10 bí ẩn chưa có lời giải trong lịch sử Việt Nam | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

10 bí ẩn chưa có lời giải trong lịch sử Việt Nam

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
Xuyên suốt chặng đường lịch sử lâu dài hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, có biết bao câu chuyện bí ẩn, biết bao điều uẩn khúc mà qua lớp bụi phủ dày của thời gian có thể khiến hậu thế sẽ không bao giờ lý giải được. Đi tìm câu trả lời cho những ẩn số thiên cổ ấy, xét đến cùng mà nói, chính là cách lưu truyền, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vẹn toàn nhất.

Các vua Hùng trị vì bao nhiêu năm?


Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, triều đại các vua Hùng ở Việt Nam bắt đầu khi vua Kinh Dương Vương lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Triều đại này kéo dài đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm. Tính trung bình, mỗi thời vua Hùng Vương kéo dài khoảng… 150 năm?

an-so-1.jpg

Trung bình, mỗi vị vua Hùng có thọ mệnh khoảng 150 tuổi. (Ảnh: Internet)

Nghe thì có vẻ hơi ‘hoang đường’, vì gần như 18 đời vua Hùng đều sống thọ khoảng 150 tuổi, trong khi con người ngày nay khó có thể đạt đến được độ tuổi như thế, ngay cả như quốc gia Monaco, với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới cũng chỉ đến 90. Nhưng nếu chúng ta tra cứu lại lịch sử về những người đã từng sống ‘thọ nhất’, thì dù là con số 90, hay 150 năm không phải là hiếm, thậm chí còn thua xa các bậc tiền nhân đi trước.

Tuyển tập 12 quyển Vĩnh Thái Huyện Chí năm thứ 13 thời vua Càn Long nhà Đại Thanh đã được biên tập lại và xuất bản năm 1922 có ghi chép về người đàn ông tên là Trần Tuấn tự Khắc Minh, ngụ tại thôn Thang Tuyền, huyện Vĩnh Gia Sơn, tỉnh Phúc Kiến (nay là thôn Thang Trình, xã Ngộ Đông, huyện Vĩnh Thái). Người đàn ông này sinh năm 881 niên hiệu Hy Tông Trung nhà Đường (năm tân sửu) mất năm 1324 niên hiệu Thái Định Giáp Tử nhà Nguyên, hưởng thọ 443 tuổi.

an-so-2.jpg

Hình vẽ phác hoạ Trần Tuấn (Khắc Minh) nhà Thanh thọ 443 tuổi. (Ảnh: Internet)​

Một trường hợp sống thọ đáng kinh ngạc khác là danh y Lý Khánh Nguyên sinh năm 1677, mất năm 1933, hưởng thọ 256 tuổi. Lý Khánh Nguyên là danh y nổi tiếng cuối đời nhà Minh đầu nhà Thanh. Năm 100 tuổi ông đã được nhà vua trao tặng giải thưởng đặc biệt cho những cống hiến trong y thuật. Năm 200 tuổi ông bắt đầu giảng dạy trong trường đại học. Rất nhiều học sĩ phương Tây nghe danh tiếng đến xin được gặp ông.

an-so-3.jpg

Danh y Lý Khánh Nguyên thọ 256 tuổi. (Ảnh: Internet)

Và còn nhiều cái tên khác nữa, quý vị có thể tra cứu lại trong lịch sử. Vậy nếu so tuổi với Trần Tuấn và Lý Khánh Nguyên, thì 18 vị vua Hùng của chúng ta có khi còn bị coi là “đoản thọ” cũng nên! Đó là còn chưa nói đến người xưa còn rèn luyện dưỡng sinh, tu tâm, tu đạo, đời sống thanh cao, không khí mát mẻ, cảnh vật thơ mộng, đạo đức cao thượng, ít dục vọng… môi trường sống rất tốt cho sức khoẻ, hoàn toàn có thể đạt đến được độ tuổi như trên.

