Thảo luận - Tại sao con người không khoan vào lõi của Trái Đất? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thảo luận Tại sao con người không khoan vào lõi của Trái Đất?

Business

Rìu Bạc Đôi
Tin tôi đi, có đấy!
Hai câu trả lời phía trên đều đúng cả, nhưng trước khi mũi khoan bị nóng chảy thì bạn đã gặp vấn đề rồi. Thực ra đất đá không chắc đến vậy.
Bạn nhìn thấy hình này chứ (hình minh hoạ bài viết)? Đây là một cái hố sâu khoảng 800 mét. Do có bề mặt dốc nên rất khó để khoan xuống được bởi vì nếu chúng thẳng đứng thì các vách sẽ sụp xuống. Nếu bạn có thể đào một cái hố thẳng đứng và chuyển hết quặng ra ngoài qua một đường ống hoặc hệ thống tời thì sẽ rẻ hơn rất nhiều, nhưng khi bạn đào xuống được tối đa vài trăm mét thì các vách sẽ đổ.

main-qimg-ae2f73b17b22791514f7868b23cd3b0b

Trong hình là mỏ Palabora ở nam Phi, một trong những cái hố dốc nhất thế giới, và mặc dù đã có những bậc giật cấp và dốc thoải, bạn vẫn có thể thấy thất bại vẫn xảy đến.

Với những lớp đất đá chắc nhất thì góc vách dốc nhất bạn có thể đào được là khoảng 60°. Điều đó nghĩa là 1 cái hố sâu 10km thì sẽ phải rộng 18km. Cứ như vậy, sâu 50km thì sẽ phải có bề mặt rộng 90km. Và nhớ là vật liệu đào lên phải được đổ đi đâu đó - với góc dốc 30° thì phần đất đá đào lên sẽ chất thành một ngọn núi cao 20km và có bề ngang 200km.

Vượt trên 50km sâu thì bạn bắt đầu gặp phải các vấn đề khác như đất đá trở nên quá mềm và nóng.
Chỉnh sửa: câu hỏi đã bị đổi từ đào sang khoan, nhưng điều này vẫn là không thể.

Các chuỗi khoan làm việc dưới sức ép. Trọng lượng của đường ống giữ do chuỗi khoan được kéo căng và thẳng, và cho phép mô-men xoắn được truyền đi và điều chỉnh áp suất của mũi khoan ở dưới đáy hố.

Nếu không có sức ép, đường ống sẽ bị oằn và xoắn lại dưới lỗ, và trọng lượng của 1000 mét ống sẽ khiến cho mũi khoan bị hỏng.
Đường ống cần phải được định kỳ đưa ra khỏi hố để thay các mũi khoan, và mỗi lần như vậy một khớp nối của đường ống mới (khoảng 9m-12m) sẽ được thêm vào. Lúc này toàn bộ trọng lượng sẽ được đặt lên thanh giằng của giàn và các khớp nối ống phía trên.

Đến một độ sâu nhất định sẽ không có các khớp nối hoặc đường ống nào đủ chắc để hỗ trợ hệ thống chuỗi khoan nằm bên dưới. Trọng lượng nặng nhất của đường ống là 100kg/m vậy nên 25km sẽ nặng 2.500 tấn và toàn bộ trọng tải cần phải được treo lên khớp nối phía trên. Nếu bạn chọn ống nhẹ hơn thì đơn giản là hệ thống sẽ yếu hơn, vậy nên không có giải pháp nào cả.

Hố sâu nhất từng được đào là 12.2km (Kola Superdeep Borehole - Wikipedia ), và thực tế thì mức tối đa có thể là 20-25km.

