Giải mã bí ẩn đằng sau những lá bài Tây | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Giải mã bí ẩn đằng sau những lá bài Tây

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Nhiều bằng chứng cho thấy bài Tây xuất hiện từ khoảng thế kỉ 13, 14 ở châu Âu và có nguồn gốc từ bài Tarot. Người ta ghi nhận việc người châu Âu sử dụng bộ bài Tây ngày nay từ năm 1418. Các lá bài Vua, Hoàng hậu hay Tướng lĩnh được in và tạo hình rất đẹp và đắt tiền. Các mẫu lá bài và cách chơi cũng được thay đổi tùy từng quốc gia. Đôi khi, chúng được dùng vào việc bói toán hay ảo thuật nhiều hơn là chơi giải trí.

20170207-123129-a1_600x337.jpg

Bài Tây có nguồn gốc từ bài Tarot.

Thú chơi bài Tây sau đó được đón tiếp nồng nhiệt ở Venice, rồi Tây Ban Nha, Anh, Pháp. Thậm chí giới vua chúa trong triều đình Pháp thích chơi bài này đến nỗi có một sắc lệnh ban bố cấm giới dân đen không được chơi. Đến thế kỉ 16, 17, bài Tây mới được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng.
Ngày nay, bài Tây là một loại hình giải trí phổ biến trên thế giới. Ở các nền văn hóa khác nhau, các thể loại trò chơi, luật chơi bài cũng được thay đổi ít nhiều, tuy nhiên hình dạng cơ bản của các quân bài trên toàn thế giới hầu như không có sự thay đổi.

Cùng khám phá ý nghĩa của các hình ảnh in trên những lá bài Tây nhé.

Các hình Cơ, Rô, Chuồn, Bích

Lúc đầu 4 nước bài có dạng là TIM, CHUÔNG, LÁ và QUẢ SỒI, đến thế kỷ 14 người ta thay thế bằng hình ảnh, TIỀN, CỐC, KIẾM và GẬY. Bốn nước bài này được giữ suốt trong 200 năm và chúng mang đặc tính của thời phong kiến. Mãi sau này bốn nước bài mới được đổi thành: TIM, CƠ, CÁNH CHUỒN, NGỌN GIÁO (mà ta vẫn quen gọi là CƠ, RÔ, CHUỒN (TÉP), BÍCH do bắt chước lối phát âm). CƠ (trái tim) có nghĩa là tâm hồn cao thượng, sự thanh cao. RÔ (ca rô) có nghĩa là sự giàu có, quyền lực của giới thương nhân (Rô hình thoi làm người ta nhớ đến các viên ngói lợp trên các ngôi nhà mà giới thương nhân đến bàn bạc chuyện làm ăn). CHUỒN được xem là tượng trưng cho giới nông dân nhưng thực sự nó chỉ đơn giản thể hiện hình một chiếc lá cánh chuồn. Còn BÍCH không tượng trưng cho giai cấp nông dân hoặc công nhân mà người ta chọn nước Bích vì việc sử dụng giáo mác khá phổ biến vào thời đó.

20170207-123151-a2_740x416.png
Các hình Cơ, Rô, Chuồn, Bích đều mang ý nghĩa riêng.

Lá Joker

Ngoài 52 quân bài chính thức, bộ bài Tây thường có 2 quân bài phụ còn gọi tên là Joker, tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Nếu xem mỗi quân Joker là 1 điểm, J là 11 điểm, Q là 12 điểm và K là 13 điểm thì tổng số điểm trong 53 lá bài là 365 – tương ứng với số ngày trong năm. Còn nếu cộng tổng 54 lá thì số điểm sẽ là 366 – số ngày trong 1 năm nhuận.

20170207-123203-a3_740x416.png

Bộ bài Tây thường có 2 quân Joker.

Hình vẽ Joker trên những lá bài này khác nhau tùy vào nơi phát hành bộ bài. Hình trên lá Joker thường là một chú hề. Thông thường, một lá Joker sẽ có màu trắng đen, còn lá còn lại có màu sắc đầy đủ. Trong những trò cần phải so sánh lá Joker với nhau, Joker có màu thường mạnh hơn Joker trắng đen. Nhiều trò chơi bài hoàn toàn không dùng đến những lá này; những trò khác, như biến thể 25 lá của Euchre (bài u-cơ), lại xem Joker là một trong những lá bài quan trọng nhất trong trò chơi.

Quân Át quyền lực

Trong bộ bài Tây, quân bài quyền lực nhất chính là quân Át. Đây chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “quân át chủ bài” ý chỉ những nhân vật quan trọng nhất, có quyền lực và sức mạnh to lớn nhất. Trong tiếng Latin, Ace có nghĩa là số 1, nhà vô địch, người bất bại.

20170207-123213-a4_740x416.png
Trong bộ bài Tây, quân bài quyền lực nhất chính là quân Át.

Truyền thuyết về lá bài 9 Rô

Trong một thời gian dài, quân bài 9 Rô đã được gọi là “tai họa của xứ Scotland”. Có giả thiết cho rằng chính trên lá bài 9 Rô, công tước Cumberland (1721-1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1746). Một lời giải thích khác nói, trong một kiểu chơi bài do bà Marie, hoàng hậu của xứ Scotland đề xướng, con 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scotland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình phải tán gia bại sản và thế là từ đó con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”.

20170207-123227-a17_427x640.jpg

Con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”.

