This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Hướng dẫn Rebuild lại bộ cài windows 7 - 8 - 10

thinh820099

Gà con
em add driver usb 3.0 của bác vào bộ cài win rồi mà cài lại nó vẫn không nhận driver usb 3.0 nơi :3
 

hoanchien


Junior Moderator
Thành viên BQT
Blog tên gì thế bạn, bao giờ lên sóng thế, chúc mừng bạn trước nhé
 

nhchinh

Búa Gỗ Đôi
Anh ơi. Anh có lệnh code nào viết trong file Setupcomplete.bat mà khi hiển thị màn hình dektop nó mới làm việc không ạ?
E có viết 1 số code vào trong file Setupcomplete.bat với nội dung cài đặt file.exe ở dạng slient để nó tự cài đặt trong quá trình load cấu hình, nhưng nó không làm việc hết ạ.
Vd e cài 4 soft slient thì nó chỉ cho cài 2 soft slient thì nó đã load cấu hình xong và lên màn hình dektop còn 2 file.exe còn lại ở dạng slient thì nó không cài nốt được?
Vậy ý e muốn bây khi lên màn hình dektop thì nó mới thực hiện quá trình cài soft dạng slient thì có cách nào thực hiện không anh?
Rất mong a giúp đỡ và chỉ em cách làm việc ấy ạ.
Thanks anh nhiều?
 

abcvnn

Gà con
bạn mạnh ơi.cho mình hỏi cách làm với.mình cài 1 hệ điều hanh win 10 với tài khoản Admin đầy đủ các soft cần thiết trên pc.sau đó mình muốn làm 1 file iso có đầy đủ cần thiết này và tự động khì cài xong (legacy và uefi) thì tự động chạy vào tài khoản Admin để sài luôn. xin cảm ơn bạn.
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
Chào bạn!

Với câu hỏi của bạn thì mình có hướng dẫn rất chi tiết bằng video cũng như là bằng text ở post #1. Cụ thể là bạn xem ở phần 3. Nếu vẫn chưa làm được thì bạn ib qua Zalo ở BLOG MANHPC nhé. Bởi vì nếu nói các bước ra đây thì nhanh lắm, nhưng thực tế thì có rất nhiều tiểu tiết nhỏ mà ít ai chia sẻ để làm ra một bộ cài trọn vẹn. Ví dụ: việc đưa phần mềm từ máy thật vào máy ảo, tạo máy ảo làm sao cho dễ quản lý và không nhầm lẫn, khi nào thì dùng tính năng snapshot...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

abcvnn

Gà con
cảm ơn bạn Mạnh nhiều.mình tham khảo phần post #1 và post #3 .không được mình nhờ bạn .
 

vietanh77

Rìu Bạc Đôi
Cho mình hỏi 1 chút. Mình có 1 số vấn đề cần triển khai như sau
1, Nếu mình muốn cài đặt 1 số phần mềm chuyên dụng cho công việc cá nhân và giữa nguyên các thiết lập cấu hình cho từng phần mềm. Sau khi sysrep thì các thiết lập cấu hình phần mềm này sẽ được áp dụng cho tất cả các tài khoản, kể cả tài khoản Administrator và các user khác thì mình phải cài phần mềm và thiết lập file trả lời thế nào mới đúng?
2, Các phần mềm kèm thiết lập cấu hình liên quan sau sysrep áp dụng cho tất cả các tài khoản thì có buộc phải cài phần mềm trong chế độ Audit Mode không!?
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
@vietanh77 Mình xin phép được đưa lên đây câu hỏi mà bạn đã hỏi mình qua Zalo để mọi người cùng tham khảo thêm. Dưới đây là nguyên văn câu hỏi:
Trả lời:

Để giữ nguyên được một số setting của phần mềm sau khi sysprep thì bạn phải thực hiện việc thiết lập đó trong chế độ Audit mode. Khi cài phần mềm bạn có thể cài ở chế độ user login full mode hoặc audit mode đều được. Nhưng theo mình thì nên cài ở chế độ full mode. Không phải phầm mềm nào cũng có thể giữ lại được các setting khi bạn thiết lập ở audit mode. Hiện tại mình mới áp dụng việc giữ lại các setting đối với phần mềm MS Office. Việc giữ lại các setting của phần mềm cũng như của Windows sau khi sysprep xong thì trong file unattend.xml bạn phải có thiết lập <copyprofile>true</copyprofile><settings pass="specialize">. Thiết lập này có tác dụng là sẽ copy toàn bộ profile của user Administrator sang profile của user Default. Như vậy mỗi khi một user mới được tạo nó sẽ copy profile này sang profile của user mới.

Ngoài ra, để thiết lập trước các setting của Windows cho computer mới cũng như user mới thì bạn cần tìm hiểu về OFFLINE REGISTRY hoặc các thiết lập SynchronousCommand ở cả hai pass specialize (các setting cho computer) và oobeSystem (các setting cho user logon) như hai hình bên dưới:



 

vietanh77

Rìu Bạc Đôi
Cám ơn bạn rất nhiều!
 
@secpol :

Nhờ bạn giúp phần này bạn nhé:

Trong trang web manhpc.com thì có lệnh tạo bản WinRebuild thì thấy có vẻ 2 lệnh có vẻ khác nhau ở 2 bài viết, có khác nhau chữ Source, vậy lệnh nào mới chính xác vậy bạn?

Dism /Capture-Image /ImageFile:C:\install.wim /CaptureDir:E:\ /Name:"Windows 10 Enterprise No Software" /compress:max
Trong đó:

  • /ImageFile: Đường dẫn lưu file .wim sau khi capture
  • /CaptureDir: Ổ đĩa chứa Windows sẽ được capture
  • /Name: Tên của hệ điều hành khi capture
  • /compress: Các cấp độ nén.



Dism /Export-Image /SourceImageFile: /SourceIndex: /DestinationImageFile: [/DestinationName:<Name>] [/Compress:{fast|max|none|recovery}]

  • /SourceImageFile: Đường dẫn đến file install.wim
  • /SourceIndex: Số image index trong file install.wim
  • /DestinationImageFile: Đường dẫn nơi lưu file .wim sau khi export
  • /DestinationName: Tên của mới của image trong trường hợp bạn muốn đổi tên.
  • /Compress:{fast|max|none|recovery}: là các cấp độ nén. Độ nén tăng dần: none -> fast -> max -> Recovery.
Ví dụ:

Dism /Export-Image /SourceImageFile:\LAB\x64\sources\install.wim /SourceIndex:1 /DestinationImageFile:\LAB\wim\install.wim /Compress:max

 

secpol

Rìu Chiến Bạc
@TrumDatNenNhaTrang

Hai lệnh bạn đưa bên trên hoàn toàn khác nhau bạn nhé. Lệnh Dism /Capture-Image dùng để sau chụp lại hệ điều hành thành file install.wim và lệnh Dism /Export-Image dùng để quản lý các image. Cụ thể cách dùng như nào thì bạn cần đọc lại chi tiết nhé.
 

hungnth

Rìu Chiến
Em có thấy anh chia sẻ mấy bộ win đã được rebuild, lúc trước e cũng có làm 1 bộ nhưng bản cũ (20H1), giờ e dùng bản No Soft của anh thêm vài soft theo nhu cầu riêng để rebuild lại thì không biết có được không anh?