This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Có phải loài người sắp phải đối mặt với cuộc Đại Tuyệt Chủng lần thứ 6?

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
Trải qua gần 4 tỷ năm lịch sử, Trái Đất đã trải qua không ít những thăng trầm biến động. Theo thống kê, có tới khoảng 20 cuộc tuyệt chủng lớn nhỏ khác nhau mà hành tinh của chúng ta phải hứng chịu.

Trong đó phải kể đến 5 cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất từ trước đến nay:tuyệt chủng Ordovic - Silur, tuyệt chủng Devon, tuyệt chủng Permi - Trias, tuyệt chủng Trias - Jura và tuyệt chủng Creta - Paleogen. Dù phải đối mặt với không ít "thăng trầm sóng gió", Trái Đất vẫn đứng vững và phát triển cho tới tận ngày hôm nay.

Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã cảnh báo Trái Đất đang bước vào cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 với tình trạng nhiều loài biến mất và số lượng cá thể loài sụt giảm. Và có thể nói, con người với các hoạt động phá rừng, gia tăng dân số, săn bắn trái pháp luật và gây ô nhiễm môi trường được coi là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc tuyệt chủng lần lần thứ 6 này.

Dưới đây là một vài dấu hiệu cụ thể được các nhà khoa học giải thích cho sự xuất hiện của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6.

Côn trùng đang biến mất dần với tốc độ kỷ lục chưa từng thấy trong lịch sử

Theo một nghiên cứu năm 2019, ước tính tổng số lượng cá thể của tất cả các loài côn trùng trên Trái Đất đang giảm 2,5% mỗi năm. Nếu xu hướng này không có dấu hiệu suy giảm, rất có thể Trái Đất sẽ không còn bất kỳ loài côn trùng nào vào năm 2119.


Số lượng quần thể bướm Monarch đang có dấu hiệu tụt giảm mạnh.
Đây được coi là một vấn đề rất ĐÁNG BÁO ĐỘNG, bởi các loài côn trùng như ong, bướm và các loài thụ phấn khác đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất trái cây, rau và hạt. Hơn nữa, bọ là nguồn thức ăn cho nhiều loài chim, cá và động vật có vú. Việc loài bọ biến mất đồng nghĩa với việc con người sẽ khó có thể tìm được các nguồn thức ăn như cá và các loài động vật khác.

Có đến một nửa tổng số cá thể động vật đã biến mất

Một nghiên cứu năm 2017 đã tiến hành khảo sát các quần thể động vật trên khắp hành tinh (không chỉ côn trùng) bằng cách kiểm tra 27.600 loài động vật có xương sống. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một kết luận: hơn 30% trong tổng số các loài trên đang có dấu hiệu suy giảm về số lượng.


Tê giác đen đang gặp nguy hiểm vì thiếu môi trường sống do việc sử dụng đất của loài người cũng như vì nạn săn bắt trái phép.

Một số loài đang đối mặt với sự tụt giảm số lượng cá thể một cách mạnh mẽ, trong khi một số khác đang đứng trên bờ tuyệt chủng ở những khu vực nhất định. Các tác giả nghiên cứu cho biết sự tuyệt chủng cục bộ này chính là "khúc dạo đầu" cho đại tuyệt chủng của các loài động vật trên thế giới.

Hơn 26.500 loài trên thế giới đang đứng trên bờ tuyệt chủng, và con số này sẽ không chỉ dừng lại ở đó

Theo Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), có đến hơn 27% tất cả các loài trên hành tinh đang bị chuẩn bị đưa vào sách đỏ. Hiện tại, 40% động vật lưỡng cư, 25% động vật có vú và 33% các rạn san hô cũng đang phải đối mặt với tình trạng này.


Đười ươi Bornean là một trong số 10 động vật có nguy cơ tuyệt chủng hàng đầu.

IUCN cũng dự đoán 99,9% các loài cực kì nguy cấp và 67% các loài có nguy cơ tuyệt chủng sẽ biến mất trong vòng 100 năm tới.

