Hướng dẫn  Update bài viết cài Windows 11-UEFI với WinNTsetup cho PC chưa có part EFI.

Hoang Duch2
UPDATE: Ngày 20/07/2021, theo góp ý của cháu @ndt2605 và bạn @anhtuan1967, tôi sẽ bổ sung lại bài viết hoàn chỉnh, một số hình ảnh cũ thì tôi sẽ gom vào mục ẩn bởi vì trước đây tôi dùng bản boot của @VuongNH vẫn thành công, nay tôi lại dùng bản Anhdvboot Free 216 để thực hành.



Thân chào các bạn, nhân thấy một số bạn thắc mắc về việc cài bản Win 11 này luôn bị thông báo máy không hợp lệ, lỗi không có TPM 2.0, đã có một số giải pháp khắc phục của các bạn khác cho file ISO cài Win11 ở các topic khác, ở đây tôi muốn sử dụng WinNTsetup để cài và dùng soft này thì tôi đã cài được trên rất nhiều máy khác nhau, đủ và không đủ tiêu chuẩn của MS đều thành công, riêng với máy có nhiều bản Win thì dùng tools này rất dễ dàng, nhưng có một số máy chỉ có một bản WIN và là MBR, giờ các bạn muốn xoá hết Windows rồi cài mới lại theo dạng UEFI thì hơi khó khăn. Các bạn hãy thử làm theo cách này, ở đây là máy ảo trống thành ra nó hơi khác với máy của các bạn đã có nhiều parts, part cài Win, part chứa Data. Nếu muốn cài theo UEFI thì bạn phải chắc chắn rằng Bios của bạn có hổ trợ UEFI, bạn vào BIOS chọn Enable cho UEFI, sau đó bạn boot vào WinPE, dùng soft MiniTool chọn convert từ MBR sang GPT, phần convert này thì theo tôi được biết nó không làm mất các part Data, nhưng các bạn nên chép riêng data quan trọng để phòng hờ sự cố. Có bạn nói khi convert như vậy thì part EFI nằm ở cuối ổ dĩa, bạn vẫn có thể tạo lại part EFI từ đầu ổ dĩa như cách tôi thực hiện trên máy ảo dưới đây.

1/ Chuẩn bị:

- 1 USBboot cứu hộ, tôi dùng bản anhdvboot-free-216, ở đây vì tôi cài trên máy ảo nên tôi chọn trực tiếp từ file ISO luôn
- 1 file ISO Win11, tôi dùng bản chưa chỉnh sửa , các bạn vào topic khác mà load về chép vào ổ dữ liệu, còn trên máy ảo thì tôi chép vào một ổ di động, sau khi chia ổ xong thì tôi mới kết nối với ổ di động. Tôi lấy link cho bản Win11-22000.71 từ ĐÂY



2/- Thực hành:

Các bạn xem tuần tự từng hình nhé.

Các thao tác chính khi tạo máy ảo:

Không chọn Secure Boot

2021-07-20-122905.png



2021-07-20-123003.png



2021-07-20-123115.png



Sau khi boot vào. mở MiniTool thấy Win ảo vẫn là MBR:

2021-07-20-123402.png


Right-click lên Disk 1 chọn convert như hình:

2021-07-20-123554.png


Kết quả:


2021-07-20-123634.png



Tạo part EFI, size 100MB trước:

2021-07-20-123833.png



2021-07-20-124039.png



Change Partition type ID cho part EFI như hình dưới:


2021-07-20-124255.png




Tiếp tục chọn như hình dưới:


2021-07-20-124614.png



Sau khi nhấn Yes ở hình trên, nhấn tiếp Apply có hình dưới:


2021-07-20-124850.png



Bước tiếp chuẩn bị cho partition C chứa Windows như hình dưới:



2021-07-20-125000.png



Nhấn OK, Apply và kết quả:


2021-07-20-125142.png



2021-07-20-125221.png




2021-07-20-125244.png



Kết nối ổ di động có chứa file ISO vào:


2021-07-20-134406.png



Chạy soft WINNTSETUP và lựa chọn như hình dưới:


2021-07-20-135338.png



Tôi chọn thêm từ mục Tweaks ở hình trên, các bạn nếu không thích thì khỏi làm bước này:


2021-07-20-135519.png




Tắt giao diện Tweaks, chọn Setup và tôi có hình dưới đây:


2021-07-20-135554.png




Ở giao diện trên, tôi để mặc định và nhấn OK thôi nha các bạn, lần trước có bạn hỏi phải chọn gì ở giao diện trên? Tôi đóng khung chữ nhật ba cái ô trống để xác minh.

