haithanh1510194
Búa Đá
Theo Wiki , Con người bắt đầu sử dụng thường xuyên sữa của các loài động vật có vú trong quá trình thuần hoá chúng, từ khi con người phát minh ra nông nghiệp, hay còn gọi là cuộc cách mạng thời kỳ đồ đá mới. Tiến trình này xảy ra một cách độc lập ở nhiều nơi trên thế giới, trong khoảng 9000 - 7000 năm TCN ở Tây Nam Á, cho đến khoảng 3500 - 3000 năm TNC ở châu Mỹ. Những con vật cho sữa nhiều nhất: trâu, bò, cừu và dê được nuôi đầu tiên ở Tây Nam Á, mặc dù bò nhà có nguồn gốc từ các quần thể bò rừng châu Âu
Tất cả động vật có vú đều có khả năng sinh ra sữa, tuy nhiên vì mỗi loài lại có nhu cầu khác nhau và sống trong những môi trường khác nhau, nên sữa của các loài cũng rất khác nhau về hàm lượng của các thành phần trong sữa.
Con người không nên uống sữa ngoài thời kỳ sơ sinh vì đa số người trưởng thành ngày nay không thể thực sự tiêu hóa sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác, nếu bạn cố uống thì sẽ đau bụng đấy. Lactose là đường chính trong tất cả các loại sữa của động vật có vú, và mọi người sinh ra đều có loại gen giúp mã hóa lactase, một loại enzyme xử lý lactose.
Lactose là đường chính được chủ yếu tìm thấy trong sữa, chiếm khoảng 2-8% về khối lượng. Cái tên có nguồn gốc từ Latin, có nghĩa là sữa, cộng thêm đuôi -oza dùng để đặt tên đường. Tên hệ thống của nó là β-D-galactopiranozyl-β-D-glucopiranozơ. Lactose cung cấp đường glucose và galactose cho cơ thể. Sữa mẹ chứa 7,2% lactose , chỉ có 4,7% là lactose trong sữa bò bò, sữa bò cung cấp tới 30% nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh. Mặc dù glucose có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, nhưng lactose là nguồn duy nhất cung cấp galactose.
Khi chúng ta còn bé, tất cả chúng ta đều có khả năng tiêu hóa sữa. Ruột non sản xuất lactase giúp phân hủy lactose thành glucose và galactose, để dễ dàng hấp thụ vào máu. Tuy nhiên, không rõ lý do gì, gen xử lý lactase thường biến mất dần vào khoảng thời gian chúng ta cai sữa mẹ. Hầu hết mọi người không sản sinh ra lactase nữa hoặc chỉ rất ít từ lúc 5 tuổi trở đi. Trong trường hợp không có lactase, lactose không tiêu hóa được và chỉ đọng lại ở đại tràng và lên men, gây ra tất cả các loại tác dụng phụ khó chịu.
Trước đây, nhiều khuyến cáo dinh dưỡng khuyên người dân nên thường xuyên bổ sung sữa bò vào chế độ ăn uống. Trong một đánh giá mới, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học Walter Willett, công tác tại Trường Y tế Công cộng Chan (Harvard – Hoa Kỳ) và cộng sự đưa ra những ý kiến ngược lại. Những người này cho rằng có quá ít bằng chứng khoa học chứng minh được sữa bò mang lại lợi ích cho sức khỏe như những gì nó được quảng cáo. Thậm chí, giáo sư Walter còn cho rằng, việc tiêu thụ quá nhiều sữa có thể gây hại cho cả cơ thể và môi trường. Giáo sư Walter nhấn mạnh, khi đưa ra một khuyến cáo nào đó, chúng ta nên dựa trên các bằng chứng khoa học có sức thuyết phục cao. Dựa trên những nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra các lập luận về tác hại của sữa bò trên tạp chí The New England. Bên cạnh đó, giáo sư Walter còn cho rằng việc chăn nuôi bò sữa ồ ạt sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Ông khẳng định, ngành công nghiệp bò sữa là yếu tố góp phần vào biến đổi khí hậu. Theo Web MD, giáo sư Walter không phải là người duy nhất e ngại về tác hại của sữa bò. Theo đó, nữ tiến sĩ Elizabeth Jacobs cũng là người có cùng quan điểm với giáo sư Walter. Tiến sĩ Elizabeth cũng là giáo sư dịch tễ học. Cô và các đồng nghiệp của mình vừa có những nghiên cứu về lợi ích và tác hại của sữa bò. Cô cho rằng chúng ta nên xem sữa bò như một nhóm thực phẩm riêng biệt. Người dùng nên có nhiều lựa chọn thực phẩm hơn để cung cấp protein và các dưỡng chất khác cho sức khỏe thay vì uống quá nhiều sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa.
