Một hệ thống nước ngầm trên toàn hành tinh Đỏ sẽ rất có ích cho các sứ mệnh trong tương lai của nhân loại, đặc biệt là việc đi tìm sự sống trên sao Hỏa.
Theo Cnet, các mô hình mô phỏng trước đây chứng minh Hỏa tinh từng tràn đầy nước nhưng hiện đã thấm sâu dưới bề mặt. Một nghiên cứu đã tiếp tục chỉ ra bằng chứng địa chất đầu tiên về một "hệ thống nước ngầm trên toàn hành tinh", giải thích cho quá trình biến đổi hệ thống nước của sao Hỏa.
Miệng hố Schiaparelli chụp bởi tàu Mars Express ngày 15/7/2010. Ảnh: ESA.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht, do nhà khoa học Francesco Salese dẫn đầu đã xem qua những hình ảnh trên, nghiên cứu kĩ lưỡng 24 miệng núi lửa sâu ở bán cầu bắc sao Hỏa nhằm tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy nước từng chảy ở đó.
Phát hiện được công bố trên Tạp chí Journal of Geophysical Research: Planets chỉ ra rằng hầu hết miệng hố đều có dấu hiệu cho thấy chúng từng có nước chảy qua. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng sao Hỏa từng có trữ lượng nước lớn bị giam lại trong khoảng từ 4.000 đến 5.000m dưới mực nước biển Hỏa tinh.
"Sao Hỏa ban đầu là một thế giới nước, nhưng khi khí hậu của hành tinh thay đổi, nước rút xuống dưới bề mặt để hình thành các hồ và nước ngầm”, Salese cho biết. "Chúng tôi dò theo dấu vết nguồn nước này trong nghiên cứu của mình. Bởi quy mô và vai trò của nó là vấn đề tranh luận, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng địa chất đầu tiên về hệ thống nước ngầm trên toàn hành tinh ở sao Hỏa".
Sao Hỏa có thể đã từng chứa nước nhưng đã rút xuống dưới bề mặt hành tinh. Ảnh: ESA.
Các miệng hố cho thấy một loạt đặc trưng như bằng chứng về những thung lũng bị hình thành do xói mòn, sự hiện diện của bờ biển và địa chất bậc thang được tạo ra bởi nước đọng. Cũng có bằng chứng về đồng bằng châu thổ được hình thành do trầm tích nước chảy chậm, trong số 15 trên 24 miệng núi lửa. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nước đã chảy từ bên ngoài miệng núi lửa, điều khiến họ tin rằng nguồn của chúng là nước ngầm.
Bởi mọi miệng núi lửa đều cho thấy tàn dư địa chất hoạt động do nước trong khoảng 4.000-4.800m, nhóm nghiên cứu cho rằng tất cả các miệng hố mà họ nghiên cứu có thể được kết nối bởi cùng một hệ thống nước ngầm, song không thể chắc chắn nếu chỉ dựa trên bằng chứng này.
Mars Express là một nhiệm vụ thăm dò không gian thực hiện bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Ảnh: ESA.
"Những phát hiện như thế này cực kỳ quan trọng, giúp chúng ta xác định các khu vực trên sao Hỏa có triển vọng nhất tìm ra dấu hiệu của sự sống từng xuất hiện", Dmitri Titov, một nhà khoa học của dự án Mars Express cho biết.
Bằng chứng về nước trên Sao Hỏa cho thấy hành tinh có thể vẫn còn chứa nước ở thể lỏng. Tháng 7/2018, các nhà khoa học đã điều tra khối băng phía nam bằng radar tàu Mars Express, phát hiện khối băng có thể chứa một hồ nước mặn ở dạng lỏng. Đến ngày 19/2, một nhóm khác cho rằng hồ nước mặn đó có thể được tạo thành bởi hoạt động núi lửa gần đây từ bên trong lớp vỏ Sao Hỏa, và có thể có sự sống.
