Xem cách những người giỏi phân tích vấn đề? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Xem cách những người giỏi phân tích vấn đề?

VNZ-WAD

Rìu Bạc Đôi
Một lãnh đạo từng khiến tôi thán phục đã dạy tôi rằng, trình tự thực ra rất đơn giản, nhất định phải xem xong trong 3 phút!
(Mỗi văn bản đều có một phong cách nhất quán, đầu tiên làm rõ nguyên nhân và lối tư duy, thêm một chút kỹ xảo thực tế. Không được chỉ thu thập, chỉ khen ngợi,…)
  1. Về cách phân tích vấn đề, rốt cuộc bạn và người ta khác nhau ở đâu?
Không biết bạn đã từng có cảm giác này chưa: lúc nào cũng cảm thấy bản thân là người kém hoạt bát nhất trong công ty.
Ví dụ, cấp trên đưa ra một câu hỏi, đồng nghiệp bên cạnh dù ít dù nhiều vẫn có thể đưa ra ý kiến, nhưng đến lượt bạn, bạn lại chẳng biết nói gì.
Một mặt là do bản thân bạn ít đọc sách, thiếu kinh nghiệm, vậy nên trong đầu không có bất kỳ phương án dự trù nào.
Mặt khác, cũng có thể là vì, bạn chưa nắm bắt được phương pháp phân tích và tư duy.
Kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề một cách độc lập, đối với người đi làm mà nói, đều rất mơ hồ. Giống như tôi của ba năm trước vậy.
Keke, đầu tiên kể chuyện này:
Năm 2016, tôi chuyển nghề vào một công ty chấm com (*công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực mạng Internet), trước lúc vào công ty, tôi gần như chưa từng làm ở công ty lớn nào có quá 50 người. Tôi khá hưng phấn, nhưng công ty càng nhiều người sẽ càng có nhiều vấn đề phát sinh.
Vậy nên, khoảng thời gian đầu mới làm việc, thực sự mỗi ngày tôi đều gặp phải những vấn đề dù lớn dù nhỏ không thể giải quyết.
Lấy ví dụ thế này:
Lần nọ, tôi có cho nhân viên thiết kế trong phòng làm vài trang đồ họa, còn dặn phải đưa trước giờ tan làm. Nhưng đến lúc tôi đến gặp cô ta đòi sản phẩm, cô ta đột nhiên nói, cô ta còn chưa làm. Lý do là vì, “tổng thanh tra” của phòng khác ngay giờ chiều bắt cô ta làm việc gấp.
Ngay lúc đó tôi hoàn toàn “phát hỏa” rồi: Cô là nhân viên thiết kế phòng chúng tôi, sao lại làm tranh cho người khác trước?
Là một nhân viên có cá tính mạnh, ngay lập tức tôi đi tìm CEO. (Không phải hoảng hốt, lúc đó quan hệ giữa tôi và sếp rất ổn, ở công ty cô ấy còn coi tôi là “đồ đệ”)
CEO hỏi tôi: Em nghĩ việc này phát sinh vấn đề ở đâu?
Tôi cây ngay không sợ chết đứng, đáp: Hoặc là, là lỗi của nhân viên thiết kế, làm việc không biết trước biết sau; hoặc là, là lỗi của tổng thanh tra kia, chen chân làm loạn phòng người khác. Nói tóm lại, chính là hai người làm chuyện này này có vấn đề.
CEO nghe xong lời trách cứ của tôi, rút ra một tờ giấy, dùng bút chì đưa ra vài điểm, sau đó, đưa trách nhiệm cuối lên quy trình làm việc của công ty.
Chị nói:
Vấn đề này phát sinh là bởi, quy trình hợp tác giữa hai phòng còn chưa rõ ràng, việc tôi cần làm đầu tiên, không phải là trách mắng ai, mà là phải định ra chuẩn mực hợp tác qua các phòng. Viết rõ ra, quy trình hợp tác qua các phòng là thế nào, cần ai biết, ai phê chuẩn, ai là người chịu trách nhiệm. Nếu không giải quyết công việc dựa trên quy trình trên, mà chỉ là quen thói tìm đại một người, những việc làm tương tự như thế này vẫn sẽ tiếp diễn.
Đây là lần đầu tiên khi tôi đi làm cảm thấy bái phục cấp trên.
Người lợi hại, trong lúc phân tích vấn đề sẽ xem xét toàn thể, xem khâu nào xảy ra khúc mắc, còn những người kém cỏi (như tôi), trong lúc phân tích vấn đề chỉ có thể chỉ ra khiếm khuyết từ bề ngoài…

