Cuộc chiến mua bán cổ phiếu GameStop chưa từng thấy
Trong những ngày gần đây hiện tượng tại thị trường chứng khoán Mỹ gây sôi động vì cơn sốt giá cổ phiếu của một công ty nhỏ GameStop trong vài tuần tăng gần 1800% (tăng 18 lần).
Trong nhiều thập niên nhiều cơ quan tài chính (Hedge Funds) làm giầu mỗi năm bạc tỷ qua việc cổ phiếu lên xuống mãnh liệt. Các cơ quan này nhờ có vốn nhiều, hằng chục, trăm tỷ đã thao túng thị trường bằng cách “bán trước mua sau” mặc dầu không sở hữu những gì mình bán. Cách mua bán này hoàn toàn hợp pháp, còn được gọi là “shorting”.
Shorting là gì?
Người, cơ quan tài chính, chơi shorting được gọi là shorter. Giả sử giá một cổ phiếu hiện thời là $10/cổ phiếu. Shoter nghĩ cổ phiếu sẽ xuống giá trong tương lai gần, nên mượn cổ phần của một brokrerage (công ty buôn bán cổ phiếu), sau khi trả một số tiền hoa hồng, bán với giá hiện thời $10/cổ phần. Hai ba tuần sau cổ phiếu xuống $1/cổ phần, shorter mua cổ phiếu với giá thấp đó và trả lại cho người cho mình mượn cổ phiếu, hưởng trọn $9/phần. Nạn nhân phần lớn là những người đầu tư nhỏ, bị những công ty Hedge lèo lái giá cổ phiếu.
Giá cổ phiếu của GameStop
ngày 1 tháng 7 năm 2020 là $3,5/cổ phiếu
Ngày 12 tháng 1 năm 2021 là $19,94
Và trong ba tuần liền tới trước giờ thị trường chứng khoán mở cửa ngày 28 tháng 1 năm 2021, giá lên đến $500/cổ phiếu. Nhiều cơ quan tài chính, Citron, Melvin Capital, và một số cơ quan khác, bán trước mua sau đã thua lỗ hằng chục tỷ Đô La trong vòng 4 tuần đầu năm 2021.
Tại sao có tình trạng như vậy?
Một nhóm người trên mạng xã hội, dẫn đầu là Roaring Kitty hô hào chơi đòn “Squezz shorts” Khi giá cổ phiếu lên, shorters phải mua cổ phiếu với giá cao để trả lại cổ phiếu đã mượn và bán với giá thấp. Và theo luật cung cầu khi số mua tăng, giá sẽ tăng. Và hơn thế nữa nhóm của Roaring Kitty quyết định làm giá tăng nhanh hơn bằng cách không bán (mặc dầu có lợi nhiều), mà còn mua thêm, làm giá càng tăng nhanh hơn. Sau khi shorts mua cổ phiếu giá cao gấp bội để trả cho giá cổ phiếu đã mượn với giá thấp (lỗ), shorts tiếp tục cuộc chơi bằng cách mượn cổ phiếu với giá cao và bán, với hy vọng giá sẽ xuống (mua lại để tra). Nhưng nhóm Roaring Kitty vẫn không thay đổi chiến thuật: không bán mà còn mua thêm, làm giá tăng nhanh khủng khiếp, chưa từng có trong lịch sử.
Tình trạng càng trở nên gay go hơn khi các nhà buôn cổ phiếu quyết định: tăng giá tiền huê hồng (commissions) khi mua, bán cổ phiếu GameStop. Không hữu hiệu. Thêm cách nữa: Tăng tiền thế chấp. Người muốn mua GameStop phải có 100% tiền thế chấp, người shorts phải có tiền thế chấp 300%. Thí dụ muốn mua $1.000 cổ phiếu GameStop, người mua phải có thêm $1.000 trong tài khoản của mình. Vẫn không hữu hiệu.
Chiến thuật của nhóm Roaring Kitty có thể trở thành triệu phú chỉ sau một đêm, một giờ nhưng chỉ là một quả bóng mỗi phút được bơm căng thêm. Tới một thời điểm nào đó sẽ nổ, và thua đậm, bạc triệu cũng có thể bay mất sau một đêm.