Phát hiện ra sự sống trên sao Hỏa sẽ là trọng tâm của nhiều nhiệm vụ trong tương lai, bao gồm cả nhiệm vụ Rosalind Franklin của ESA, dự kiến sẽ đáp xuống sao Hỏa vào năm 2020.
Theo Cnet, các mô hình mô phỏng trước đây chứng minh Hỏa tinh từng tràn đầy nước nhưng hiện đã thấm sâu dưới bề mặt. Một nghiên cứu đã tiếp tục chỉ ra bằng chứng địa chất đầu tiên về một "hệ thống nước ngầm trên toàn hành tinh", giải thích cho quá trình biến đổi hệ thống nước của sao Hỏa.
Những bằng chứng được gửi từ tàu quỹ đạo Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Mars Express được phóng vào năm 2003, liên tục bay quanh hành tinh Đỏ, trang bị một số máy ảnh có độ phân giải cao để chụp ảnh bề mặt sao Hỏa.Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht, do nhà khoa học Francesco Salese dẫn đầu đã xem qua những hình ảnh trên, nghiên cứu kĩ lưỡng 24 miệng núi lửa sâu ở bán cầu bắc sao Hỏa nhằm tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy nước từng chảy ở đó.
Phát hiện được công bố trên Tạp chí Journal of Geophysical Research: Planets chỉ ra rằng hầu hết miệng hố đều có dấu hiệu cho thấy chúng từng có nước chảy qua. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng sao Hỏa từng có trữ lượng nước lớn bị giam lại trong khoảng từ 4.000 đến 5.000m dưới mực nước biển Hỏa tinh.
"Sao Hỏa ban đầu là một thế giới nước, nhưng khi khí hậu của hành tinh thay đổi, nước rút xuống dưới bề mặt để hình thành các hồ và nước ngầm”, Salese cho biết. "Chúng tôi dò theo dấu vết nguồn nước này trong nghiên cứu của mình. Bởi quy mô và vai trò của nó là vấn đề tranh luận, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng địa chất đầu tiên về hệ thống nước ngầm trên toàn hành tinh ở sao Hỏa".
Các miệng hố cho thấy một loạt đặc trưng như bằng chứng về những thung lũng bị hình thành do xói mòn, sự hiện diện của bờ biển và địa chất bậc thang được tạo ra bởi nước đọng. Cũng có bằng chứng về đồng bằng châu thổ được hình thành do trầm tích nước chảy chậm, trong số 15 trên 24 miệng núi lửa. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nước đã chảy từ bên ngoài miệng núi lửa, điều khiến họ tin rằng nguồn của chúng là nước ngầm.
Bởi mọi miệng núi lửa đều cho thấy tàn dư địa chất hoạt động do nước trong khoảng 4.000-4.800m, nhóm nghiên cứu cho rằng tất cả các miệng hố mà họ nghiên cứu có thể được kết nối bởi cùng một hệ thống nước ngầm, song không thể chắc chắn nếu chỉ dựa trên bằng chứng này.
Bằng chứng về nước trên Sao Hỏa cho thấy hành tinh có thể vẫn còn chứa nước ở thể lỏng. Tháng 7/2018, các nhà khoa học đã điều tra khối băng phía nam bằng radar tàu Mars Express, phát hiện khối băng có thể chứa một hồ nước mặn ở dạng lỏng. Đến ngày 19/2, một nhóm khác cho rằng hồ nước mặn đó có thể được tạo thành bởi hoạt động núi lửa gần đây từ bên trong lớp vỏ Sao Hỏa, và có thể có sự sống.
Phát hiện ra sự sống trên sao Hỏa sẽ là trọng tâm của nhiều nhiệm vụ trong tương lai, bao gồm cả nhiệm vụ Rosalind Franklin của ESA, dự kiến sẽ đáp xuống sao Hỏa vào năm 2020.