Ai sát hại Vua Đinh Tiên Hoàng?

Sử sách chính thống của Việt Nam đều ghi rằng người giết chết Đinh Tiên Hoàng – vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt là hoạn quan Đỗ Thích. Sử chép rằng, viên quan này mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn.

Tuy vậy, nhà giáo Hoàng Đạo Thúy và một số nhà sử gia gần đây cho rằng, Đỗ Thích không phải là thủ phạm giết vua. Vì Đỗ Thích chỉ là một viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh, dù có gan đến mấy cũng không thể liều lĩnh đến như vậy được. Một giả thuyết được đặt ra: Đỗ Thích chỉ là tấm bình phong che đậy cho thủ phạm thực sự, Lê Hoàn và Dương Vân Nga mới chính là thủ phạm.

Theo lý giải, việc Lê Hoàn làm Phó vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng với việc các trung thần chống đối có thể là biểu hiện cho thấy mưu đồ chiếm ngôi của Lê Hoàn. Hành động của Lê Hoàn nhiều khả năng đã có sự trợ giúp của Dương Vân Nga.

an-so-5.jpg

Nghi án lịch sử! (Ảnh: Internet)

Dương Vân Nga, có thể giữa bà và các hoàng hậu khác (Tiên Hoàng có những 5 hoàng hậu) đã xảy ra cuộc đua giữa họ về tương lai của ngôi thái tử. Do yếu thế trong cuộc cạnh tranh này, Dương Vân Nga đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa.

Do vậy, dù động cơ có phần khác nhau, Dương hậu đã cùng Lê Hoàn tiến hành vụ ám sát chấn động lịch sử và dùng Đỗ Thích như một hình nhân thế mạng.

Lê Long Đĩnh có thật là vị vua tồi tệ nhất lịch sử?

Trong chính sử Việt Nam, Lê Long Đĩnh được mô tả là người bạo ngược, tính hay chém giết, ác bằng vua Kiệt, vua Trụ ngày xưa. Ông nổi danh vì những thú vui tàn ác như tra tấn tù binh bằng các cách thức man rợ: lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc cho tóe máu…

an-so-6.jpg

Ông được kể là một ông vua ưa chém giết! (Ảnh minh hoạ: Internet)

Do sống dâm dục quá độ nên Lê Long Đĩnh mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là “Ngọa-triều”.

an-so-7.jpg

Hay hoang dâm vô độ! (Ảnh minh hoạ: Internet)

an-so-13.jpg

Tuy vậy giới sử học Việt Nam gần đây đã có những cách nhìn khác về vị vua tai tiếng này.

Nhiều nguồn sử liệu khẳng định, Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo và sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng…

Đại Tạng Kinh chữ Hán – bảo vật vô giá của Phật giáo và của văn hóa thế giới. Bộ sách đó, theo lịch sử Phật giáo, là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao gian truân khổ ải dày công thu thập, sưu tầm và dịch thuật suốt 1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 (đời Tống Thái Tổ) mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản phải mất 12 năm).

an-so-8.jpg

Kho mộc bản Đại Tạng Kinh. (Ảnh: Internet)​

Bộ sách đó không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn hàm chứa rất nhiều lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán học, y dược… Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn quân? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi xin kinh sách về cho Phật giáo, ông vua đó có thể nào “lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc”?

Ngoài Kinh Đại Tạng ra, Lê Long Đĩnh còn xin nhà Tống cả “Cửu Kinh” gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên “nhập” vào nước ta, tất cả đều là do Lê Long Đĩnh cho người đi lấy về cùng một lần.

an-so-9.jpg

Cuốn Kinh Dịch, một trong “cửu kinh” đã được mang về nước ta thời vua Lê Long Đĩnh. (Ảnh: Internet)

Lê Long Đĩnh cũng là một ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã “Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống” (theo Đại Việt sử ký toàn thư). “Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi“.

Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một “tư duy kinh tế” vượt xa thời đại mới biết “xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu”, tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. “Tư duy kinh tế” đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây. Một hôn quân có nghĩ ra được điều này không ?

an-so-14.jpg

Vậy có thật vua Lê Long Đĩnh là một hôn quân bạo ngược, hay là một vị vua anh minh tài giỏi trong lịch sử nước ta? (Ảnh minh hoạ: Internet)

Trước khi chết ở độ tuổi 24, Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải “ngọa triều”, ông vua đó có thể làm được những chuyện ý nghĩa như vậy không?

“Không ngồi được” sao 6 lần cầm quân đánh giặc? – trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải có sức vóc, người “dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được” thử hỏi làm sao có thể đảm đương nổi việc này?

(Còn nữa)
 

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
10 bí ẩn chưa có lời giải trong lịch sử Việt Nam (Phần 2)

Ai là tác giả bài thơ Nam Quốc Sơn Hà?

Bài thơ Nam quốc sơn hà được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam, gắn với tên tuổi của danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105) và thắng lợi trước quân Tống xâm lược tại sông Như Nguyệt. Hiện nay, nhiều người vẫn ngộ nhận tác giả bài thơ là Lý Thường Kiệt.

an-do-22.jpg

“Nam Quốc Sơn Hà” có thực sự là của Lý Thường Kiệt? (Ảnh: Internet)

Tất cả sử liệu Việt Nam, từ chính sử đến dã sử đều không nhắc đến tác giả bài thơ. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi rằng, vào một đêm, quân sĩ nhà Lý chợt nghe thấy có tiếng đọc to bài thơ này được trong đền Trương tướng quân. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam Chích Quái cho rằng: “Thần nhân tàng hình ở trên không” đã đọc bài thơ. Cũng theo Lĩnh Nam Chích Quái, bài thơ đã xuất hiện từ thời Lê Hoàn chống Tống và cũng được đọc trên con sông Như Nguyệt.

Nguồn gốc bí ẩn đó đã khiến Nam quốc sơn hà được người đời coi là một “bài thơ Thần”.

Ai là thủ phạm trong thảm án Lệ Chi Viên?

Cho đến nay, vụ án Lệ Chi Viên với cái chết bí ẩn của vua Lê Thái Tông và việc tru di tam tộc quan đại thần Nguyễn Trãi vẫn là đề tài bàn luận sôi nổi của giới nghiên cứu sử học Việt Nam.

Theo sử sách, ngày 4/8/1442, vua về Lệ Chi (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi với Vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi, khi ấy đã vào tuổi 40, rất được nhà vua yêu quý vì sắc đẹp, văn hay. Tại Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng hà.

Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ít lâu sau đó. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ.

an-do-227.jpg

Nguyễn Trãi sau khi đại thắng quân Minh đang thanh thản gác kiếm viết lại bài cáo Bình Ngô (bình Ngô Đại Cáo) lừng danh. (Ảnh: Internet)

Sau này, nhiều sử gia đã tán đồng với giả thuyết cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh – vợ thứ vua Lê Thái Tông.

Về động cơ, thứ nhất là do bà đã có sẵn tư thù với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Thứ hai là do thời đó, nhiều người trong triều dị nghị rằng Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Thái tử Bang Cơ không phải là con Vua Thái Tông, sợ Nguyễn Trãi gièm pha nên bà đã sai người sát hại vua rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.

Vì sao vua Quang Trung băng hà?

Vào tuổi tứ tuần, giữa lúc chuẩn bị mở một chiến dịch tổng lực để tiêu diệt liên minh Nguyễn Ánh – quân Pháp, hoàn thành việc thống nhất đất nước, đồng thời nỗ lực giành lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông từ nhà Thanh, hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà. Biến cố này là một trong những nghi vấn lớn nhất của lịch sử Việt Nam.

an-do-223-1024x754.jpg

Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. (Ảnh: Internet)

Có nhiều nguyên nhân về cái chết của vua Quang Trung, giả thuyết của sách Nhà Tây Sơn viết: “Vua Quang Trung chết chỉ vì bệnh huyết áp cao, làm việc nhiều, suy nghĩ nhiều bị đứt mạch máu…“. Căn cứ thời điểm vua Quang Trung mất cũng là lúc Nguyễn Phúc Ánh đã chiếm được Gia Định và kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Quang Trung đang sắp đặt chuẩn bị kéo đại binh vào Gia Định đánh một trận quyết không cho Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát.

