Netiquette là gì? Tại sao bạn nên thực hành Netiquette khi sử dụng mạng xã hội? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Netiquette là gì? Tại sao bạn nên thực hành Netiquette khi sử dụng mạng xã hội?

VNZ-Relax

Suppervisor Mod

Netiquette là gì? Tại sao bạn nên thực hành Netiquette khi sử dụng mạng xã hội?

NETIQUETTE LÀ GÌ?


yv1zjOC.jpeg

Netiqutte là thuật ngữ mình biết được khi học môn Online Education Strategies ở trường. Đây là từ kết hợp giữa Net (trong internet) và Etiquette (phép xã giao), là từ để chỉ những quy tắc và chuẩn mực mọi người cần tuân theo khi sử dụng internet.
Cơ bản, netiquette là cách bạn thể hiện sự lịch sự và tôn trọng đối với những người sử dụng internet khác, bạn cần đối xử với người họ giống như cách bạn đối xử với người khác ở ngoài đời thật vậy.
Bây giờ mình sẽ đi vào những nguyên tắc, ví dụ về netiquette và lí do tại sao chúng ta nên thực hành netiquette nhé.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA NETIQUETTE

– Tôn trọng quyền riêng tư của người khác: không chia sẻ thông tin cá nhân hay bàn luận về đời tư của người khác.
– Tôn trọng ý kiến của người khác: người dùng internet đều có kinh nghiệm, tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách riêng của mình, nên việc có ý kiến khác với bạn là điều bình thường. Hãy tôn trọng điều đó.
– Trả lời tin nhắn/email sớm nhất có thể: đừng bắt người khác phải chờ, nếu bạn không thể trả lời tin nhắn ngay, hãy cho người khác biết là bạn đang bận.
– Kiểm tra tính chính xác của một thông tin trước khi chia sẻ: những thông tin mang tính khoa học đòi hỏi sự chính xác, và những gì bạn chia sẻ có thể lan truyền rất nhanh; vì thế trước khi chia sẻ một điều gì, hãy kiểm tra chúng bằng cách tra cứu trước qua Google hoặc qua sách, báo chính thống và đáng tin cậy.
– Không sử dụng những ngôn từ đả kích, châm biếm, tấn công cá nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, tránh sử dụng từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực; không cợt nhã, trêu đùa trên nỗi đau, ngoại hình, điểm chưa hoàn thiện của người khác.
– Tôn trọng người đọc: bằng cách sử dụng ngôn ngữ lịch sự, văn minh khi viết bình luận, nhận xét, góp ý trên mạng.
NHỮNG VÍ DỤ VỀ NHỮNG NHỮNG NETIQUETTE CHUẨN MỰC:
a. Bạn đọc được một thông tin khoa học hoặc một mẹo chăm sóc sức khỏe có vẻ rất hay, nhưng bạn không vội ấn nút share ngay mà chủ động tìm hiểu thông tin đó qua Google, sách, báo trước. Nếu thông tin đó chính xác, bạn chia sẻ với người khác và khuyến khích người khác đọc để biết thêm; nếu thông tin đó là tin giả và không chính xác hoặc thiếu băng chứng khoa học, bạn viết bài để cảnh báo người khác.
b. Bạn tôn trọng đời tư của người khác, vì thế bạn không tham gia tranh luận về chuyện yêu đương, chuyện gia đình của người nổi tiếng trên mạng và bạn tránh xa những bài viết hoặc những cuộc thảo luận không tôn trọng sự riêng tư của người khác.
c. Bạn biết rằng những người sử dụng internet khác cũng chỉ là con người, họ có cảm xúc và cũng cảm thấy bị tổn thương nếu đọc phải những điều thiếu tôn trọng hoặc xúc phạm họ. Vì vậy bạn luôn kiểm tra những gì mình viết trước khi bình luận hay viết bài, xem mình có diễn đạt đúng ý mình nói hay không, ngôn ngữ của mình có dễ hiểu và rõ ràng hay không, có xúc phạm (vô tình hay cố ý) đến ai không… sau khi kiểm tra kĩ càng rồi bạn mới ấn nút gửi bình luận của mình.
d. Bạn tham gia tranh luận là để hiểu thêm về một vấn đề nào đó, hoặc cùng mọi người tìm hiểu xem sự thật ở đây là gì. Vì vậy, sau khi viết bình luận bạn luôn kiểm tra xem bình luận của bạn có tính xây dựng không, có giúp người khác hiểu thêm về vấn đề không, bạn có bị thiên kiến nào đó không, bạn có trung thực khi bình luận không, thông tin bạn đưa ra có chính xác không…
e. Bạn không muốn vị vướng vào những cuộc cãi vã vô ích, vì thế nếu gặp một người nào đó sử dụng không ngữ tiêu cực, hung hăng và bất lịch sự, bạn chỉ đơn giản là rời đi và không tham gia tranh luận nữa.
f. Khi bắt gặp một người mới vào nhóm, mới tham gia sự kiện, chương trình và họ có một thắc mắc nào đó, đôi lúc có vẻ ngớ ngẩn, nhưng bạn vẫn dành thời gian để giải đáp thắc mắc cho họ một cách rõ ràng, và bạn không quên nhắc nhỡ người đó đọc nội quy và tự tìm hiểu trước khi đặt câu hỏi.
g. Bạn sử dụng tài khoản thật của mình khi tranh luận. Bởi vì việc ẩn danh hoặc sử dụng tài khoản phụ sẽ cho phép bạn thể hiện sự xấu xí của mình mà không lo ngại về điều gì cả, nhưng nếu bạn sử dụng tài khoản thật, bạn sẽ cân nhắc kĩ càng hơn về những gì mình nói và viết, dù sao thì bạn cũng không muốn bạn bè, người thân, người yêu hoặc giáo viên thấy mình là một người vô văn hóa trên mạng.
h. Bạn tôn trọng công sức của người khác. Khi đọc một bài viết hay, bạn cảm ơn tác giả bằng cách viết bình luận để cảm ơn, và bạn khuyến khích tác giả viết tiếp và bạn giúp họ chia sẻ bài viết tới nhiều người hơn.