Tỷ lệ tuyệt chủng trung bình của các loài chim, bò sát, lưỡng cư và các loài động vật có vú trong thế kỷ qua cao gấp 100 lần so với bình thường

Elizabeth Kolbert,
tác giả của cuốn sách "Sự tuyệt chủng thứ sáu" nói với National Geographic rằng 75% các loài động vật có thể bị tuyệt chủng trong khoảng vài thế kỉ tới.


1.700 loài lưỡng cư, chim và động vật có vú sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng đáng báo động trong 50 năm tới
Nhờ có việc con người khai thác và sử dụng đất hoang, cướp đi môi trường sống của động vật hoang dã mà theo ước tính, đến năm 2070, khoảng 1.700 loài sẽ mất 30% đến 50% phạm vi môi trường sống hiện tại. Cụ thể, 886 loài lưỡng cư, 436 loài chim và 376 loài động vật có vú sẽ bị ảnh hưởng bởi thiếu đất sống. Chính vì vậy, chúng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao hơn.

Khai thác gỗ và phá rừng nhiệt đới Amazon là một vấn đề nan giải

Khoảng 17% diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy trong năm thập kỷ qua, nguyên nhân chủ yếu là do con người đã phá rừng để mở đất phục vụ nhu cầu chăn thả gia súc (theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới). Theo thống kê, hoảng 80% các loài trên thế giới có thể được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới như Amazon, bao gồm cả loài báo Amur (loài báo đang sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng).


Một khu rừng rậm Amazon gần đây đã bị xóa sổ bởi những người khai thác gỗ và nông dân gần thành phố Novo Progresso, Brazil.

Thậm chí, ngay cả khi nạn phá rừng chỉ xảy ra trong một khu vực nhỏ cũng có thể khiến một loài động vật bị tuyệt chủng. Lý do là bởi một số loài chỉ sống ở những khu vực nhỏ và biệt lập với các loài xung quanh.


Loài báo Amur đang đứng trên bờ tuyệt chủng.

Hàng năm, hơn 18 triệu mẫu rừng biến mất trên toàn thế giới. Ngoài việc khiến động vật gặp nguy hiểm, việc phá rừng sẽ loại bỏ lớp vỏ cây giúp hấp thụ cacbon điôxít trong khí quyển. Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự nóng lên toàn cầu.

Các loài sinh vật biển và rạn san hô đang chết dần vì lượng khí thải nhà kính

Các đại dương trên Trái Đất hấp thụ khoảng 93% lượng nhiệt do từ khí thải nhà kính. Theo báo cáo, 2018 là năm đại dương có nhiệt độ nước ấm nhất từ trước đến nay. Các nhà khoa học nhận ra rằng đại dương đang nóng lên nhanh hơn 40% so với những gì họ nghĩ trước đây.


Nhiệt độ đại dương cao hơn và axit hóa nước khiến san hô trục xuất tảo sống trong các mô của chúng và chuyển sang màu trắng. Đây gọi là quá trình tẩy trắng san hô. Hậu quả là các rạn san hô đang chết dần từng ngày. Một thống kê cho thấy có khoảng 50% các rạn san hô trên thế giới đã chết trong 30 năm qua.

Không chỉ dừng lại ở đó, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy 82% các loài cá nước ngọt bản địa ở California có nguy cơ bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu. Hầu hết các quần thể cá bản địa được dự đoán sẽ sụt giảm đáng kể, và một số khác có thể sẽ bị tuyệt chủng.

Hiện tượng băng tan ở Bắc và Nam Cực góp phần làm tăng mực nước biển

Băng tan có thể làm tăng mực nước biển một cách đáng kể. Các dải băng ở Nam Cực đang tan nhanh gấp gần sáu lần so với những năm 1980. Điển hình, băng ở Greenland đang tan nhanh gấp bốn lần so với 16 năm trước, ước tính có đến hơn 400 tỷ tấn băng tan ở nước này trong năm 2012. Trong trường hợp xấu nhất, hiện tượng các dòng nước ấm nước ấm hơn sẽ xâm lấn các dòng sông băng, điều này khiến các tảng băng của Nam Cực và Greenland sẽ sụp đổ.


