Video KHCN - Loài Giun Ăn Đá Kỳ Lạ - Có thể thay đổi dòng chảy sông | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Video KHCN Loài Giun Ăn Đá Kỳ Lạ - Có thể thay đổi dòng chảy sông

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
Giun là khái niệm dùng để chỉ các động vật không xương sống có cơ thẻ điển hình là thân hình trụ dài và không có chân. Các ngành giun bao gồm: Giun dẹp Giun tròn Giun đốt Giun còn có thể chỉ các loài giun biển, cũng như các loài thuộc Bộ Không chân của lớp Lưỡng cư . Những loài giun mà con người chúng ta từng biết có loài có hại nhưng cũng có loài có lợi. Các nhà khoa học từng phát hiển ra loài giun tàu là một loài động vật gây hại cho con người. Chúng là nguyên nhân gây chìm tàu, phá hoại các bến tàu và thậm chí ăn phá hệ thống đê biển của Hà Lan vào giữa những năm 1700. Gần đây, có nhà khoa học vừa tìm ra một loại giun tàu mới. Loài này không ăn gỗ, thay vào đó, chúng ăn…đá.
vlcsnap-2019-08-19-14h29m09s522.png
Loài giun tàu ăn đá này (Lithoredo abatanica) có thân hình vừa trắng lại vừa mập, có thể dài đến hơn một mét, sống trong vùng nước ngọt. Chúng lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2006 trên bờ sông Abatan, Philippines. Tuy nhiên, mãi đến năm 2018, các nhà khoa học mới tiến hành nghiên cứu chi tiết loài giun thú vị này.
Giun ăn đá nhìn chung khác với giun ăn gỗ. Cả hai đều có 2 mảnh vỏ cứng ghép lại thành hình mũi khoan. Tuy nhiên, ở loài ăn gỗ, chúng mang hàng trăm những chiếc răng vô hình bám trên vỏ. Trong khi đó, loài ăn đá chỉ có hàng chục chiếc răng., nhưng chiếc nào chiếc náy đều cứng hơn, to hơn để “nhai” đá.
Giun ăn gỗ chứa gỗ trong một khoang cơ thể đặc biệt, để các loài vi khuẩn cộng sinh giúp chúng tiêu hóa thức ăn. Còn ở loài ăn đá, chúng có vẻ không nhận được dinh dưỡng từ đá, chúng ăn đá nhằm đào một cái hang sâu vào các tảng đá để làm tổ. Còn về mặt dinh dưỡng, chúng phụ thuộc vào các loài vi khuẩn cộng sinh để lấy dinh dưỡng từ các nguồn khác hoặc thông qua một chiếc ống hút để hút chất dinh dưỡng từ môi trường.
Loài giun ăn đá có một điểm chung với giun ăn gỗ, đó là cả hai đều có hại. Trong trường hợp của giun ăn đá, chúng có thể làm thay đổi dòng chảy của sông ngòi. Tuy nhiên, tập tính đào hàng của chúng cũng có một điểm lợi, đó là cung cấp nơi cư trú cho các loài cua, ốc sên và cá.


 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
"Loài giun ăn đá có một điểm chung với giun ăn gỗ, đó là cả hai đều có hại. "
Câu này có vẻ có gì đó sai sai, hôm bữa mới xem trên nat geo hay discovery không nhớ, nói về loài giun ăn gỗ là biệt chủng của phi lip pin, và loài này VÔ HẠI. Vì nó chỉ ăn gỗ mục, cây chết chứ không hại cây tươi.
 

thanhbac86

Rìu Sắt
Tài khoản bị khóa
cả mét luôn cơ à, nghe đã phát ớn, nếu gặp chắc ăn trong 1h {beat_plaster}
 


Bài Viết Mới

Top