danh sách này còn dài nữa, bạn có thể giúp mình bổ sung bằng cách comment ở phía dưới nhé.
Các bạn xem thêm các hình để xem những comment là những netiquette chuẩn mực mình đọc được ở trên mạng
JIeOcol.jpeg

6YhZwko.jpeg

yoBg4AM.jpeg

gP5VVOu.jpeg

xSGIZfg.jpeg

CR2eDMA.jpeg

5e1WvIw.jpeg


TẠI SAO BẠN NÊN THỰC HÀNH NETIQUETTE?

1.
Đây là một cách rất tốt để rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức.
Để có một bình luận mang tính xây dựng, bạn phải cân nhắc kĩ lưỡng về cách sử dụng ngôn ngữ của mình, bạn cần phải đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu và đồng cảm, bạn cần phải làm chủ được những cảm xúc nhất thời để có thể viết ra những lời hay ý đẹp. Khi những bình luận của bạn trở nên tích cực và có ý nghĩa, đó cũng chính là khi bạn nhận thấy bản thân đã trở nên tốt hơn rất nhiều rồi đó.
2. Netiquette giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện
Khi tiếp xúc với thông tin trên mạng, bạn luôn phải kiểm tra tính chính xác của những gì mình đọc, để làm được điều này, bạn cần phải có kĩ năng đọc tốt, biết tìm kiếm và tra cứu thông tin, biết đánh giá những gì mình đọc.
Khi viết bình luận, bạn cũng cần có kĩ năng sắp xếp và trình bày thông tin một cách logic để thể hiện được quan điểm của mình. Ngoài ra, bạn cũng tránh được việc phạm lỗi ngụy biện vì bạn tranh luận để tìm sự thật và học hỏi thêm chứ không muốn chứng minh đúng sai hay chứng tỏ với người khác.
3. Internet trở thành một xã hội thứ hai của chúng ta, vì thế, thay vì biến đây thành một bãi chiến trường, hãy biến internet thành một trường học, nơi bạn có thể chia sẻ những ý tưởng, suy nghĩ của bản thân. Nhờ đó bạn có thể học hỏi và cải thiện chính mình và mở rộng mối quan hệ, nhất là với những người có cùng mục tiêu, lí tưởng với bạn. Netiqutte sẽ giúp bạn và mọi người cùng thực hiện điều này.
4. Netiquette giúp chúng ta nuôi dưỡng những gì tốt đẹp giữa mọi người với nhau, và chúng ta sẽ tạo nên một cộng đồng văn minh, tích cực và đáng để tham gia. Chúng ta dành rất nhiều thời gian ở trên mạng, tại sao lại không thực hiện điều này chứ?