Mọi việc sắp đặt xong thì nhà vua ngã bệnh và bệnh mỗi ngày một nặng, bèn triệu trấn thủ Nghệ An Trần Quang Diệu vào Phú Xuân bàn chuyện dời đô ra Nghệ An và cất quân đánh Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng rồi biết mình không còn sống lâu được nữa, liền trối: “Ta mở mang bờ cõi, nay bệnh tình không thể khá được, mà Thái Tử thì còn nhỏ. Phía trong thì bọn quốc cừu hoành hành ở Gia Định. Còn anh ta thì tuổi già, cầu an, không lo hậu họa. Ta chết rồi, trong vòng một tháng phải lo việc tống táng cho xong. Các khanh phải đồng phò Thái Tử và sớm lo việc thiên đô để khấu chế thiên hạ. Nếu không vậy, binh Gia Định kéo đến, các khanh không có đất chôn thây.” Nhà vua nói xong rồi băng.

Lại có người bảo vua Quang Trung bị “thượng mã phong”, hoặc có người độc miệng hơn cho rằng: nhà vua bị Ngọc Hân Công Chúa ám hại bằng cách bỏ thuốc độc vào rượu cho vua uống. Ngoài ra, còn một giả thuyết khác khá hoang đường khác về cái chết của vua Quang Trung, đó là ông đã bị trúng tà thuật từ chiếc áo bị yểm bùa do vua Càn Long của nhà Thanh ban tặng. Một biến thể của giả thuyết này là chiếc áo kể trên đã bị tẩm thuốc độc…. Vậy rốt cuộc nguyên nhân nào gây ra cái chết của vua Quang Trung?

an-do-225.jpg

Cái chết của vua Quang Trung khiến không ít người thắc mắc. (Ảnh: Internet)

Theo chính sử nhà Nguyễn, hoàng đế Quang Trung chết vì một chứng bệnh kỳ bí, bắt đầu từ một cơn đột quỵ khiến ông rơi vào trạng thái mê man nhiều ngày. Chứng bệnh này sử gia nhà Nguyễn giải thích như sự trừng phạt của Thần Thánh dành cho việc quân đội của ông đã xâm phạm các tôn lăng của chúa Nguyễn khi chiếm thành Phú Xuân (Huế).

Cụ thể, theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện ghi rằng: “Huệ trong lúc lấy kinh đô Phú Xuân có mạo phạm đến lăng tẩm của Liệt Thánh. Một ngày kia đương ngồi, thình lình bắt đầu xây xẩm rồi ngã ra hôn mê. Mơ màng thấy một lão trượng đầu bạc, áo trắng, cầm gậy sắt từ không trung đi đến, mắng rằng: ông cha mày đều sinh ở đất vua, mày sao dám mạo phạm đến lăng tẩm. Nói vừa dứt lời liền lấy gậy sắt đánh nơi trán Huệ. Huệ ngã xuống bất tỉnh hồi lâu mới tỉnh lại. Từ ấy bệnh càng ngày càng nặng, mới triệu viên trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về thương nghị việc dời đô ra Nghệ An“.

Chúng ta đều biết về truyền thuyết Chùa Thiên Mụ ở Huế, kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

an-do-226.jpg

Ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi. (Ảnh: Internet)

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.

