Phía đông Thổ Nhĩ Kỳ, dưới chân một ngọn đồi nằm giữa hai con sông cổ xưa Tigris và Euphrates, một di chỉ khảo cổ được phát hiện năm 1963 nhưng phải đến 1995 mới được khai quật nghiên cứu, khi ngôi đền khổng lồ với những cột đá cao 12 mét nặng hàng chục tấn với những hình ảnh động vật được chạm nổi lộ diện, đã khiến cho ngành khảo cổ học thế giới phải choáng váng, bỗng dưng họ muốn quên đi luôn Stonehenge ở Anh vì thua kém xa lắc, rồi nhận ra chúng ta biết quá ít về lịch sử Trái Đất và cần phải viết lại từ đầu.
Di chỉ này là Gobekli Tepe, niên đại của nó tới 11.000-12.000 năm, tức thời gian mà ngôi đền này được xây xong cho tới thời điểm các Stonehenge và Kim Tự Tháp được xây dựng còn xa xưa hơn cả thời gian những công trình kia tồn tại đến ngày nay. Cái thời mà chúng ta cứ cho rằng con người hoang dại còn ăn lông ở lỗ đào hang săn bắt hái lượm đã xây được thế này thì thử nghĩ xem các nền văn minh nhân loại cổ đại đã bị reset bao lần...
Khu vực ngôi đền Gobekli Tepe không phải là nơi người dân sinh sống. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy dấu hiệu của việc lưu trữ thực phẩm tại đây. Do đó, nhiều khả năng ngôi đền được xây dựng để phục vụ mục đích tín ngưỡng, tôn giáo. Với mong muốn có một cuộc sống ổn định, mưa thuận gió hòa để canh tác nông nghiệp, những người tiền sử nghĩ ra cách xoa dịu cơn giận và làm hài lòng các vị thần thông qua nghi lễ hiến tế động vật, thậm chí hiến tế cả con người. Có lẽ họ xây đền Gobekli Tepe nhằm phục vụ mục đích này.