Theo một báo cáo từ Trung tâm Đa dạng sinh học, tình trạng nước biển dâng cao đang đe dọa sự sống của 233 loài động vật và thực vật ở 23 khu vực ven biển trên khắp Hoa Kỳ.

Báo cáo chỉ ra rằng 17% trong số tất cả các loài bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng của Hoa Kỳ sẽ khó có thể sống sót do mất môi trường sống, bao gồm hải cẩu tu sĩ Hawaii và rùa biển caretta.

Những cuộc tuyệt chủng trước đây đi kèm với các dấu hiệu cảnh báo, và chúng ta cũng đang phải đối mặt với những dấu hiệu ấy

Sự tuyệt chủng hàng loạt tàn khốc nhất trong lịch sử hành tinh được gọi là sự tuyệt chủng Permi-Triassic hay "Đại Tử Vong" (The Great Dying). Cuộc đại tuyệt chủng này xảy ra khoảng 252 triệu năm trước và nó đã quét sạch 90% sự sống trên Trái Đất.


Trái Đất đang nóng lên từng ngày.

Cụ thể, khoảng 95% sinh vật biển và 70% sự sống của các loại khác trên đất đã bị xóa sổ trong "The Great Dying'" .Tất cả sự sống trên hành tinh của chúng ta ngày nay đều xuất phát từ khoảng mười phần trăm động vật, thực vật và vi khuẩn sống sót sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt này.

Các nhà khoa học cho cuộc đại tuyệt chủng này xuất phát do sự phát tán và giải phóng khí nhà kính vào khí quyển từ các núi lửa Siberia. Điều này đã làm Trái Đất ấm lên một cách nhanh chóng, và trước đó đã có nhiều dấu hiệu cảnh báo. Thực tế, theo một nghiên cứu năm 2018, những dấu hiệu ban đầu đó đã xuất hiện trước 700.000 năm trước khi tuyệt chủng diễn ra.
Có thể thấy, các dấu hiện ấy có thể quan sát đến tận thời điểm này, nhưng phần nào đó ít nghiêm trọng hơn trước.

Tranh luận về việc liệu chúng ta có thực sự phải đối mặt với cuộc tuyệt chủng thứ sáu vẫn chưa đến hồi kết. Nhưng chắc chắn con người cần chịu trách nhiệm cho việc này

Các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về việc Trái Đất có thực sự chuẩn bị hứng chịu một cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt khác hay không. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều rằng: Tất cả những gì loài người làm với thiên nhiên hoang dã là vô cùng đáng trách.


Con người cần phải chịu phần nào trách nhiệm về sự sống của các loài động thực vật hoang dã.

Một nhà nghiên cứu đã từng nói với tờ National Geographic: "Có thể sẽ có rất ít hoặc chẳng có cuộc tuyệt chủng nào trong 100 năm qua nếu không có các hoạt động của loài người."

Thật vậy, loài người chúng ta gánh một phần trách nhiệm to lớn về những vấn đề môi trường toàn cầu này. Nó không chỉ đơn giản là sự an toàn của các loài động thực vật mà còn là sự an toàn của toàn bộ sự sống trên Trái Đất, bao gồm cả loài người. Những gì chúng ta đã và đang làm thật sự góp một phần lớn trong sự hình thành một cuộc đại tuyệt chủng trên toàn hành tinh.

Nguồn bài: Business Insider​
 

ovinguyen

Life is inherently sweet but also bitter.
Giờ là hiện tượng thời tiết bất thường, nắng thì nóng, lạnh thì lạnh cực, bệnh tật càng ngày càng nhiều....