anhtuanpham87
Rìu Bạc
Trên thực tế, loài thủy tức cùng nhiều loài khác không bị hạn chế tuổi thọ tự nhiên [1], trong đó bao gồm thủy tức con người thường thấy. Thí nghiệm chứng minh, tỷ lệ cá thể thủy tức t.ử v.o.n.g cùng khả năng sinh sôi không liên quan đến thời gian, bọn chúng sẽ không già yếu. Trong cơ thể chúng chứa lượng lớn tế bào gốc, nếu không bị tổn thương trí mạng thì có thể tái sinh, trừ trường hợp bị ngoại lực g.i.ế.t c.h.ế.t. Tính trạng "trường sinh bất tử" này đã có từ mấy trăm triệu năm trước rồi.
Loài sứa, thuộc ngành Ruột khoang, khi thân thể bị tổn thương nghiêm trọng còn có thể dùng số ít tế bào gốc tái sinh toàn bộ thân thể (thậm chí lượng tế bào phục hồi còn nhiều hơn), còn chưa nói đến loài Sứa hải đăng* có thể quay ngược vòng đời không biết bao nhiêu lần. (*Sứa hải đăng: hay còn gọi là Sứa bất tử, có khả năng đảo ngược vòng đời của mình. Về mặt lý thuyết, quá trình này có thể diễn ra vô tận, khiến cho loài sứa trở nên bất tử về mặt sinh học, mặc dù trong thực tế chúng vẫn có thể c.h.ế.t. Trong tự nhiên, hầu hết các cá thể thường bị ăn hoặc ngủm do tác động vật lý. Chất nhờ!)
Myxozoa (*một nhóm động vật ký sinh) thỏa mãn suy nghĩ viễn vông của một số người với cái ý tưởng về sinh vật đa tế bào bị ký sinh, đơn giản là "Nếu toàn thân đều là tế bào ung thư thì sinh vật sẽ bất tử". Loài Myxozoa nói chung bị thiếu tế bào ức chế ung thư một cách nghiêm trọng, nhưng có thể phân chia một cách phù hợp chứ không phải phát triển qua loa hại c.h.ế.t mình. Có vài học giả nghi ngờ bọn chúng là tế bào ung thư trong cơ thể động vật cổ đại sau đó tách thành loài riêng. Nhưng quá trình diễn hóa này vô cùng khó khăn, bản thân loài này cũng khó mà tìm được hóa thạch để làm bằng chứng, trước mắt không có sức thuyết phục.
Tóm lại, sinh vật trên Trái Đất khi chịu tổn thương vật lý ở một mức nhất định sẽ c.h.ế.t, có thể là bị những sinh vật khác ăn thịt, mắc bệnh hoặc tiếp xúc với các chất có hại sau đó trúng độc c.h.ế.t. Số cá thể không chống đỡ được lực tác động của môi trường, không có tuổi thọ tự nhiên vô hạn cũng sẽ không ảnh hưởng đến sinh sản .
Muốn trường sinh bất tử (vừa không hạn chế tuổi thọ vừa không thể bị gi.ết ch.ết) khó hơn rất nhiều. Dựa vào giao diện máy tính não có thể robot hóa sinh vật bằng nguyên liệu nano có thể khiến cơ thể khó bị hư hại (*Giao diện máy tính não: là con đường giao tiếp trực tiếp giữa một bộ não nâng cao hoặc có dây và một thiết bị bên ngoài. Ví dụ như thiết bị được đeo vào đầu có dùng cảm ứng từ não để điều khiển tay giả chẳng hạn), nhưng loại kỹ thuật này không cách nào cùng với kỹ thuật khoa học tiêu chuẩn làm ra vũ khí có thể chống lại sức công phá từ thiên thể. Theo phạm vi hiểu biết của vật lý học hiện đại, không có sinh vật nào trong quá khứ có cơ thể mạnh mẽ ngang ngửa hố đen vũ trụ lại không có bức xạ Hawking (*Bức xạ Hawking: là bức xạ của vật thể đen được dự đoán được giải phóng ra từ lỗ đen, do hiệu ứng lượng tử ở gần chân trời sự kiện), có thể tự mình vĩnh viễn tồn tại. Sinh vật mang tính chất vật lý như thế sẽ phá hủy Trái Đất. Cho nên nếu Trái Đất có sinh vật như vậy, bạn cũng không tồn tại để đặt câu hỏi này.
Trong khi con người dành hàng thế kỷ để tìm phương thuốc trường sinh, thì có một loại sinh vật trên đời này gần như tiệm cận với khái niệm bất tử. Chúng là Tardigrade - hay con gọi là bọ gấu nước.