Mạng xã hội Reddit đã chặn nhóm Reddit, các nhà mua bán cổ phiếu cũng bắt đầu siết chặt hoặc ngưng tạm thời việc mua bán cổ phiếu GameStop, chính quyền Biden cũng bắt đầu để ý…
Trong những ngày gần đây hiện tượng tại thị trường chứng khoán Mỹ gây sôi động vì cơn sốt giá cổ phiếu của một công ty nhỏ GameStop trong vài tuần tăng gần 1800% (tăng 18 lần).
Trong nhiều thập niên nhiều cơ quan tài chính (Hedge Funds) làm giầu mỗi năm bạc tỷ qua việc cổ phiếu lên xuống mãnh liệt. Các cơ quan này nhờ có vốn nhiều, hằng chục, trăm tỷ đã thao túng thị trường bằng cách “bán trước mua sau” mặc dầu không sở hữu những gì mình bán. Cách mua bán này hoàn toàn hợp pháp, còn được gọi là “shorting”.
Shorting là gì?
Người, cơ quan tài chính, chơi shorting được gọi là shorter. Giả sử giá một cổ phiếu hiện thời là $10/cổ phiếu. Shoter nghĩ cổ phiếu sẽ xuống giá trong tương lai gần, nên mượn cổ phần của một brokrerage (công ty buôn bán cổ phiếu), sau khi trả một số tiền hoa hồng, bán với giá hiện thời $10/cổ phần. Hai ba tuần sau cổ phiếu xuống $1/cổ phần, shorter mua cổ phiếu với giá thấp đó và trả lại cho người cho mình mượn cổ phiếu, hưởng trọn $9/phần. Nạn nhân phần lớn là những người đầu tư nhỏ, bị những công ty Hedge lèo lái giá cổ phiếu.
Giá cổ phiếu của GameStop
ngày 1 tháng 7 năm 2020 là $3,5/cổ phiếu
Ngày 12 tháng 1 năm 2021 là $19,94
Và trong ba tuần liền tới trước giờ thị trường chứng khoán mở cửa ngày 28 tháng 1 năm 2021, giá lên đến $500/cổ phiếu. Nhiều cơ quan tài chính, Citron, Melvin Capital, và một số cơ quan khác, bán trước mua sau đã thua lỗ hằng chục tỷ Đô La trong vòng 4 tuần đầu năm 2021.
Tại sao có tình trạng như vậy?
Một nhóm người trên mạng xã hội, dẫn đầu là Roaring Kitty hô hào chơi đòn “Squezz shorts” Khi giá cổ phiếu lên, shorters phải mua cổ phiếu với giá cao để trả lại cổ phiếu đã mượn và bán với giá thấp. Và theo luật cung cầu khi số mua tăng, giá sẽ tăng. Và hơn thế nữa nhóm của Roaring Kitty quyết định làm giá tăng nhanh hơn bằng cách không bán (mặc dầu có lợi nhiều), mà còn mua thêm, làm giá càng tăng nhanh hơn. Sau khi shorts mua cổ phiếu giá cao gấp bội để trả cho giá cổ phiếu đã mượn với giá thấp (lỗ), shorts tiếp tục cuộc chơi bằng cách mượn cổ phiếu với giá cao và bán, với hy vọng giá sẽ xuống (mua lại để tra). Nhưng nhóm Roaring Kitty vẫn không thay đổi chiến thuật: không bán mà còn mua thêm, làm giá tăng nhanh khủng khiếp, chưa từng có trong lịch sử.
Tình trạng càng trở nên gay go hơn khi các nhà buôn cổ phiếu quyết định: tăng giá tiền huê hồng (commissions) khi mua, bán cổ phiếu GameStop. Không hữu hiệu. Thêm cách nữa: Tăng tiền thế chấp. Người muốn mua GameStop phải có 100% tiền thế chấp, người shorts phải có tiền thế chấp 300%. Thí dụ muốn mua $1.000 cổ phiếu GameStop, người mua phải có thêm $1.000 trong tài khoản của mình. Vẫn không hữu hiệu.
Chiến thuật của nhóm Roaring Kitty có thể trở thành triệu phú chỉ sau một đêm, một giờ nhưng chỉ là một quả bóng mỗi phút được bơm căng thêm. Tới một thời điểm nào đó sẽ nổ, và thua đậm, bạc triệu cũng có thể bay mất sau một đêm.
Mạng xã hội Reddit đã chặn nhóm Reddit, các nhà mua bán cổ phiếu cũng bắt đầu siết chặt hoặc ngưng tạm thời việc mua bán cổ phiếu GameStop, chính quyền Biden cũng bắt đầu để ý…