Các ngữ hệ chính ở việt nam và khu vực | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Các ngữ hệ chính ở việt nam và khu vực

Cloud

Administrator
Có thể nói, một trong những cách chia về nguồn gốc, tộc người hữu hiệu nhất là sử dụng ngôn ngữ và hệ thống ngữ hệ. Bản thân chúng ta cũng vậy, đôi khi sẽ phát hiện một chữ nào đó trong tiếng nước ngoài gần đây tại sao lại phát ra đồng âm với tiếng Việt mình đến thế, âu cũng là thứ thú vị.

cac-ngu-he-chinh-cua-nguoi-chau-a.jpg

1. Ngữ hệ quan trọng nhất ở Khu vực xung quanh chúng ta, đừng chối cãi, là ngữ hệ Hán - Tạng. Bao gồm 3 loại tiếng chính sau:
Người Hán, một cách thần kỳ, đã đồng hóa gần như toàn bộ các dân tộc trong lãnh thổ của họ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, và ngôn ngữ mẹ đẻ nhiều người nói nhất trên thế giới: Tiếng Hoa. Tất nhiên có nhiều tiếng khác nhỏ hơn như tiếng Quảng, tiếng Quan thoại...

Người Tạng, tức Tây Tạng ấy. Đáng tiếc nhất là cho tới giờ Tây Tạng đã không còn là một quốc gia độc lập nữa. Free Tibet!

Người Miến, tức Myanmar. Đó cũng là điều lạ, nhưng khoa học đã chứng minh, họ cùng ngữ hệ với tiếng Hán. Đây là dân tộc duy nhất ở Đông Nam Á gần về chủng tộc nhất với người Hán.

2. Một ngữ hệ đáng thương nhất là Mông - Dao...
Đâu đó ở miền Nam Trung Quốc, trước sự xâm lăng của binh đoàn người Hán, mà các dân tộc manh mún nhưng rất riêng này đã chạy tán loạn, lên các vùng núi cao mà sống, trong đó có miền núi phía Bắc Việt Nam.

Nên nhớ: Dù họ chỉ là một nhóm dân tộc thiểu số, nhưng đó là một chủng tộc khác hẳn với cả chúng ta, cả người Hán và người Thái. Đi Sapa là phải để ý điều này, làm ơn giùm, đi Sapa không phải chỉ để ngắm ruộng bậc thang đâu nhé, đi Sapa và miền núi phía Tây Bắc là còn để xem và tìm hiểu về văn hóa của nhóm người đặc sắc này nữa đấy!

3. Ngữ hệ Nam Á, còn gọi là Môn-Khmer.
Có vẻ như đây chính là ngữ hệ bản địa của cả khu vực bán đảo Đông Dương rộng lớn này. Và thật bất ngờ, tiếng Việt chúng ta thuộc vào nó! Càng bất ngờ hơn, tiếng Việt và tiếng Khmer, lẽ ra theo tưởng tượng là 2 ngôn ngữ khác nhau nhiều nhất trong khu vực (tiếng Khmer là tiếng duy nhất không dấu, tiếng Việt có dấu), thì lại là 2 ngôn ngữ rất gần nhau.
Cái điểm đặc trưng nhất của tất cả các ngôn ngữ thuộc nhóm ngữ hệ này là cái nguyên âm rất khó, khó hơn hẳn tiếng Thái & tiếng Hoa, ở những cái vần có đuôi -ng nghe rất nặng nề.

Tiếng Khmer có vẻ như vẫn còn giữ được nét Nam Á nhất.

Tiếng Việt, may mắn thay vẫn còn được độc lập, dù một thời gian rất dài bị người Hán xâm lăng, đã cải biến rất nhiều, dùng hơn 60% từ vựng gốc Hán và nhiều thanh sắc kiểu Tàu.
Các tiếng Bana, Khơ-mú, đều thuộc ngữ hệ này.

(Lưu ý: Tây Nguyên có Bana thôi nhé, Ê-đê, Gia-rai lại thuộc ngữ hệ khác!)

4. Ngữ hệ Nam Đảo, đơn giản dễ hiểu, chính là ngữ hệ của dân xứ đảo.
Nhóm này rộng lớn, bao gồm nhiều thứ tiếng quan trọng (và thực ra nhìn hình thể của họ gần như nét hao hao giống nhau).
Tiếng Mã Lai. Tiếng Indonesia. Tiếng Philippines là 3 tiếng quan trọng của 3 quốc gia quan trọng.
Đảo Đài Loan trước khi bị người Hán chiếm cũng có tiếng bản địa Đài Loan, gọi là Formosa(!), cũng thuộc nhóm tiếng này.
Nước mình thì có người Chăm, người Ê-đê, Gia-rai có thể là do di cư từ các hòn đảo tới hồi mấy ngàn năm trước.
Nhóm ngữ hệ này rất rất nhiều nước coi là tiếng quốc gia. Xa xôi nhất là đảo quốc Madagascar bên châu Phi, hoặc cả Hawai nước Mỹ.

5. Ngữ hệ Thái-Kadai.
Nhóm này từ miền Nam Trung Hoa, bị người Hán đánh đuổi quá nên tản cư cũng nhiều.
Rực rỡ nhất của nhóm ngày có tiếng Thái của đất nước Thái Lan, tiếng Lào của nước Lào, tiếng Shan của người Shan bên Myanmar, và nhiều dân tộc Tày - Nùng - Thái trên đất Việt.

Vậy đó, chia làm 5 nhóm chính là hiểu ngay sơ lược các chủng tộc người trong nước mình và khu vực rồi nhỉ. Đi tới đâu cũng hiểu cơ bản nó có cái gì giống ta không.

Hán - Tạng - Miến (Tàu - Tây Tạng - Myanmar) chung nhóm.
Hmong - Dao chung nhóm.
Nam Á, hay Môn - Khmer (Việt - Mường - Khmer - Bana) chung nhóm.
Nam Đảo (Malaysia, Indonesia, Philippines, gốc Đài Loan, Chăm, Ê-đê, Gia-ray...) chung nhóm.
Thái - Ka đai (Thái, Lào, Choang, Shan...) chung nhóm.

Bài được viết từ Tài Talento link bài viết facebook.com/photo.php?fbid=2050075371682117&set=a.331271843562487&type=3&theater
 
Sửa lần cuối:


Top