Loài bọ này nhỏ bé thôi - kích cỡ chỉ ở mức micromet, nhưng chúng lại có thể chống chọi được mọi điều kiện. Từ chân không trong vũ trụ, đến môi trường có áp lực gấp 600 lần áp suất khí quyển, thậm chí cả phóng xạ cũng không làm khó chúng. Và ngay cả khi môi trường không có nước hay thức ăn, chúng vẫn có thể sống thêm được 30 năm nữa.
Nhưng nhìn chung thì dù có bất tử hay không, bọ gấu nước vẫn chỉ là một sinh vật, có nghĩa là chúng cần... đi cầu. Và theo các nhà khoa học thì ngay cả câu chuyện tế nhị này, chúng cũng khiến tất cả phải bất ngờ.
Cụ thể thì mới đây, tiến sĩ Tessa Montague từ Khoa sinh học phân tử và tế bào của ĐH Harvard đã cho công bố một đoạn video hết sức thú vị. Nội dung của nó nói về cảnh một con bọ gấu nước đang làm cái việc "đại sự" mà chúng ta nhắc đến bên trên
Và điều thú vị ở đây là: Bọ gấu nước có thể thải ra lượng phân có kích cỡ bằng 1/3 cơ thể. Nó thậm chí lớn đến mức con bọ phải dùng chân để đạp ra.
"Loài vật này luôn làm chúng ta phải ngạc nhiên." - Montague chia sẻ.
"Chúng tồn tại được ở khoảng nhiệt độ từ âm 270 đến 150 độ C, chịu được bức xạ ion cao gấp 100 lần mức gây chết người, và sống sót được ở môi trường chân không vũ trụ."
"Giờ thì đến... phân của chúng cũng khổng lồ luôn."
Trên thực tế, câu chuyện "đi cầu" của loài bọ gấu nước này vẫn là điều mà con người ít nắm bắt được. Chúng ta cũng chẳng biết bao lâu thì lũ bọ phải "đi" một lần nữa.
"Nhà khoa học đã tặng tôi mấy con bọ - Bob Goldstein cũng chưa từng thấy chúng đi cầu thế nào. Tôi đồ rằng chúng không thường xuyên làm điều đó,"
Trong video, bạn có thể thấy màu sắc là đen - trắng. Nhưng kỳ thực, cục phân của bọ gấu nước có màu xanh lá cây. Điều này xuất phát từ việc chúng chỉ ăn tảo và thực vật mà thôi.
Dù nhìn khám phá này có vẻ chẳng có ích lợi gì, nhưng theo Montague thì từ những gì chúng thải ra, chúng ta có thể biết được hệ tiêu hóa của bọ gấu nước hoạt động như thế nào, qua đó xác định được cách chúng sống sót trong những môi trường khắc nghiệt.
Tham khảo: Daily Mail.
1. http://www.pnas.org/content/109/48/19697
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30674330
Loài sứa, thuộc ngành Ruột khoang, khi thân thể bị tổn thương nghiêm trọng còn có thể dùng số ít tế bào gốc tái sinh toàn bộ thân thể (thậm chí lượng tế bào phục hồi còn nhiều hơn), còn chưa nói đến loài Sứa hải đăng* có thể quay ngược vòng đời không biết bao nhiêu lần. (*Sứa hải đăng: hay còn gọi là Sứa bất tử, có khả năng đảo ngược vòng đời của mình. Về mặt lý thuyết, quá trình này có thể diễn ra vô tận, khiến cho loài sứa trở nên bất tử về mặt sinh học, mặc dù trong thực tế chúng vẫn có thể c.h.ế.t. Trong tự nhiên, hầu hết các cá thể thường bị ăn hoặc ngủm do tác động vật lý. Chất nhờ!)
Myxozoa (*một nhóm động vật ký sinh) thỏa mãn suy nghĩ viễn vông của một số người với cái ý tưởng về sinh vật đa tế bào bị ký sinh, đơn giản là "Nếu toàn thân đều là tế bào ung thư thì sinh vật sẽ bất tử". Loài Myxozoa nói chung bị thiếu tế bào ức chế ung thư một cách nghiêm trọng, nhưng có thể phân chia một cách phù hợp chứ không phải phát triển qua loa hại c.h.ế.t mình. Có vài học giả nghi ngờ bọn chúng là tế bào ung thư trong cơ thể động vật cổ đại sau đó tách thành loài riêng. Nhưng quá trình diễn hóa này vô cùng khó khăn, bản thân loài này cũng khó mà tìm được hóa thạch để làm bằng chứng, trước mắt không có sức thuyết phục.
Tóm lại, sinh vật trên Trái Đất khi chịu tổn thương vật lý ở một mức nhất định sẽ c.h.ế.t, có thể là bị những sinh vật khác ăn thịt, mắc bệnh hoặc tiếp xúc với các chất có hại sau đó trúng độc c.h.ế.t. Số cá thể không chống đỡ được lực tác động của môi trường, không có tuổi thọ tự nhiên vô hạn cũng sẽ không ảnh hưởng đến sinh sản .