KẾT

Mình biết là không gian mạng ở Việt Nam chưa được tích cực lắm, nhưng mình nghĩ đây là lúc chúng ta cùng nhìn nhận lại cách chúng ta sử dụng mạng xã hội và học cách sử dụng chúng theo hướng tích cực.
Chúng ta đều là những phần rất nhỏ trong một xã hội lớn trên mạng, và chúng ta đều có quyền lựa chọn cách bản thân tương tác trên đó, hãy lựa chọn và hành động một cách phù hợp.
Cuối cùng, lựa chọn là của bạn.
Cám ơn mọi người đã đọc đến đây. Bạn có thể thoải mái chia sẻ bài viết này mà không cần xin phép mình. Nếu được, bạn chỉ cần ghi tên mình là được.


Nguồn tham khảo:
Hữu Huy RDVN

Nguồn ảnh: https://sites.google.com/.../groupofth.../what-is-netiquette
 

Swings Onlyone

Rìu Vàng Đôi
VIP User
tốt, nhưng rất khó.
cái câu "người có người this người that, không thể quơ đũa cả nắm" không biết là có từ bao giờ nhưng tính đúng đắn của câu này đang giảm dần theo thời gian.
thời ông bà tôi, cha mẹ tôi, đến thời của tôi thì câu này vẫn đúng. bởi vì khi đó số lượng "người this" và "người that" thì "người tốt" trội hơn, dù giảm dần nhưng cũng chỉ ở mức "tương đương nhau" hoặc "lệch không nhiều"

  • cái thời mà bạn thấy ai khó khăn cũng có thể đưa tay giúp nếu có khả năng & cũng k quay video đăng lên mạng hay rêu rao mình làm việc tốt.
  • cái thời mà bạn có thể cho bất kỳ ai đi nhờ hoặc quá giang xe mà không chút lo lắng trong lòng về tính mạng / tài sản của bản thân
  • cái thời mà hàng xóm thân như anh chị em ruột trong nhà. chơi quê chơi hụi không chút nỗi lo
  • cái thời mà người ta nói dối không vì mục đích hãm hại người khác hay flex bản thân
  • cái thời mà thằng xã hội đen cũng không đi gây người lương thiện
  • cái thời mà người càng có tiền, càng có quyền thì càng giản dị dễ thương, khiêm tốn hữu lễ
từ năm 2012 số lượng "người this" bắt đầu lấn át dần số lượng "người that", cho đến tận ngày hôm nay khi mà số lượng "người this" đã hoàn toàn áp đảo số lượng "người that".......................................thì "người that" lúc này tồn tại đơn giản chỉ để chứng minh là họ có tồn tại, đã chẳng giúp được cái gì, hay gây được ảnh hưởng gì

1 nhóm người nhỏ bé không có giá trị ảnh hưởng đi kêu gọi "người this" tốt lên, sẽ như viên đá ném xuống biển không có chút gợn hay bọt nước gì, xui xẻo còn bị nước dìm ngập
 

mrJaden

Rìu Bạc
toàn tàu ngầm, no comment. mà mình cũng ít lên mxh, cần cái gì thì mới search
 


Top