Nguồn: https://www.quora.com/Why-arent-hum...hen-Grimmer-2?ch=10&share=b3f7046c&srid=hbQEZ
Dịch: QuoraVN
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Giả sử chúng ta có thể khoan xuyên qua lõi trái đất tới phần không gian bên kia của trái đất, và thả một vật rơi qua lỗ khoan, vật sẽ chuyển động như thế nào? Giả sử dung nham không ảnh hưởng gì tới vật rơi.
 

dammage

Rìu Chiến
vì sợ khoan sâu quá có khi xuống tới... địa ngục luôn hông chừng
7L1XX2F.gif



Giả sử chúng ta có thể khoan xuyên qua lõi trái đất tới phần không gian bên kia của trái đất, và thả một vật rơi qua lỗ khoan, vật sẽ chuyển động như thế nào? Giả sử dung nham không ảnh hưởng gì tới vật rơi.
theo tui biết thì tùy vào động năng của vật (khối lượng, tốc độ di chuyển) mà có các kết quả khác nhau
1/vật có động năng nhỏ thì dừng lại trong lõi
2/vật có động năng lớn thì khi rơi xuyên qua tâm, trọng lực sẽ đảo chiều làm nó rơi ngược trở lại, rồi trọng lực lại đảo chiều, nó lại rơi theo chiều ngược lại, cứ dao động như vậy cho tới khi nó hết động năng và dừng lại trong lõi
ezgif-com-video-to-gif.gif

3/vật có động năng khổng lồ thì văng qua bề mặt bên kia thoát khỏi sức hút trái đất luôn
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
vì sợ khoan sâu quá có khi xuống tới... địa ngục luôn hông chừng
7L1XX2F.gif




theo tui biết thì tùy vào động năng của vật (khối lượng, tốc độ di chuyển) mà có các kết quả khác nhau
1/vật có động năng nhỏ thì dừng lại trong lõi
2/vật có động năng lớn thì khi rơi xuyên qua tâm, trọng lực sẽ đảo chiều làm nó rơi ngược trở lại, rồi trọng lực lại đảo chiều, nó lại rơi theo chiều ngược lại, cứ dao động như vậy cho tới khi nó hết động năng và dừng lại trong lõi
ezgif-com-video-to-gif.gif

3/vật có động năng khổng lồ thì văng qua bề mặt bên kia thoát khỏi sức hút trái đất luôn

“You can’t blame gravity for falling in love.” — Albert Einstein

Trọng lực làm cho mọi vật rơi. Càng gần tâm trái đất, trọng lực càng mạnh. Càng xa càng yếu. Khi vật rơi xuyên qua tâm, lực ly tâm yếu dần vì đi xa tâm, và bị lực tại tâm kéo ngược trở lại xuyên qua tâm (ngược chiều)... lập đi lập lại một số lần và cuối cùng dừng lại tại tâm trái đất. Vật không đi qua bờ bên kia vị bị trọng lực níu lại.

Minh họa
shm%2B300g%2Btension%2Bweight%2Bmodel-frame.gif


302_26_pohhuiyinaomi2model-frame.gif
 

dammage

Rìu Chiến
“You can’t blame gravity for falling in love.” — Albert Einstein

Trọng lực làm cho mọi vật rơi. Càng gần tâm trái đất, trọng lực càng mạnh. Càng xa càng yếu. Khi vật rơi xuyên qua tâm, lực ly tâm yếu dần vì đi xa tâm, và bị lực tại tâm kéo ngược trở lại xuyên qua tâm (ngược chiều)... lập đi lập lại một số lần và cuối cùng dừng lại tại tâm trái đất. Vật không đi qua bờ bên kia vị bị trọng lực níu lại.
theo tui còn tùy vật của bạn là gì, nếu vật có lượng vật chất lớn cô đặc, di chuyển với tốc độ rất cao thì khi tới được tâm nó sẽ tích được 1 động năng khổng lồ đủ để xuyên qua trái đất luôn, lí thuyết là vậy, chứ vật khủng cỡ đó thì chính trái đất mới là thằng bị rơi
7L1XX2F.gif


như viên đạn bắn xuyên trái dưa hấu cũng cùng nguyên lí, viên đạn có tốc độ cao, cứng và đặc hơn trái dưa hấu nhiều
20141006045045479.gif


hoặc như cái mũi tên này
2z2M.gif
 
Sửa lần cuối:

meebo

Rìu Vàng Đôi
Càng xuống thì càng nóng và còn sức ép nữa. Vô tới chổ có thứ lỏng lỏng phụt ra từ núi lửa là đã thấy mệt rồi.
 


Bài Viết Mới

Top