Muốn trường sinh bất tử (vừa không hạn chế tuổi thọ vừa không thể bị gi.ết ch.ết) khó hơn rất nhiều. Dựa vào giao diện máy tính não có thể robot hóa sinh vật bằng nguyên liệu nano có thể khiến cơ thể khó bị hư hại (*Giao diện máy tính não: là con đường giao tiếp trực tiếp giữa một bộ não nâng cao hoặc có dây và một thiết bị bên ngoài. Ví dụ như thiết bị được đeo vào đầu có dùng cảm ứng từ não để điều khiển tay giả chẳng hạn), nhưng loại kỹ thuật này không cách nào cùng với kỹ thuật khoa học tiêu chuẩn làm ra vũ khí có thể chống lại sức công phá từ thiên thể. Theo phạm vi hiểu biết của vật lý học hiện đại, không có sinh vật nào trong quá khứ có cơ thể mạnh mẽ ngang ngửa hố đen vũ trụ lại không có bức xạ Hawking (*Bức xạ Hawking: là bức xạ của vật thể đen được dự đoán được giải phóng ra từ lỗ đen, do hiệu ứng lượng tử ở gần chân trời sự kiện), có thể tự mình vĩnh viễn tồn tại. Sinh vật mang tính chất vật lý như thế sẽ phá hủy Trái Đất. Cho nên nếu Trái Đất có sinh vật như vậy, bạn cũng không tồn tại để đặt câu hỏi này.
Trong khi con người dành hàng thế kỷ để tìm phương thuốc trường sinh, thì có một loại sinh vật trên đời này gần như tiệm cận với khái niệm bất tử. Chúng là Tardigrade - hay con gọi là bọ gấu nước.
Loài bọ này nhỏ bé thôi - kích cỡ chỉ ở mức micromet, nhưng chúng lại có thể chống chọi được mọi điều kiện. Từ chân không trong vũ trụ, đến môi trường có áp lực gấp 600 lần áp suất khí quyển, thậm chí cả phóng xạ cũng không làm khó chúng. Và ngay cả khi môi trường không có nước hay thức ăn, chúng vẫn có thể sống thêm được 30 năm nữa.
Nhưng nhìn chung thì dù có bất tử hay không, bọ gấu nước vẫn chỉ là một sinh vật, có nghĩa là chúng cần... đi cầu. Và theo các nhà khoa học thì ngay cả câu chuyện tế nhị này, chúng cũng khiến tất cả phải bất ngờ.
Cụ thể thì mới đây, tiến sĩ Tessa Montague từ Khoa sinh học phân tử và tế bào của ĐH Harvard đã cho công bố một đoạn video hết sức thú vị. Nội dung của nó nói về cảnh một con bọ gấu nước đang làm cái việc "đại sự" mà chúng ta nhắc đến bên trên
Và điều thú vị ở đây là: Bọ gấu nước có thể thải ra lượng phân có kích cỡ bằng 1/3 cơ thể. Nó thậm chí lớn đến mức con bọ phải dùng chân để đạp ra.
"Loài vật này luôn làm chúng ta phải ngạc nhiên." - Montague chia sẻ.
"Chúng tồn tại được ở khoảng nhiệt độ từ âm 270 đến 150 độ C, chịu được bức xạ ion cao gấp 100 lần mức gây chết người, và sống sót được ở môi trường chân không vũ trụ."
"Giờ thì đến... phân của chúng cũng khổng lồ luôn."
Trên thực tế, câu chuyện "đi cầu" của loài bọ gấu nước này vẫn là điều mà con người ít nắm bắt được. Chúng ta cũng chẳng biết bao lâu thì lũ bọ phải "đi" một lần nữa.
"Nhà khoa học đã tặng tôi mấy con bọ - Bob Goldstein cũng chưa từng thấy chúng đi cầu thế nào. Tôi đồ rằng chúng không thường xuyên làm điều đó,"
Trong video, bạn có thể thấy màu sắc là đen - trắng. Nhưng kỳ thực, cục phân của bọ gấu nước có màu xanh lá cây. Điều này xuất phát từ việc chúng chỉ ăn tảo và thực vật mà thôi.
Dù nhìn khám phá này có vẻ chẳng có ích lợi gì, nhưng theo Montague thì từ những gì chúng thải ra, chúng ta có thể biết được hệ tiêu hóa của bọ gấu nước hoạt động như thế nào, qua đó xác định được cách chúng sống sót trong những môi trường khắc nghiệt.
Tham khảo: Daily Mail.
1. http://www.pnas.org/content/109/48/19697
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30674330