2) Tại sao cấp trên nghĩ tới, bạn lại không hề nghĩ tới?
Tại sao cấp trên nghĩ tới, bạn lại chẳng hề màng tới.
Là bởi vì người ta là cấp trên mà.
Không thừa thãi đâu, chính là nguyên nhân về thân phận.
Đối với cấp trên mà nói, toàn bộ nhân viên trong công ty, đều là những quân cờ của họ. Điều mà họ muốn làm, là khiến cho những quân cờ này kết hợp lại hoàn mỹ với nhau, từ đó thực hiện mục tiêu thắng lợi.
Mà nhân viên quèn như tôi, rất dễ biến đồng nghiệp thành đối thủ, chỉ cần tôi làm tốt là đủ rồi, người khác làm sai, tôi sẽ có cớ đi chỉ trích họ.
Cũng là bạn làm việc, sẽ nghĩ là, làm tốt việc mình chịu trách nhiệm là okela rồi, nhưng đối với công ty mà nói, có kiểu nhân viên có lối tư duy thế này thực ra không phải chuyện tốt đẹp gì.
Vì sao ư?
Bởi vì công ty là một hệ thống, phải nghĩ tới sự vận động trơn tru của hệ thống, giữa các phòng với nhau không nên xảy ra tranh cãi, mà phải cùng kết hợp với nhau, khiến cho mọi nhân tố về con người và hoạt động đều phải hướng về mục tiêu của toàn công ty làm hàng đầu.
Việc bạn có thể hay không, từ mỗi phân tầng của hệ thống mà xem xét vấn đề, sẽ quyết định xem bạn thực sự có thể phân tích vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ hay không.
Nói vậy là sao? Hãy đọc câu chuyện về cách quản lý dưới đây.
(Câu chuyện dưới đây là từ bậc thầy quản lý Peter Drucker, tôi có tinh giản một chút)
Có hai thợ điêu khắc ở bên đường đang phá đá.
Người thợ thứ nhất nói: “Ở trong thôn tôi khắc đá giỏi nhất.”
Người thợ thứ hai nói: “Tôi đang cùng mọi người xây thành.”
Giả sử hai người thợ đá cùng làm ở một công ty, và bạn là cấp trên của họ, bạn thấy việc làm của người thợ nào tốt hơn?
Đáp án đúng là người thứ hai.
Bởi vì người thợ thứ nhất, rất giống với loại người chúng ta hay gặp ở nơi làm việc:

TÔI KHÔNG CẦN BIẾT CÁC BẠN THẾ NÀO, DÙ SAO VIỆC TÔI PHỤ TRÁCH TÔI ĐÃ LÀM XONG RỒI! MÀ CÒN LÀM RẤT TỐT!
Trong tâm tưởng anh ta, cho rằng chỉ là có mình, chỉ có việc của mình.
Vậy còn người thợ khắc đá thứ hai thì sao?
Anh ta cho bản thân mình cùng người khác xây thành, vậy thì trong lòng anh cho rằng, chính việc cùng làm với những người thợ khác, là mục tiêu chung của công ty.
Vì thế, trong lúc anh ta làm việc, mỗi động thái đều là hướng về lợi ích chung của tập thể mà tiến hành.
Có thể nói, người thợ khắc đá thứ hai giống những vị cấp trên, hiểu được, xem xét mỗi tầng lớp của hệ thống. Đến mức anh ta không chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình, mà khi gặp phải khúc mắc, rất có thể sẽ giống cấp trên, tìm được nguyên nhân cơ bản làm rối toàn bộ.
Nói tới đây, cũng là đề cập tới: Một công ty, là một hệ thống.
Trong hệ thống này gồm ba yếu tố quan trọng:
  • Nguyên tố: Nhân viên
  • Quan hệ: quan hệ giữa nhân viên với nhân viên
  • Mục tiêu: vì lợi ích của toàn bộ công ty.
Vô số người đều vì một mục tiêu mà ở cùng với nhau, tạo nên hệ thống này.
Mà chúng ta ở công ty sẽ gặp phải vô số vấn đề, đều nên xem xét từ các tầng bậc hệ thống, mới có thể tìm được phương pháp đúng đắn.
Cụ thể là làm thế nào?
Gặp chuyện không nên xem người này (nguyên tố) có vấn đề gì không, mà trước tiên nên xem xét từ hai mắt xích của hệ thống (quan hệ và mục tiêu), mắt xích nào xảy ra sai lệch.
Gần đây, bênh cạnh có vài người bạn đang thử làm quản lý, mà một khi đã lên đến vị trí này, vấn đề mà bọn họ hay gặp phải chính là ai ai ai có hiệu suất công việc thấp nhất, sau đó tìm những người này đến gặp riêng.
Thực ra, vấn đề về hiệu quả có thể là do vấn đề về phối hợp, hoặc là mục tiêu đưa ra chưa rõ ràng.
Có một câu nói rất hay, quản lý không phải quản người, mà quản quan hệ.
Vốn dĩ đa số những khó khăn bạn gặp phải ở công ty, đều xuất phát do vấn đề về phối hợp, vấn đề về quy trình, vấn đề về quan hệ, vấn đề về chế độ.
Giống như ví dụ ban đầu tôi đề cập tới, người thiết kế mù quáng nhận việc, bạn có mắng họ một hồi cũng vô ích, cô ấy sau đó vẫn sẽ không biết nên nhận việc của ai, việc của ai không nên nhận.
Nhưng nếu bạn xuất phát từ “mắt xích/quan hệ” mà tìm hiểu, cải cách quy trình hợp tác giữa các phòng, cô ấy tự khắc biết được lần sau nên làm việc của ai trước.
Trong môi trường làm việc, nếu bạn là cấp trên, phải từ mỗi tầng của hệ thống mà xem xét vấn đề.
Nếu bạn không phải cấp trên, cũng phải học tư duy hệ thống, coi bản thân là lãnh đạo. Bởi vì khi ở thân phận này, bạn càng dễ nhìn thấu hệ thống, không đến nỗi bị những hiện tượng xảy ra bên ngoài làm cho lú lẫn, không để phạm phải sai lầm tương tự.
(Còn nữa)
Nguồn: https://www.zhihu.com/question/304174916
Dịch: fb.com/khanhtrang.nguyen.921230
 

Redtroller

Búa Gỗ Đôi
Bài hay, Cơ mà sao đọc ở zhihu thấy nó viết khác khác. :V
 

pepePE

Rìu Chiến Vàng
VIP User
Các vấn đề phổ biến nhất của các công ty và gây ra căng thẳng hơn cho các doanh nhân là mối quan hệ xấu của các nhà khai thác với nhau, họ phải khắc phục các vấn đề của các nhà điều hành của họ mà không có ai tức giận, đôi khi rất khó khăn
Được dịch bởi Google, tôi cảm thấy bản dịch tồi
 


Top