Bắt đầu chạy, các bạn xem thời gian chổ mũi tên nhé:


2021-07-20-135700.png



Kết thúc và tôi không chọn reboot, chọn Ok để vào xem lại trước khi restart:


2021-07-20-140055.png



Check lại lần nữa:


2021-07-20-140156.png



2021-07-20-140229.png

Phần hình reboot cài đặt và vào Win tôi sẽ gửi lại vào cmt #2, mời các bạn xem tiếp nhé.



Tôi tạo một máy ảo với UEFI và không chọn turn on Secure boot, sau khi boot vào, mở với Minitool tôi có hình sau:


2021-06-19-132857.png



Ở hình trên cho thấy tôi đã chọn UEFI khi tạo máy ảo nhưng khi boot vào Usbboot, mở ra xem thì thấy nó vẫn có định dạng là MBR, đây la máy mới chỉ có một phân vùng, còn trên máy của các bạn có các ổ dữ liệu nên sẽ khác, ổ cứng là MBR thì phải convert sang GPT trước khi muốn cài Win theo UEFI. Phần convert từ MBR sang GPT thì theo tôi được biết nó không làm mất dữ liệu trên máy các bạn, nhưng cẩn tắc vô ưu, các bạn nên backup những files quan trọng sang ổ di động để phòng hờ nhé.


Right-click lên Disk 1, tôi chọn convert sang GPT và kết quả, mỗi khi làm xong nhớ nhấn Apply:


2021-06-19-133012.png



Tôi đã làm thử tạo thêm 1 pv 100MB, format với Fat32 nhưng khi chạy từ WinNTsetup thì nó bị màu đỏ như hình:


2021-06-19-134205.png



Tắt Minitool, tôi mở Partition Guru hay là Disk Genius để tạo thêm part EFI và MSR như sau :


2021-06-19-134446.png


Lưu ý: Các bạn xem thêm góp ý của @ndt2605 ở : Link này

Hình trên có khi bạn right click lên chổ Free, chọn create ESP và MSR, lẽ ra tôi nên không check cái MSR partition bởi vì khi nãy làm tôi chưa biết kết quả có tốt hay không nên để luôn. Các bạn có thể không check phần này tuỳ ý nhé. Tôi chọn 100 MB cho part ESP. Sau khi nhấn Ok thì có tiếp hình sau:


2021-06-19-134605.png



Sau khi xong thì các bạn phải nhấn Save All trước, sau đó sẽ chọn lại format cho part ESP từ Fat16 thành Fat32 như hình:


2021-06-19-134707.png




Lưu ý phần ký tự tôi chọn là E, không được chọn là C nha các bạn, nhấn format ở hình trên và sau đó tạo tiếp partition để cài Win với ký tự C như hình , nhớ nhấn Save All sau khi làm:


2021-06-19-134907.png



Giờ tới phần chép nội dung của folder Efi trước đó tôi đã trích xuất từ ISO Win11, chép vào part E như hình:


2021-06-19-135010.png



Bắt đầu cài với WinNTsetup, sau khi mở ra, tôi tìm tới file ISO Win11, nhấn đúp vào nó thì tôi có các kết quả sau:


2021-06-19-135257.png



Nhấn đúp vào file ISO tôi đã lưu trên part Data, nó tự động chọn Install.wim từ sources cho mình, còn part boot EFI giờ nó là ký tự Z, ký tự part chứa Windows là C, các bạn lưu ý các phần tôi đã khoanh hình bầu dục. Ở bản mới WinNTsetup này nó chỉ hiện có EFI và là màu xanh, bạn so sánh lại với hình trước đó khi tạo Efi từ Minitool thì nó là màu đỏ, tức là lỗi đó các bạn. Phần Tweaks thì tôi chọn thêm hai cái đó, nếu bạn không muốn thì bỏ qua và nhấn Setup, nó ra thêm screen này:


2021-06-19-135405.png



Nhấn OK cho nó chạy :

2021-06-19-135521.png



Kết quả:



2021-06-19-140910.png



Tôi đang xem video khác nên khi nó hết từ lâu tôi mới vào xem, không phải thời gian cài quá lâu như hình trên đâu các bạn. Sau khi chọn reboot thì tôi có các hình này:

Tôi chỉ gửi tượng trưng một số ít hình thôi nhe các bạn, cái chính là mình đã cài đặt thành công mới quan trọng:


2021-06-19-141003.png



2021-06-19-141244.png



2021-06-19-141416.png



2021-06-19-141632.png




2021-06-19-141831.png



2021-06-19-141831.png



2021-06-19-142801.png



2021-06-19-141919.png



2021-06-19-142922.png


Vậy là xong rồi đó các bạn, tôi luôn dùng WinNTsetup để cài cho máy đời cũ Legacy không có TPM 2.0 và không hề thấy báo lỗi gì cả.
Tôi xin chúc cho tất cả các bạn cài đặt thành công nhé.