Những lời “sấm truyền”, tiên tri hay dự ngôn của các bậc thánh hiền rất nhiều, tất cả đều dựa vào các tín ngưỡng về Thần, Phật, Đạo trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc. Vậy nên, nếu thuận theo Thần Phật thì sẽ được hưởng phúc báo, còn nếu ‘đắc tội’ với Thần Phật thì đương nhiên sẽ bị quả báo, đó là luật Nhân-Quả.

Vua Quang Trung cũng chỉ là một ‘con người’, vì thế, khi mạo phạm đến lăng tẩm của Liệt Thánh, ông hoàn toàn đều có thể bị báo ứng như bao người khác, trong trường hợp này ông mắc bệnh càng ngày càng nặng, và sau đó mất đi. Đây cũng là một bài học để cảnh tỉnh thế nhân, tôn kính Thần Phật là trân quý sinh mạng của chính mình!

Còn nữa...
 

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
10 bí ẩn chưa có lời giải trong lịch sử Việt Nam (Phần 3)

Vì sao có bể xương chùa Thầy?

Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) được dư luận quan tâm đặc biệt vì trong hang này có một chiếc bể chứa hàng nghìn bộ xương người.

Theo lời kể được truyền qua nhiều thế hệ, khi tìm thấy hang, người ta chứng kiến những bộ hài cốt này nằm trong một hố như cái giếng, nằm chồng chất lên nhau. Cách đây hàng trăm năm, người dân xây một chiếc bể vuông, tựa vào vách dùng để chứa hài cốt. Trên tấm bia ghi bên ngoài bể bằng tiếng Hán, dịch ra đại ý là “Lữ Gia chống Hán lưu sử sách/Bể hận ngàn xương mãi mãi ghi”.

an-do-135.jpg

Những bộ hài cốt này nằm trong một hố như cái giếng, nằm chồng chất lên nhau. (Ảnh: Internet)

Mới đây, chúng tôi đã phát hiện ra một số tài liệu giải mã chủ nhân của hàng ngàn bộ xương bí ẩn này. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, trước các công phu của các nhà sử học lỗi lạc Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên… câu chuyện đau thương bắt đầu từ một viên ngụy quan Lộ Văn Luật, người ở Thạch Thất (Hà Tây cũ), không rõ năm sinh, năm mất.

Nhà Hồ làm mất nước, Lộ Văn Luật đem thân phụng sự giặc Minh, giúp giặc đàn áp người dân Việt đang chịu muôn vàn khổ nhục dưới ách đô hộ. Được giặc sử dụng làm tướng, không rõ Lộ Văn Luật đã tham gia đàn áp bao nhiêu trong số hơn 60 cuộc khởi nghĩa của người Việt đương thời.

Chỉ biết đến tháng 7 năm 1419, Lộ Văn Luật đã là tướng tiên phong của Tổng binh Lý Bân, đem quân đi đàn áp cuộc binh biến ở thành Nghệ An. Nguyên trước đó có một viên ngụy quan khác là Phan Liêu, tri phủ Nghệ An, do không chịu bức bách phải nộp vàng bạc cho quan quân nhà Minh, đã nổi dậy giết các quan nhà Minh.

an-do-136.jpg

Lộ Văn Luật đã là tướng tiên phong của Tổng binh Lý Bân, đem quân đi đàn áp cuộc binh biến ở thành Nghệ An. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Bị Lý Bân kéo đến đàn áp, Phan Liêu không hạ nổi thành Nghệ An, bèn theo đường Thanh Hóa chạy trốn sang Lào. Lý Bân sai Lộ Văn Luật làm tiên phong truy đuổi, nhưng sai đi rồi lại gọi về bàn việc khác, khiến Luật lo sợ, hoài nghi, bỏ quân trốn đi mất. Bân bèn bắt hết người nhà và gia thuộc của Lộ Văn Luật.

Lộ Văn Luật bỏ trốn về quê ở Thạch Thất, tập hợp nhân dân dựng cờ khởi nghĩa. Người dân thấy có người tụ nghĩa chống Minh thì ùn ùn kéo theo. Lý Bân đem quân đến đánh, tháng 4 năm 1420 thì dập tắt cuộc khởi nghĩa đang trong thời kỳ trứng nước.

