Một hồ nước ở Châu Phi được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của 1700 dân làng,3500 vật nuôi vào năm 1986 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Một hồ nước ở Châu Phi được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của 1700 dân làng,3500 vật nuôi vào năm 1986

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
21 tháng 8 năm 1986, một trong những thảm hoạ tự nhiên kỳ lạ nhất trong lịch sử đã xảy ra ở Hồ Nyos, một hồ hình thành trên miệng núi lửa ở phía tây bắc Cameroon
Để vụ phun trào CO2 xảy ra, hồ phun trào phải có lượng bão hòa khí ga. Hai nguyên nhân chính được biết đến, thành phần chủ yếu là Cacbon điôxít; tuy nhiên, ở hồ Kivu, các nhà khoa học đang xem xét sự liên quan về nồng độ lớn khí Mêtan. Khí CO2 có thể đến từ khí núi lửa bốc ra từ hồ hoặc từ quá trình phân hủy vật liệu hữu cơ. Trước khi hồ bão hòa khí, hồ giống như nước ngọt có ga khi mở ra: CO2 được phân rã trong nước. Ở cả hồ phun trào và nước ngọt, CO2 phân rã nhanh hơn tại định luật Henry áp suất cao. Đây là nguyên nhân khí bọt trong chai soda chỉ hình thành sau khi nắp chai được mở ra; áp suất được giải phóng và CO2 bốc ra từ dung dịch. Trong trường hợp ở hồ phun trào, mặt đáy hồ có áp suất cao; nếu đáy càng sâu thì áp suất càng cao ở đáy. Điều này nghĩa là lượng lớn CO2 có thể bốc ra ở hồ nước rộng và sâu. Thêm nữa, CO2 phân hủy nhanh hơn ở nước lạnh, chẳng hạn nơi đáy hồ. Sự thay đổi nhẹ nhiệt độ nước có thể dẫn đến việc giải phóng lượng lớn khí CO2.

honuochauphi.jpg

Trong bán kính 25 km xung quanh hồ, người dân địa phương và động vật hoang dã đã bị ngạt thở do thiếu oxy. Nhiều người từ các làng Cha, Nyos và Subum đã bị ngạt thở trong khi ngủ. Một số nạn nhân đã được tìm thấy với máu xuất hiện ở mũi và miệng của họ.

Khi vài người còn sống sót tỉnh lại, họ không thấy có những dấu hiệu hỗn loạn hay bạo lực, chỉ có những xác chết nằm la liệt.

Ngay cả những con ruồi cũng không thể sống nổi. Các phóng viên địa phương mô tả sự việc giống như hậu quả của một quả bom neutron.

Joseph Nkwain, người may mắn sống sót sau khi bất tỉnh 3 giờ, kinh hoàng kể lại với nhà nghiên cứu Arnold H. Taylor thuộc trường đại học Plymouth: 'Tôi không thể nói được và trở nên vô thức. Tôi không thể mở miệng ra vì tôi ngửi thấy không khí có mùi rất khủng khiếp. Bất chợt, tôi thấy con gái mình đang nằm gần đó và nhận ra nó đã chết. Tôi phát hiện cánh tay của tôi có một số vết thương và không biết lý do tại sao'.

Theo một báo cáo của Atlas Obscura, các nhà khoa học phát hiện ra rằng hồ nước này đã từng phát nổ trong một vụ phun trào núi lửa, tạo ra cột nước cao tới 91 mét kèm theo một cơn sóng thần nhỏ.

Chưa có một lời giải thích khoa học nào thỏa đáng về nguyên nhân của vụ việc được đưa ra. Có một số phỏng đoán cho rằng việc thử bom được thực hiện bởi chính phủ Israel và Cameroon đã khiến khí CO2 trong hồ thoát ra ngoài. Tuy nhiên, các bằng chứng về thời gian không phù hợp với giả thuyết này.

Thật kỳ lạ, một sự kiện tương tự đã xảy ra trong khu vực chỉ hai năm trước đó ở hồ Monoun, vụ phun trào CO2 đã giết chết 37 người. Không ai biết nguyên nhân gây ra sự phun trào đó.

Để ngăn các hồ nước này phun trào CO2 một lần nữa, vào năm 2001, các kỹ sư đã lắp đặt đường ống để hút CO2 dưới lòng hồ và thải nó ra dần dần ra ngoài không khí. Một bộ ống khác đã được lắp đặt vào năm 2011 sau khi các nhà nghiên cứu cảnh báo về vụ nổ khí gas 'lớn chưa từng có'.

Khi vấn đề này được giải quyết, lại xảy ra một vấn đề khác, đó là địa chất ở miệng hồ Nyos bắt đầu suy yếu, đe dọa toàn bộ lượng nước bên trong sẽ tràn ra.

Một đập nước đã được xây dựng để bảo vệ nó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dự đoán trong tương lai gần, công trình sẽ không thể nào ngăn được thảm họa xảy ra.



Science Alert
 


Top