NASA PHÁT HIỆN TIỂU HÀNH TINH BẰNG VÀNG TRỊ GIÁ 700.000.000.000.000.000.000 USD CHỈ CÁCH TRÁI ĐẤT 750 TRIỆU KM
Ảnh tiểu hành tinh Psyche 16 có đủ vàng trong đó để biến tất cả mọi người trên Trái đất trở thành tỷ phú
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xác định được một tiểu hành tinh bằng vàng trị giá 700 tỷ tỷ USD. Số lượng lớn vàng, sắt và niken chứa trong tiểu hành tinh này đang gây kinh ngạc cho giới khoa học.
Nếu bất cứ thứ gì có thể khởi động cuộc đua khai thác kim loại trong vũ trụ, thì đó sẽ là tiểu hành tinh này - Psyche 16, nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc và mang theo đủ lượng vàng để “biếu” cho mỗi người trên Trái đất một nghìn tỷ đô la. Bây giờ, yêu cầu đặt ra là cần tiếp cận với nó.
Ảnh mình họa bề mặt của Psyche
Được phát hiện vào năm 1852, Psyche 16, Tiểu hành tinh này rất đặc biệt. Nó là một trong mười tiểu hành tinh lớn nhất trong các tiểu hành tinh với đường kính trung bình khoảng 140 dặm, được xem là tiểu hành tinh M-type nhất (kim loại) lớn nhất được phát hiện cho đến nay. Psyche đủ lớn để các nhà khoa học có thể quan sát được trọng lực hấp dẫn của nó đối với các tiểu hành tinh khác, từ đó các nhà khoa học đo được khối lượng của nó. Kết quả cho biết Psyche cực kỳ dày đặc. Không giống như hầu hết các tiểu hành tinh khác là các khối đá hoặc băng giá, tiểu hành tinh loại M (kim loại) 16 Psyche bao gồm chủ yếu là sắt kim loại và niken tương tự như lõi Trái đất.
Các nhà khoa học tại NASA hiện đang lên kế hoạch cho nhiệm vụ giai đoạn đầu tiên trong chương trình khai thác khoáng sản tại Psyche 16. Kế hoạch phóng tên lửa khám phá vào tháng 8 năm 2022, tàu vũ trụ Psyche sẽ đến tiểu hành tinh vào đầu năm 2026. Đây sẽ là nhiệm vụ đầu tiên của NASA trên tiểu hành tinh kim loại. Nếu kế hoạch này thành công, các chuyên gia ước tính tiểu hành tinh có giá trị 700 quintillions đô la ( nghìn tỷ tỷ ). Người ta lo ngại rằng kế hoạch khai thác thành công có thể phá vỡ nền kinh tế toàn cầu được định giá ở mức 75,5 nghìn tỷ đô la.
Tất nhiên, tất cả phải phụ thuộc vào hai điều quan trọng: Tính khả thi về mặt kinh tế và sự tiến bộ công nghệ vũ trụ trong tương lai.
Có những cường quốc thế giới khác cũng muốn tiếp cận với tiểu hành tinh đó. Trung Quốc tuyên bố đầu tiên sẽ bắt đầu cuộc đua này, và đây sẽ là một cuộc đua dễ dàng hơn cho quốc gia này, nơi kiểm soát hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn và duy trì một mối liên hệ chặt chẽ đối với các nhà phát triển công nghệ.
Cũng không thể nói rằng Hoa Kỳ không có tham vọng ở đây. Sự khác biệt, chắc chắn, là rõ ràng. Trong khi NASA tập trung vào các nhiệm vụ khoa học và thám hiểm không gian, Trung Quốc tập trung vào một nền kinh tế dựa trên khai thác nguồn lực không gian, hướng đến việc tạo ra của cải lâu dài.
Bất cứ ai đến trước sẽ trở thành “vị thần vàng” và cuộc cạnh tranh đang ngày càng nóng lên.