vanchinhdn215
Búa Gỗ
Như các bạn đã biết Trong phim " Cậu bé rừng xanh ", Cậu bé Mowgli (Neel Sethi) được nuôi lớn bởi hai con sói Ấn Độ là Raksha (Lupita Nyong'o) và Akela (Giancarlo Esposito). Khi bị cọp Shere Khan hung dữ (Idris Elba) đe dọa mạng sống của mình, Mowgli rời bỏ khu rừng. Nhờ sự hướng dẫn của báo đen Bagheera (Ben Kingsley) và gấu Baloo (Bill Murray), cậu bắt đầu hành trình tự khám phá bản thân và trở thành một con người thực thụ.Với sự chở che của những người bạn tốt bụng của rừng xanh, cậu đã vượt qua mọi thử thách gian khổ để có thể tồn tại và bảo vệ bản thân khỏi nhũng hiểm nguy luôn rình rập.Cuối cùng,với ngọn lửa của trí thông minh và của lòng can đảm,Mowgli đã tiêu diệt con hổ Shere Khan ác độc và trả thù cho những nạn nhân xấu số của nó (trong đó có người bố quá cố của cậu và chó sói Raksha).Tuy nhiên, cậu đã vô tình tạo ra một trận cháy rừng nghiêm trọng nhưng những con voi vĩ đại của rừng đã giúp dập tắt đám cháy.
Đó là nội dung chính của bộ phim Cậu bé rừng xanh (tên gốc tiếng Anh: The Jungle Book) là một phim điện ảnh phiêu lưu kỳ ảo của Mỹ năm 2016 do Jon Favreau đạo diễn kiêm sản xuất, và Justin Marks viết kịch bản. Dựa theo tuyển tập tác phẩm Chuyện rừng xanh của nhà văn Rudyard Kipling và lấy cảm hứng từ bộ phim hoạt hình cùng tên ra mắt năm 1967 của Walt Disney,[5] Cậu bé rừng xanh là một bộ phim hoạt hình người đóng có sử dụng công nghệ CGI do hãng Walt Disney Pictures chịu trách nhiệm sản xuất, với nội dung kể về Mowgli, một cậu bé mồ côi được các loài động vật nuôi lớn, trong cuộc hành trình tìm kiếm bản thân mình và chống khỏi sự đe dọa của cọp Shere Khan. Phim có sự tham gia của Neel Sethi trong vai Mowgli, cùng với sự góp giọng lồng tiếng của Bill Murray, Ben Kingsley, Idris Elba, Lupita Nyong'o, Scarlett Johansson, Giancarlo Esposito và Christopher Walken cho các vai diễn động vật.
Tuy nhiên câu chuyện có thực để truyền cảm hứng cho một trong những tác phẩm lâu đời nhất của văn học phương Tây, "The Jungle Book" của Rudyard Kipling lại có nhiều điểm khác thường so với cuốn tiểu thuyết.
Vào năm 1867, một nhóm thợ săn đang rình con mồi trong khu rừng rậm Uttar Pradesh của Ấn Độ phát hiện một hang sói và bắt đầu thận trọng tiếp cận nó. Họ hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra mộttrong những thành viên của đàn sói là một cậu bé khoảng sáu tuổi. Các thợ săn quyết định mang cậu đi. Họ đặt tên cậu bé là Dina Sanichar vì cậu được phát hiện vào ngày thứ bảy và đưa cậu đến một trại trẻ mồ côi Sikandra Mission với hy vọng sẽ khai hóa cậu bé. Nhưng Sanichar không bao giờ có thể trở thành một người bình thường được. Cậu bé tiếp tục đi bằng bốn chân trong khi chỉ ăn thịt sống và thậm chí nhai xương chỉ để mài răng. Ngoài ra Sanichar chỉ giao tiếp bằng những tiếng gầm gừ và hú như sói, và không bao giờ học được tiếng người.
Cậu bé "rừng xanh" tiếp tục sống cuộc sống lạ lẫm giữa những người khác trong thế giới loài người tới hơn hai mươi năm nhưng không bao giờ học nói và bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng trong suốt cuộc đời. Cuối cùng cậu chết vì bệnh lao vào năm 1895.
Tuy nhiên câu chuyện có thực để truyền cảm hứng cho một trong những tác phẩm lâu đời nhất của văn học phương Tây, "The Jungle Book" của Rudyard Kipling lại có nhiều điểm khác thường so với cuốn tiểu thuyết.
Vào năm 1867, một nhóm thợ săn đang rình con mồi trong khu rừng rậm Uttar Pradesh của Ấn Độ phát hiện một hang sói và bắt đầu thận trọng tiếp cận nó. Họ hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra mộttrong những thành viên của đàn sói là một cậu bé khoảng sáu tuổi. Các thợ săn quyết định mang cậu đi. Họ đặt tên cậu bé là Dina Sanichar vì cậu được phát hiện vào ngày thứ bảy và đưa cậu đến một trại trẻ mồ côi Sikandra Mission với hy vọng sẽ khai hóa cậu bé. Nhưng Sanichar không bao giờ có thể trở thành một người bình thường được. Cậu bé tiếp tục đi bằng bốn chân trong khi chỉ ăn thịt sống và thậm chí nhai xương chỉ để mài răng. Ngoài ra Sanichar chỉ giao tiếp bằng những tiếng gầm gừ và hú như sói, và không bao giờ học được tiếng người.
Cậu bé "rừng xanh" tiếp tục sống cuộc sống lạ lẫm giữa những người khác trong thế giới loài người tới hơn hai mươi năm nhưng không bao giờ học nói và bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng trong suốt cuộc đời. Cuối cùng cậu chết vì bệnh lao vào năm 1895.