Vẫn sách đã dẫn, chép rất cô đọng: “Lộ Văn Luật chạy sang Ai Lao (Lào – PV), dân chúng thì trốn vào hang núi Phật Tích và An Sầm (những tên cũ của hang động núi Chùa Thầy mà PV VTC News đã khám phá). Quân Minh dỡ nhà hun động, người trong động bị khói lửa hun đều chết, người nào ra hàng cũng bị giết sạch, vợ con thì bị bắt làm nô tỳ”.

Nhưng chỉ ít dòng đó thôi, cũng vẽ rõ chân dung người cầm đầu cuộc khởi nghĩa. Giặc đến thì bán nước cầu vinh, giết hại đồng bào. Khi có chút tỉnh ngộ về bản chất kẻ thù, ông ta tỏ chút chí khí, bỏ giặc mà đi, họp dân khởi nghĩa.

Khi bị thua trận, chút chí khí ít ỏi của ông biến mất. Một thân bỏ chạy hàng trăm dặm trốn sang xứ khác, để mặc những lương dân mến nghĩa chịu số phận thảm khốc trong ngọn lửa hung tàn của quân giặc. Có thể thấy rõ họ là những lương dân nước Việt, mến nghĩa đem thân chống giặc, chẳng may sa cơ bỏ mình. Đây cũng là một giả thiết rất hợp tình hợp lý.

an-do-138.jpg

Những lương dân nước Việt, mến nghĩa đem thân chống giặc, chẳng may sa cơ bỏ mình. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lữ Gia là tướng nhà Triệu, nước Nam Việt (thế kỷ 2 TCN). Dưới triều Thuật Dương Vương (111 TCN), ông giữ chức Tể tướng. Tuy vậy, giới sử học và khảo cổ Việt Nam đưa ra nhiều phỏng đoán khác về nguồn gốc bể xương này.

Vậy câu trả lời chính xác cho chủ nhân của những di cốt tại hang động núi Chùa Thầy là ai?

Vua Khải Định có phải là cha của vua Bảo Đại?

Vua Khải Định (1885 – 1925), là vị Hoàng đế thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông có tất cả 12 bà vợ, nhưng chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con bà Hoàng Thị Cúc, người sau này là vua Bảo Đại.

Theo sử sách chép lại, vua Khải Định bị bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Điều này đã gây ra nhiều đồn đại về việc ai là người cha thực sự của vua Bảo Đại.

an-do-139.jpg

Vua Khải Định, Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Nhiều ý kiến cho rằng, nàng hầu Hoàng Thị Cúc đã có thai từ trước khi vào cung, nhưng vẫn được vua Khải Định công nhận sau khi Vĩnh Thụy ra đời. Hồi ký của một số người trong hoàng tộc Nguyễn đồng ý với nhận định này và còn đưa ra khẳng định rằng, Hoàng tử Vĩnh Thụy chỉ là con nuôi của vua Khải Ðịnh.

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 (tức 23 tháng 9 năm Quý Sửu) tại Huế, cha là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, tức Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc tức bà Từ Cung sau này. Các vị hoàng thân quốc thích đã kể thêm về điều đó cho nhà nghiên cứu Huế là ông Nguyễn Đắc Xuân và ông Xuân đã viết lại như sau:

“Vua Đồng Khánh sinh được sáu trai và hai gái, nhưng chỉ nuôi được một trai là Bửu Đảo và hai gái là công chúa Ngọc Lâm và công chúa Ngọc Sơn. Gia đình vua Đồng Khánh với bà Thánh Cung (con đại thần Nguyễn Hữu Độ) và bà Tiên Cung (họ Dương, mẹ đẻ Bửu Đảo sau này là vua Khải Định) hằng hy vọng Bửu Đảo sẽ là người nối dõi tông đường, bảo vệ được những gì vua Đồng Khánh đã vun đắp được trong thời gian ở ngai vàng (1885-1888)”.

