
 

mrJaden

Rìu Bạc
Tình hình hiện doanh nghiệp đang gồng mình, thì việc tuyển thêm ng chưa kinh nghiệm, đặc biêt lại chưa đủ đk đi làm thì hơi căng
Khối lượng công việc hơi dễ thở hơn cùng kỳ mọi năm nên cũng k cần vị trí chân chạy lắm.
Ý kiến của mình
 

Fusin

Rìu Sắt
Là một người đi trước đã từng làm cho vài tập đoàn đa quốc gia về công nghệ viễn thông, là một người từng ngồi vào vị trí hướng dẫn các thực tập sinh. Tôi có thể nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho Bạn biết, tại bàn tay Bạn đã loại Bạn.

Là dân kỹ thuật, dù là ngành kỹ thuật của ngành nào, thì sự "yêu nghề" thể hiện hết ở từng ngón tay của bàn tay. Và kỹ thuật tuyển dụng này đã được áp dụng từ năm 1988. Đây là đề án nghiên cứu 20 năm của một kỹ sư người Nhật. Và sự chính xác của nó đến 99%. Nên câu nói "dù kỹ năng em đáp ứng được hết" ... là câu tự hào mà thực chất kỹ năng làm việc chỉ ở vị trí một "phụ bếp", vì vậy muốn thành đầu bếp theo sự tự giới thiệu...chẳng ai muốn ngửi món bạn chế biến.

Vậy nên, lần sau muốn thành công, hãy xin làm không lương(đối với ngành kỹ thuật ít nhất là 6-8 tháng), rồi sẽ được tiếp nhận nhanh chóng.

Tài sản Bạn có giá trị nhất lúc này không phải là tri thức hay kỹ năng của Bạn, mà là thời gian "Thực chiến" trong chiến trường Bạn chọn. Hãy nhớ đừng tự tin nghĩ rằng mình đã là một đầu bếp. Vì vậy thực chất, đến vai phụ bếp cũng không cần đến Bạn.
 

thuuong1309

Rìu Sắt
Là một người đi trước đã từng làm cho vài tập đoàn đa quốc gia về công nghệ viễn thông, là một người từng ngồi vào vị trí hướng dẫn các thực tập sinh. Tôi có thể nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho Bạn biết, tại bàn tay Bạn đã loại Bạn.

Là dân kỹ thuật, dù là ngành kỹ thuật của ngành nào, thì sự "yêu nghề" thể hiện hết ở từng ngón tay của bàn tay. Và kỹ thuật tuyển dụng này đã được áp dụng từ năm 1988. Đây là đề án nghiên cứu 20 năm của một kỹ sư người Nhật. Và sự chính xác của nó đến 99%. Nên câu nói "dù kỹ năng em đáp ứng được hết" ... là câu tự hào mà thực chất kỹ năng làm việc chỉ ở vị trí một "phụ bếp", vì vậy muốn thành đầu bếp theo sự tự giới thiệu...chẳng ai muốn ngửi món bạn chế biến.

Vậy nên, lần sau muốn thành công, hãy xin làm không lương(đối với ngành kỹ thuật ít nhất là 6-8 tháng), rồi sẽ được tiếp nhận nhanh chóng.

Tài sản Bạn có giá trị nhất lúc này không phải là tri thức hay kỹ năng của Bạn, mà là thời gian "Thực chiến" trong chiến trường Bạn chọn. Hãy nhớ đừng tự tin nghĩ rằng mình đã là một đầu bếp. Vì vậy thực chất, đến vai phụ bếp cũng không cần đến Bạn.
bạn nói đúng và mình không có gì phản đối cả nhưng xin sửa chữa lại câu nói của bạn là làm việc từ 6-8 tháng không lương thì hơi quá, đối với ai cũng ko thể thực hiện cả.
 

Fusin

Rìu Sắt
bạn nói đúng và mình không có gì phản đối cả nhưng xin sửa chữa lại câu nói của bạn là làm việc từ 6-8 tháng không lương thì hơi quá, đối với ai cũng ko thể thực hiện cả.
Ở đây Bạn bạn có lẽ không phải là dân kỹ thuật, trong đó có một yếu tố rất quan trọng khi người ta tuyển dụng dân kỹ thuật đó là tuyển thợ không tuyển thầy. Cho Bạn một ví dụ cụ thể nhé: Một kỹ sư cơ khí ô tô, Kỹ sư động lực học , mà tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam, chưa từng đi thực tập tại các công ty chế tạo động cơ hay nhà máy lắp ráp máy. Thì ra trường tấm bằng đó có giá trị gì?