Những nhân vật bí ẩn trên lá bài

Các quân K (King), Q (Queen), J (Jack) lần lượt là Vua, Hoàng hậu và Tướng lĩnh đều là những nhân vật có thật trong lịch sử.

J bích

Nhiều người cho rằng J bích là Albrecht von Wallenstein – nhà lãnh đạo quân sự và chính trị phục vụ dưới quyền Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand II. Một số người khác lại cho rằng đây là hình ảnh của Ogier – người tùy tùng của vua Charlemagne.

20170207-123245-a5_600x400.jpg

J bích là Albrecht von Wallenstein.

J chuồn

Nhân vật này chính là hiệp sĩ Lancelot – một trong những dũng sĩ đa tài bậc nhất của vua Arthur nhưng lại vướng vào mối tình vụng trộm với hoàng hậu và trở thành kẻ đối đầu với nhà vua. Khi phản thần nổi loạn, đe dọa ngai vàng vua Arthur, Lancelot quay trở về hỗ trợ ngài nhưng đã quá muộn. Nhà vua đã bị sát hại, hoàng hậu cũng trở thành nữ tu, Lancelotbỏ tước vị hiệp sĩ và sống quãng đời còn lại như một vị linh mục.

20170207-123255-a6_600x400.jpg

J chuồn là hiệp sĩ Lancelot.

J rô

Vẫn có khá nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện quân bài J rô là ai. Nhiều người cho rằng đó là Hector – con trai của vua Priamus. Sau khi em trai mình là Paris gây ra họa lớn, Hector phải lãnh đạo quân lính Thành Troy chống lại quân Hy Lạp. Mặc dù đã nhìn trước được tương lai tăm tối nhưng chàng vẫn lãnh đạo nhân dân Thành Troy kiên cường chiến đấu với quân Hy Lạp để bảo vệ những gì họ yêu quý nhất.

20170207-123304-a7_600x400.jpg

J rô là Hector – con trai của vua Priamus.

J cơ

Hình ảnh trên quân bài J cơ là La Hire (1390 – 1443), người tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, là trợ thủ đắc lực của thánh nữ Jeanne d’ Arc.

20170207-123314-a8_600x400.jpg

J cơ là La Hire.

Q bích

Quân Q bích là nữ hoàng Eleanor – vợ của hoàng đế Leopold I. Đây là người phụ nữ duy nhất trong các quân bài cầm vũ khí.

20170207-123324-a9_600x400.jpg

Quân Q bích là nữ hoàng Eleanor.

Q chuồn

Quân bài Q chuồn là Argine, là đảo chữ của "regina", nghĩa là hoàng hậu.

20170207-035630-trefldama_600x901.jpg

Q chuồn là Argine, nghĩa là hoàng hậu.

Q rô

Trên quân bài Q rô là hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là vợ thứ hai của Jacob, tổ tiên của người Do Thái, bà là người vợ mà ông yêu quý nhất. Bà cũng chính là em gái của Leah, người vợ đầu tiên của Jacob.

20170207-123353-a11_600x400.jpg

Q rô là hoàng hậu Rachel.

Q cơ

Hình ảnh xuất hiện trên lá bài Q cơ là hình ảnh của nữ hoàng Judith – nhân vật trong Kinh thánh Cựu ước. Với nhan sắc và mưu trí, bà đã hạ sát Holoferne, hùng tướng của Philitinh, để cứu người dân thành Bethulia.

20170207-123406-a12_600x400.jpg

Q cơ là nữ hoàng Judith.

K bích

Quân bài K bích là hình ảnh của vua David (1040 – 970 TCN), ông là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. Ông là một người yêu nhạc, giỏi diễn tấu đàn hạc và viết nhiều bài thánh ca trong Kinh thánh.

20170207-123417-a13_600x400.jpg

K bích là vua David.

K chuồn

Hình ảnh trong quân bài K chuồn chính là Alexander Đại đế (356-323TCN). Ông là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia, là con của vua Philip II, nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Vào năm 20 tuổi, ông kế thừa ngôi vị và có mưu toan thống trị thế giới.

20170207-123436-a14_600x400.jpg

K chuồn là Alexander Đại đế.

K rô

Quân bài K rô là Gaius Julius Caesar (100 – 44 TCN) – một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã, ông cũng là một trong những người có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Ông có vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La mã.

20170207-123446-a15_600x400.jpg

K rô là Gaius Julius Caesar.

K cơ

Trên quân bài K cơ là vua Charlemagne. Charlemagne Charles Đại đế (742 – 814) là vua của người Frank (768-814), sau lên ngôi Hoàng đế La Mã. Trong 14 năm tại vị, ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt, làm chủ hơn một nửa lãnh thổ châu Âu. Trên quân K cơ, ông là người duy nhất không có ria do người đục gỗ trên bảng khắc hình tượng của ông đã vô tình làm chiếc đục trượt qua môi khiến bộ ria của ông bị mất.

20170207-123459-a16_600x400.jpg

K cơ là Charlemagne Charles Đại đế.


(Ảnh: Internet)​
 

Ntbichphuong

Búa Đá Đôi
Chơi bao nhiêu năm giờ mới biết. Cảm ơn thớt nhiều.
 

chuixoixa

Rìu Bạc
Mấy năm trước coi bói khi nào lấy được vợ, vợ thế nào thì mình bắt được Q rô.
 


Bài Viết Mới

Top