Dung nạp được lactose chính là sự tiến hóa của con người:
Động vật có vú nuôi con bằng sữa. Để có thể tiêu hoá lactose, cần có một enzim gọi là lactase (β-D-galactozidaza), và enzim này tách phân tử thành hai đơn vị monosacarit của nó là glucose và galactose.
Nhưng qua quá trình tiến hóa, khoảng 5.000 năm trước, ở một số người ở miền nam Châu Âu, khi đã trưởng thành cơ thể vẫn tiếp tục sản xuất ra enzyme lactase (gọi là loại 'lactase vĩnh trú') giúp họ uống sữa mà không bị tác dụng phụ. Nhưng nhiều người Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ không có enzyme này, nên họ có thể bị đầy hơi, trướng bụng, đau bụng và thậm chí bị tiêu chảy khi uống nhiều sữa.
Một số người có sự đột biến gen, vì thế các gen lactase trong cơ thể họ vẫn tiếp tục hoạt động. Đôi khi gen này chỉ tiếp tục thêm một vài năm nữa, đôi khi suốt đời. 90% người Mỹ có gen lactase chức năng, vì thế, ở Mỹ sẽ là bất bình thường khi ai đó không dung nạp đường lactose. Nhưng trên toàn thế giới, có đến hơn 60% dân số mất khả năng xử lý lactose.
Nhưng những đột biến này xuất hiện ở Châu Á và Tây Phi từ 8000-10000 năm trước. Cụ thể thì những người chăn cừu và gia súc ở các khu vực này thường phải tiêu thụ nhiều sữa động vật và bắt đầu sản sinh nhiều lactose hơn so với người bình thường. Kết quả là hơn 90% người trưởng thành ở các khu vực trên dung nạp được lactose trong khi tỉ lệ này giảm mạnh, chỉ có 10% ở khu vực Đông Á - nơi nền kinh tế truyền thống không phụ thuộc vào gia súc và cừu.
Trong cuốn sách Hành trình Nhân Loại, tác giả Oded Galor đã nhắc tới chi tiết tiến hóa này để cho chúng ta thấy phát triển và tiến hóa đã giúp con người trở thành loài duy nhất đứng trên các loài khác như thế nào. Sẽ không quá khi nói rằng ông có thể là một trong những nhà tư tưởng tham vọng nhất hiện nay. Hành trình nhân loại là cuốn sách tổng hợp phần lớn công việc của Oded Galor.
Tất cả động vật có vú đều có khả năng sinh ra sữa, tuy nhiên vì mỗi loài lại có nhu cầu khác nhau và sống trong những môi trường khác nhau, nên sữa của các loài cũng rất khác nhau về hàm lượng của các thành phần trong sữa.
Con người đã tiến hóa để có thể uống được sữa bò:
Khả năng uống sữa là một ví dụ điển hình là một ví dụ hoàn hảo cho sự tiến hóa để giúp con người tồn tại tốt hơn trong tự nhiên.Con người không nên uống sữa ngoài thời kỳ sơ sinh vì đa số người trưởng thành ngày nay không thể thực sự tiêu hóa sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác, nếu bạn cố uống thì sẽ đau bụng đấy. Lactose là đường chính trong tất cả các loại sữa của động vật có vú, và mọi người sinh ra đều có loại gen giúp mã hóa lactase, một loại enzyme xử lý lactose.
Khi chúng ta còn bé, tất cả chúng ta đều có khả năng tiêu hóa sữa. Ruột non sản xuất lactase giúp phân hủy lactose thành glucose và galactose, để dễ dàng hấp thụ vào máu. Tuy nhiên, không rõ lý do gì, gen xử lý lactase thường biến mất dần vào khoảng thời gian chúng ta cai sữa mẹ. Hầu hết mọi người không sản sinh ra lactase nữa hoặc chỉ rất ít từ lúc 5 tuổi trở đi. Trong trường hợp không có lactase, lactose không tiêu hóa được và chỉ đọng lại ở đại tràng và lên men, gây ra tất cả các loại tác dụng phụ khó chịu.