Khi Bửu Đảo đến tuổi lập phủ thiếp, hai bà vui mừng đi cưới con quan đại thần Trương Như Cương cho con trai mình ngay. Cuộc hôn nhân này thật tuyệt vời: làm rể họ Trương vừa có thế lực vừa được của cải, biết đâu “trời đất đoái hoài”, Bửu Đảo được chọn làm vua. Nào ngờ vợ chồng Bửu Đảo ăn ở với nhau không có hạnh phúc. Ngày đêm Bửu Đảo chỉ ham thích đánh bạc không ngó ngàng chi đến bà vợ mới cưới.

an-do-1313.jpg

Ngày đêm Bửu Đảo chỉ ham thích đánh bạc, chơi bời, không ngó ngàng chi đến bà vợ mới cưới. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Lúc đầu, gia đình họ Trương còn giữ ý tứ cho ông hoàng Phụng Hoá Công (tước của Bửu Đảo lúc chưa làm vua) nhưng về sau Bửu Đảo cứ ép vợ về lấy tiền hoài, Trương gia rất bất bình đã mắng chàng rể là “đồ bất lực vô hậu”.

Biết chuyện con trai duy nhất của mình “bất lực” và sẽ “không có hậu”, hai bà Thánh Cung và Tiên Cung buồn bã, thất vọng não nề, suốt ngày than thở cùng nhau về hậu vận. Và cứ thế, nỗi lo lắng chồng chất làm cho ngày đêm mất ngủ, ngày biếng ăn… sức vóc của hai bà ngày càng sa sút, tiều tụy… Tuy ham mê cờ bạc nhưng Bửu Đảo là đứa con có hiếu, thấy hai bà mẹ đau buồn như thế ông cũng lo.

Ông đem chuyện tâm sự với một người trong hoàng tộc bậc ông nhưng tuổi tác lại đồng trang với cháu. Vị hoàng thân đó là Hường Đ (Hường Để, sinh năm 1885). Trong nhiều năm lui tới trà, rượu, bài bạc với cháu là Bửu Đảo, Hường Đ đã được người cháu giúp đỡ những lúc thiếu thốn. Do đó, lần này thấy Bửu Đảo muốn san sẻ một phần khó khăn của mình, Hường Đ đã ra tay giúp cháu…

Bửu Đảo đã rất vui mừng khi nghe Hường Đ dựng nên câu chuyện sau đây: “Phụng Hoá Công vốn là người bất lực. Nhưng một hôm, Công bắn được một con chồn hương, người nhà đã hầm con chồn hương với sâm, nhung và nhiều vị thuốc bổ dưỡng khác. Buổi tối, Công uống rượu và ăn món hầm đại bổ ấy… liền cảm thấy hứng khởi và nổi cơn đòi phụ nữ… Giây phút sinh lực trần thế đột ngột, sợ nó tan biến đi nên sẵn có cô Hoàng Thị Cúc đang ở trong nhà, Công cho gọi đến và may mắn sao cô Cúc đã thọ thai”.

an-do-1311.jpg

Cô Cúc có thai với Bửu Đảo. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Tin cô Cúc có thai với Bửu Đảo đến tai bà Tiên Cung, bà Thánh Cung và những thân thích trong gia đình Phụng Hoá xem như một “phép lạ”!

Để xác minh thực hư, các bà đã sai đào một cái hố (sâu khoảng 2 tấc) bảo cô Cúc nằm sấp, để cái bụng có mang nằm lọt dưới hố, rồi dùng roi đánh tra hỏi cô Cúc đã lấy ai mà dám vu cho Phụng Hoá Công. Cô Cúc cắn răng chịu đựng hình phạt và chỉ đinh ninh một lời khai là đích thị có mang với Bửu Đảo. Thế là các bà mừng rỡ công bố cho hoàng tộc biết Phụng Hoá Công sắp có con. Và lúc ấy trong hoàng tộc dù tin hay ngờ đều phải nhận như thế.