UPDATE NGÀY 20/06/2021: Các bạn đọc thêm ở cmt #2, tôi có bổ sung thêm cách khác nhờ vào góp ý của các bạn PRO.

UPDATE NGÀY 21/06/2021: phần góp ý của @ndt2605 cmt #43, các bạn tham khảo thêm nhé.

 
Sửa lần cuối:
Trả lời

thangnt

Búa Gỗ Đôi
xin chào và cảm ơn bác @Hoang Duch2 với chia sẻ này. nó thực sự hoạt động tốt khi mà e ko thể cài theo chuẩn uefi với phương pháp thông thường. nhưng có vấn đề là e cài xong theo cách của bác thì phân vùng EFI luôn hiển thị cùng với các phân vùng khác (windows C , dữ liệu D EFI Z ) dùng partition wizard để ẩn đi thì ko đc. dùng lệnh remove letter thì đc nhưng khi khởi động lại máy thì phân vùng lại hiển thị lại
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
xin chào và cảm ơn bác @Hoang Duch2 với chia sẻ này. nó thực sự hoạt động tốt khi mà e ko thể cài theo chuẩn uefi với phương pháp thông thường. nhưng có vấn đề là e cài xong theo cách của bác thì phân vùng EFI luôn hiển thị cùng với các phân vùng khác (windows C , dữ liệu D EFI Z ) dùng partition wizard để ẩn đi thì ko đc. dùng lệnh remove letter thì đc nhưng khi khởi động lại máy thì phân vùng lại hiển thị lại

Tôi chỉ cần dùng tools Bootice trên Windows thao tác thì nó biến mất luôn đây bạn:


2021-09-24-062141.png


2021-09-24-063153.png



2021-09-24-063242.png



Bạn thử lại bên bạn xem có đúng như vậy không nhé.
 

thangnt

Búa Gỗ Đôi
Tôi chỉ cần dùng tools Bootice trên Windows thao tác thì nó biến mất luôn đây bạn:


2021-09-24-062141.png


2021-09-24-063153.png



2021-09-24-063242.png



Bạn thử lại bên bạn xem có đúng như vậy không nhé.
cảm ơn bác. hiện tại e cài win bằng rufus thì ko bị như vậy nữa. mấy nữa win11 chính thức e thử lại sau ạ. bác nhiệt tình quá, mất bao nhiêu công ảnh ọt chi tiết các thứ {big_smile}
 

khoquamaoi

Búa Gỗ Đôi
cảm ơn bác nhiều , bài này rất bổ ích cho ai muốn học thêm cách cài win bằng winNT trong đó có cháu :D
Tiện thể có phần mềm nào lưu bài hướng dẫn này thành 1 trang html xem offline ko bác, tại cháu đang là it helpdesk chuyên chui gầm bàn cài win , biết nhiều cách cài thì tốt thêm cho mình.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
cảm ơn bác. hiện tại e cài win bằng rufus thì ko bị như vậy nữa. mấy nữa win11 chính thức e thử lại sau ạ. bác nhiệt tình quá, mất bao nhiêu công ảnh ọt chi tiết các thứ {big_smile}


Nhân dịp trở lại bản Win ảo này, tôi làm thử luôn upgrade nó lên Build 22.000.194 bởi vì nó là bản 21996.1 đây bạn:

2021-09-24-082156.png



Mới đầu tôi chạy trực tiếp từ ISO bản 22000.65 và file setup.exe, chạy một hồi nó báo như sau:

2021-09-24-082400.png



Bản ISO trên chưa chỉnh sửa file appraiserres.dll, tôi chỉnh lại từ sources của nó và lại chạy từ setup tiếp:


2021-09-24-082705.png



Chạy tiếp setup.exe và lỗi tiếp như hình trước đó với bản ISO chưa chỉnh sửa, lỗi máy không tương thích, không có TPM 2.0.

