This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Thảo luận Quá trình những chiếc nút nắp chai rượu được làm bằng vỏ gỗ sồi

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
Nút bần hay còn gọi là nút li-e (liège) được làm từ vỏ cây sồi, cho đến nay vẫn chứng tỏ là thứ có thể bảo vệ rượu vang tốt nhất thế giới. Thành phần bên trong của tế bào là chất nitơ, còn vỏ tế bào là suberin. Suberin là một chất không thấm nước, chúng ngăn chất lỏng từ trong nút bấc chảy ra. Vì vậy, chai được đóng bằng nút bấc rất thích hợp để làm chín mu`i rượu vang.


Không phải tất cả chai rượu vang trên thế giới đều sử dụng nút bần, nhưng chúng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Xung quanh việc sản xuất ra những loại nút này cũng có nhiều câu chuyện thú vị. Hãy thử xem bạn có phải người sành rượu qua những điều dưới đây.

Trước sự ra đời của các loại chai thủy tinh, một loại vật liệu tương tự nút bần đã được sử dụng làm đồ đánh cá ở Trung Quốc, Ai Cập. Cho đến năm 400 trước Công nguyên, chúng được tìm thấy ở Italy và sử dụng trong các loại phao, giày dép và vật liệu lợp nhà.


Đến giai đoạn thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên, một chai đựng rượu đã được tìm thấy ở Ephesus, thành phố cổ của Hy Lạp và điều đặc biệt là nó được niêm phong bằng một loại nút làm từ vỏ cây sồi. Mặc dù vậy, nút bần vẫn không phải là sự lựa chọn cuối cùng. Cuối thế kỷ 17, các nhà sản xuất rượu Pháp vẫn còn sử dụng những vật liệu đặc biệt từ vải để làm nút chai rượu.


Sau này, nút bần được sử dụng nhờ nhiều đặc tính nổi bật khác nhau, trong đó chủ yếu là nhẹ, không thấm nước, khó mục rữa, tính nén và độ đàn hồi cao...


Tuy nhiên, nút bần cũng có một số hạn chế, nhất là trong khâu bảo quản bởi yêu cầu rất khắt khe. Chẳng hạn phải giữ độ ẩm tốt để nút không bị khô gây khó khăn khi mở, cũng như không để không khí lọt vào bên trong, làm giảm chất lượng.


Trên thế giới hiện có khoảng 2,4 triệu ha rừng trồng sồi. Hơn một nửa số lượng rừng sồi thu hoạch vỏ để chế biến nút chai rượu vang đến từ Bồ Đào Nha. Nhờ các điều kiện về lượng mưa, gió và sự màu mỡ của đất đai mà các rừng sồi ở đây khá phát triển. Các quốc gia khác như Mỹ cũng nỗ lực trồng loại cây này nhưng không mấy khả quan. Vì thế, khu vực Địa Trung Hải vẫn được coi là vùng đất quan trọng nhất của loại cây này.


Mỗi cây sồi Quercus Suber phải được trồng từ 25 năm trở lên mới có thể cung cấp lớp vỏ dày 70 mm. Sau 14 năm, người ta sẽ lột lớp vỏ sồi đầu tiên nhưng phải bỏ đi vì bề mặt thô ráp, sần sùi và nhiều chất tanin không sử dụng được. 12 năm sau, lớp vỏ thứ 2 tái sinh mịn màng mới được sử dụng làm nút chai rượu vang, có thể được thu hoạch 9 năm một lần cho đến khi nó đạt mốc khoảng 200 năm tuổi. Cây sồi có thể cao 6 m và đường kính khoảng 40 cm. Khi cây già đi, sẽ có cây mới trồng thay thế. Nút bần là vật liệu bền vững và có thể tái tạo 100% khi được xử lý đúng cách.


Sồi lột vỏ có đặc tính là rất nhẹ và nổi trên mặt nước. Từ thời rất xa xưa, con người đã biết sử dụng vỏ sồi để làm phao cứu sinh và phao nổi định vị lưới đánh cá. Nút vỏ sồi (liège) được sử dụng trong công nghệ làm và bảo quản rượu vang từ năm 500 tr. Công nguyên tới năm 500 sau Công nguyên. Sau giai đoạn này, việc đế chế La Mã sụp đổ, chiến tranh liên miên và thương mại đình đốn đã khiến cho vỏ sồi bị quên lãng. Nút bần là sự lựa chọn ưa thích dùng để đóng chai rượu vang ngay trong những năm đầu của thế kỷ 15 tại châu Âu và đến thế kỷ 19 nút bần được dùng cho gần như toàn bộ các loại vang hảo hạng và chiếm vị thế độc tôn trong tất cả các chất liệu làm nút chai như mùn cưa, vụn vỏ sồi, chất dẻo và nút xoáy.


Khi thu hoạch, người ta sẽ tạo ra những khoảng trống nhỏ trên thân cây rồi từ đó dần dần tách vỏ dễ dàng mà không gây ra thiệt hại lâu dài. Việc tách chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8.

Nút chai bần tuy nhỏ bé nhưng lại có thể chống lại quá trình lão hóa rượu, làm cho những ly rượu vang ngày nay ngon hơn và nó đã gắn liền với văn hóa thưởng thức rượu vang.

Mời anh em xemclip quá trình người ta làm từng chiếc nút thú vị này

https://www.facebook.com/
 

chuixoixa

Rìu Bạc
đúng là thú vị. không ngờ vỏ nó lại dầy đến vậy. người ta tách vỏ nó mà nó chẳng sao. Da dầy.