Huawei (
phiên âm tiếng Việt: Hoa Vi), tên đầy đủ là
Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Hoa Vi (
/ˈhwɑːˌweɪ/;
giản thể: 华为;
phồn thể: 華為;
bính âm:
Huáwéi hay 华为技术有限公司; tiếng Anh: Huawei Technologies Co. Ltd.) là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại
Thâm Quyến,
Quảng Đông,
Trung Quốc.
Huawei được thành lập năm 1987 bởi
Nhậm Chính Phi, một cựu kỹ sư của
Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Vào thời điểm thành lập, Huawei tập trung vào sản xuất các thiết bị chuyển mạch điện thoại, nhưng từ đó mở rộng kinh doanh bao gồm xây dựng
mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ và thiết bị tư vấn và vận hành cho các doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc, và sản xuất thiết bị truyền thông cho thị trường tiêu dùng.
[2][3] Tới cuối năm 2018, Huawei có khoảng 188.000 nhân viên,
[4] với khoảng 80.000 người tham gia vào các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).
[5] Hiện tại, Huawei có 21 trung tâm R&D trên toàn thế giới
[6][7] với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 15 tỉ $ (năm 2018).
[8]
Các sản phẩm của Huawei hiện có mặt tại hơn 170 quốc gia.
[9] Hơn 1.500 đối tác cũng giúp công ty này cung ứng sản phẩm và dịch vụ tới 1/3 dân số thế giới.
[10] Năm 2012, tập đoàn này đã vượt qua
Ericsson để trở thành công ty cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới,
[11] và tới năm 2018 thì chính thức vượt qua
Apple để trở thành nhà cung cấp
smartphone lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau
nhà sản xuất đến từ
Hàn Quốc là
Samsung Electronics.
[12] Huawei được
Fortune Global 500 xếp hạng 72 trong số các doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu.
[13] Tháng 12 năm 2018, doanh thu của công ty đạt 108,5 tỉ $, tăng 21% so với năm 2017.
[14] Hiện tại, Huawei cũng được coi là nhà cung cấp công nghệ
5G số 1 thế giới.
[15]
Dù có nhiều thành công về thương mại, tuy nhiên Huawei thường xuyên bị chỉ trích về những vấn đề
an ninh mạng, đặc biệt từ chính quyền
Hoa Kỳ khi cho rằng công ty này là
backdoor cho hệ thống gián điệp từ chính phủ Trung Quốc. Đặc biệt,
Washington đã có những động thái cấm các hoạt động của Huawei cùng nhà mạng
ZTE và các đối tác khác tại lãnh thổ nước này.
[16] Cuối năm 2018, Huawei bị cấm mọi hoạt động thương mại trên lãnh thổ Hoa Kỳ
[17] và tới ngày 19 tháng 5 năm 2019,
Google – nhà cung cấp hệ điều hành
Android cho các sản phẩm Huawei – cũng tuyên bố ngừng cung cấp cập nhật và phần mềm cho hãng này
[18]. Một số lượng lớn các nhà cung cấp và hiệp hội cũng đã cắt đứt quan hệ hoặc hạn chế kinh doanh với Huawei.