Sự thật, theo ông Phan Văn Dật và ông Ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Đắc Vọng thì không có chuyện Bửu Đảo ân ái với cô Cúc và cô Cúc may mắn mang thai. Cô Cúc đã mang thai với chính Hường Đ từ trước. Được Hường Đ nhường cho đứa con, Bửu Đảo rất hàm ân người. Để đền ơn, Bửu Đảo đã giúp đỡ Hường Đ rất nhiều về quan tước cũng như vật chất, tiền bạc.

an-do-1310.jpg

Bửu Đảo ân ái với cô Cúc và cô Cúc may mắn mang thai, rồi sau này sinh hạ ra vua Bảo Đại? (Ảnh minh hoạ: Internet)

Khoảng năm 1912 Hường Đ và Hoàng tử Bửu Đảo là đôi bạn thân ăn một mâm nằm một chiếu. Ngày 22-10-1913 Vĩnh Thụy ra đời thì một tháng rưỡi sau (7-12-1913) Ưng Linh, con chính thức của Hường Đ cũng ra đời. Hai cậu bé này lớn lên đều to béo khoẻ mạnh giống nhau, ảnh của hai người đặt cạnh nhau thấy giống như anh em ruột.

Vậy sự thật có phải như vậy không? Nếu đúng như vậy thì có khác nào sự việc Lã Bất Vi buôn vua bán chúa, dựng nên một Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa thời Xuân Thu-Chiến Quốc đâu chứ? Đây sẽ mãi là một giai thoại cho hậu thế bình phẩm mà không có hồi kết.
 

Vthanhle

Gà con
Mình cũng nghi ngờ cái vụ nhà Đinh nhường ngôi cho Lê Hoàn, rồi sau đó Lê Hoàn lại phong Dương Vân Nga làm hoàng hậu!
Nói chung bây giờ cách cả nghìn năm, nghi ngờ thì cũng chỉ biết như vậy thôi!
 

quocxayda

Búa Gỗ
Tiếp đi chủ thớt
 

Kim The

Gà con
toàn những kiến thức lịch sử hay thôi. Trước cũng thích học lịch sử nhưng giờ quên khá nhiều kiến thức
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
cái gì em k biết chứ riêng đất huế đúng là nơi em chả muốn rời xa,
sáng sớm bơi lên đồi chầm, mây phủ sương mù quấn quít, chiều chiều ra thiên mụ nhìn dòng sông lơ đãng, tối về lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm kim long phú mộng. nhớ lại lời hẹn ước ngày xưa bỗng bật cười trong nước mắt, 10 năm lưu lạc tphcm, được mất thành bại cũng như 1 giấc mộng đêm hè.
Những câu chuyện về thiên mụ, về lăng tẩm đất huế đa phần là đúng, dù chỉ là thần thoại hay truyền miệng nhưng em vẫn tin
 

nvhao

Búa Đá
Tài khoản bị khóa
Mình đã đọc nhiều bào viết của bạn thực sự nó rất hay, mong bạn sẽ sưu tầm và chia sẻ cho mình và tất cả mọi người cùng biết, để dân ta phải biết sử ta chứ không phải nói câu đó suông rồi phổ biến sử tàu. Thật sự cảm ơn bạn.
 

Aventurine

Gà con
Điều này là rất thú vị với tôi! Tôi đến từ latvia! Tôi đã nghiên cứu lịch sử Nhật Bản và Trung Quốc. Bây giờ tôi muốn nghiên cứu của bạn. Thật thú vị khi bạn viết bằng chữ chứ không phải bằng chữ tượng hình, rất tiện lợi.
 

quangcaobedo

Gà con
Ô mấy cái kiểu như cung đấu này dựng thành phim được ấy nhỉ, cho thế hệ sau còn biết nhiều thêm chứ phim sử mình cũng quá ít đi.
 


Top