Cụ thể hơn một tí nhé! Chỉ có việc về điều khiển máy CNC, riêng ngành kỹ sư động lực chế tạo máy, học chay ở trường qua các máy móc thế hệ cũ gần 10 năm trước (Trường ĐH Sư Phạm kỵ thuật), hay gần 20 năm của Trường Đại Học bách khoa, thì liệu Bạn vào Cty làm được gì? 6 đến 8 tháng không lương là "xin" để được học công nghệ mới đấy Bạn ạ! Một máy CNC đa mũi mà muốn sử dụng thạo đối với một SV Đức chuyên ngành cơ khí còn cần ít nhất một năm để thành thạo, thì liệu VN có thông minh hơn họ không? Tất nhiên ở đây không phải là cách học ngọn như Bạn tưởng ở VN đâu nhé. Một Kỹ sư thật sự biết sử dụng máy CNC là từ ý tưởng, lên bản vẽ, rồi nhập chương trình vào máy, rồi thao tác trên máy ra thành phẩm. Có dễ như Bạn ngồi gõ bàn phím... Đòi lương cao không?

Các Bạn còn ngồi ghế nhà trường được người ta tiếp nhận vào đúng ngành nghề thực tập đã là cơ hội ngàn năm có một rồi, vậy mà còn tính Tôi đây SV ĐH đi làm là phải có lương.(Không những vậy còn muốn lương cao).

Dân kỹ thuật không bao giờ có cụm từ "vác tù và thổi hàng tổng" cả. Tất cả muốn biết, muốn thành thạo là từ thực tập, thực làm hay gọi vui là "Thực Chiến" để biết lửa, biết vàng.

Không tin ư! Bạn hãy thử hỏi các Bạn SVVN đã có tấm bằng kỹ sư cơ khí, xem họ đã tìm hiểu hết tất cả các thông số, thông tin về thép chế tạo chưa? Linh kiện nào, dùng thép nào chưa? Hay là chỉ biết có gì làm nấy. Chắc Bạn ít nhất một lần nghe người trong nghề nói về Thép nước nào tốt, thép nước nào phù hợp chế tạo gì? Vậy Bạn trả lời có bao nhiêu SV VN ra trường biết những điều đó. Chỉ cần cầm lên một tấm thép là biết xuất xứ, cân nặng, biết nó được toi luyện ở nhiệt độ nào? Các SV VN ra trường làm được không?

Ở Đức một SV ra trường, ngoài ngành y ra. Thì chỉ cần thời gian ngắn 1 đến Ba tháng là họ làm được hầu hết công việc như một người chuyên nghiệp đã làm việc có kinh nghiệm hai năm.

Còn các Anh SV VN lúc học không chịu khó đi thực tập... Ra trường hai năm mà chưa thể làm thạo việc của một người thợ bậc 4/7. (Đây là nhận xét của GĐ các nhà máy Z755).

Tôi làm bên ngành Viễn thông. Cách đây 20 năm lúc câu khẩu hiệu hãy nói theo cách của Bạn ra đời, từ trường Viễn thông tuyển về với các SV thành tích tấm bằng từ khá đến giỏi. Nhưng chỉ một việc thao tác vận hành tổng đài, cả các Thầy VN lẫn các chuyên gia Erisson + Nokia qua đào tạo liên tục một năm. Lúc đó hay nói đùa là Training Online, vậy mà cuối tuần các Thầy và chuyên gia rời đi là mạng SẬP... . Cuối cùng, phải thuê chuyên gia vận hành đến tận 3 năm mới có lứa đầu tiên ra đời. Mà họ đến từ đâu... Tất cả xin mời ra thực địa ... Kéo cáp, đấu nối tổng đài mà ra.

Nói nhiêu thôi thì Bạn còn nói làm không công hơi quá hay không. Kỹ thuật công nghệ không phải là gói mì ăn liền đâu Bạn. Dù bạn có giỏi đến đâu, đem đến môi trường mới là ... Học lại từ đầu. Còn nếu Bạn đủ thông minh , nếm mật nằm gai, thì với sự thông thuộc về thiết bị, ra trường Bạn sẽ được họ mời hay giữ lại. Còn tay ngang ta đây SV vui lòng về chơi game kiếm tiền đi.
 

HoangThanh08

Búa Gỗ
Em cho biết chuyên ngành thực tế của em là gì nhé? Thứ nữa có thể là em đang thiếu kinh nghiệm đối nhân xử thế và có hơi tự cho mình kỹ năng tốt nên họ ép em về đúng vị trí đấy nhé.
Chuyên ngành cơ điện tử, anh ạ
 


Top