Trước đây, nhiều khuyến cáo dinh dưỡng khuyên người dân nên thường xuyên bổ sung sữa bò vào chế độ ăn uống. Trong một đánh giá mới, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học Walter Willett, công tác tại Trường Y tế Công cộng Chan (Harvard – Hoa Kỳ) và cộng sự đưa ra những ý kiến ngược lại. Những người này cho rằng có quá ít bằng chứng khoa học chứng minh được sữa bò mang lại lợi ích cho sức khỏe như những gì nó được quảng cáo. Thậm chí, giáo sư Walter còn cho rằng, việc tiêu thụ quá nhiều sữa có thể gây hại cho cả cơ thể và môi trường. Giáo sư Walter nhấn mạnh, khi đưa ra một khuyến cáo nào đó, chúng ta nên dựa trên các bằng chứng khoa học có sức thuyết phục cao. Dựa trên những nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra các lập luận về tác hại của sữa bò trên tạp chí The New England. Bên cạnh đó, giáo sư Walter còn cho rằng việc chăn nuôi bò sữa ồ ạt sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Ông khẳng định, ngành công nghiệp bò sữa là yếu tố góp phần vào biến đổi khí hậu. Theo Web MD, giáo sư Walter không phải là người duy nhất e ngại về tác hại của sữa bò. Theo đó, nữ tiến sĩ Elizabeth Jacobs cũng là người có cùng quan điểm với giáo sư Walter. Tiến sĩ Elizabeth cũng là giáo sư dịch tễ học. Cô và các đồng nghiệp của mình vừa có những nghiên cứu về lợi ích và tác hại của sữa bò. Cô cho rằng chúng ta nên xem sữa bò như một nhóm thực phẩm riêng biệt. Người dùng nên có nhiều lựa chọn thực phẩm hơn để cung cấp protein và các dưỡng chất khác cho sức khỏe thay vì uống quá nhiều sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa.
Dung nạp được lactose chính là sự tiến hóa của con người:
Động vật có vú nuôi con bằng sữa. Để có thể tiêu hoá lactose, cần có một enzim gọi là lactase (β-D-galactozidaza), và enzim này tách phân tử thành hai đơn vị monosacarit của nó là glucose và galactose.
Nhưng qua quá trình tiến hóa, khoảng 5.000 năm trước, ở một số người ở miền nam Châu Âu, khi đã trưởng thành cơ thể vẫn tiếp tục sản xuất ra enzyme lactase (gọi là loại 'lactase vĩnh trú') giúp họ uống sữa mà không bị tác dụng phụ. Nhưng nhiều người Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ không có enzyme này, nên họ có thể bị đầy hơi, trướng bụng, đau bụng và thậm chí bị tiêu chảy khi uống nhiều sữa.
Một số người có sự đột biến gen, vì thế các gen lactase trong cơ thể họ vẫn tiếp tục hoạt động. Đôi khi gen này chỉ tiếp tục thêm một vài năm nữa, đôi khi suốt đời. 90% người Mỹ có gen lactase chức năng, vì thế, ở Mỹ sẽ là bất bình thường khi ai đó không dung nạp đường lactose. Nhưng trên toàn thế giới, có đến hơn 60% dân số mất khả năng xử lý lactose.
Nhưng những đột biến này xuất hiện ở Châu Á và Tây Phi từ 8000-10000 năm trước. Cụ thể thì những người chăn cừu và gia súc ở các khu vực này thường phải tiêu thụ nhiều sữa động vật và bắt đầu sản sinh nhiều lactose hơn so với người bình thường. Kết quả là hơn 90% người trưởng thành ở các khu vực trên dung nạp được lactose trong khi tỉ lệ này giảm mạnh, chỉ có 10% ở khu vực Đông Á - nơi nền kinh tế truyền thống không phụ thuộc vào gia súc và cừu.
Trong cuốn sách Hành trình Nhân Loại, tác giả Oded Galor đã nhắc tới chi tiết tiến hóa này để cho chúng ta thấy phát triển và tiến hóa đã giúp con người trở thành loài duy nhất đứng trên các loài khác như thế nào. Sẽ không quá khi nói rằng ông có thể là một trong những nhà tư tưởng tham vọng nhất hiện nay. Hành trình nhân loại là cuốn sách tổng hợp phần lớn công việc của Oded Galor.