Tôi làm theo cách khác, lần này tôi sử dụng lại bản ISO không chỉnh sửa, mount vào ổ ảo và cài từ đây:

2021-09-24-090032.png



2021-09-24-090135.png


Bạn nhìn hình dưới này thì biết là tôi đang cài lại trên bản Win trước đó, nó đã có sẵn part EFI rồi, nên tôi muốn dùng cách này, thử xem nó có cài được hay không?


2021-09-24-090201.png



Tôi chỉ xoá part cài Win như hình dưới cho nó thành unallocated space rồi chọn next để cài:


2021-09-24-090245.png



Tiếp tục:


2021-09-24-090656.png



2021-09-24-091319.png



2021-09-24-094246.png



2021-09-24-094851.png




2021-09-24-101523.png



2021-09-24-101645.png



Tự động có digital license luôn:


2021-09-24-101620.png



Hình dưới này không thấy hiện part EFI:


2021-09-24-101709.png



2021-09-24-101739.png



Trên máy ảo, tôi khộng upgrade được theo kiểu cài đè trực tiếp từ Win 11 bản 21996.1 mà chỉ cài được như cách bên trên, nâng cấp thành 22000.194. Trước đó khi upgrade nó báo lỗi máy không tương thích nhưng khi cài từ ISO và chỉ xoá một part chứa Win thì vẫn cài mới bình thường.


Tôi chỉ test trên máy ảo và chụp hình cho các bạn xem cho vui thôi, tôi dùng trên máy thật Legacy thì lại có kết quả khác, khi đã có bản Win 11 rồi thì vẫn update lên version cao hơn bình thường, cũng như nếu tôi có bản Win 10 cũ thì tôi cũng dùng bản ISO Win 11 có chỉnh sửa và chạy trực tiếp trên Win 10 với file setup.exe thì nó vẫn upgrade lên Win 11 như thường, lúc đầu có một vài lỗi nhỏ nhưng đến build 194 thì không thấy lỗi xuất hiện nữa.


Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi cmt này, chúc tất cả các bạn sức khoẻ và an lành nhé.
 

thangnt

Búa Gỗ Đôi
Tôi chỉ cần dùng tools Bootice trên Windows thao tác thì nó biến mất luôn đây bạn:


2021-09-24-062141.png


2021-09-24-063153.png



2021-09-24-063242.png



Bạn thử lại bên bạn xem có đúng như vậy không nhé.
nay e thử cài lại và thất bại bác ạ. e dùng bootice remove letter với hide như bác hướng dẫn. khởi động lại máy phân vùng EFI lại hiện lên
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
nay e thử cài lại và thất bại bác ạ. e dùng bootice remove letter với hide như bác hướng dẫn. khởi động lại máy phân vùng EFI lại hiện lên

Chào bạn, rất tiếc bên bạn không như ý, bên này thì rất may tôi đã làm một copy bản 21996.1 trước khi upgrade lên 22000.194 nên giờ tôi làm lại cho bạn xem, tất cả cũng đều ra kết quả giống y như vậy như post trước đó tôi đã gửi hình cmt #182, bạn so sánh lại hình xem có đúng không nhé. Nếu lần sau bạn làm bị lỗi như vậy thì bạn vui lòng chụp hình từng bước giống như tôi để cho các bạn khác cùng tham khảo, tôi cũng chưa biết vì sao bạn gặp lỗi như thế nữa:


Hình thao tác tuần tự trên Windows máy ảo:

Đây là hình cho thấy folder EFI chưa xoá:


2021-09-28-090123.png




Tiếp tục chon Remove Letter and Hide như hình dưới, part EFI biến mất hoàn toàn:


2021-09-28-090622.png




2021-09-28-090927.png




Restart:


2021-09-28-091008.png




2021-09-28-091029.png




2021-09-28-091054.png




2021-09-28-091103.png




2021-09-28-091130.png




2021-09-28-091231.png
 
Sửa lần cuối:

thangnt

Búa Gỗ Đôi
Chào bạn, rất tiếc bên bạn không như ý, bên này thì rất may tôi đã làm một copy bản 21996.1 trước khi upgrade lên 22000.194 nên giờ tôi làm lại cho bạn xem, tất cả cũng đều ra kết quả giống y như vậy như post trước đó tôi đã gửi hình cmt #182, bạn so sánh lại hình xem có đúng không nhé. Nếu lần sau bạn làm bị lỗi như vậy thì bạn vui lòng chụp hình từng bước giống như tôi để cho các bạn khác cùng tham khảo, tôi cũng chưa biết vì sao bạn gặp lỗi như thế nữa:


Hình thao tác tuần tự trên Windows máy ảo:

Đây là hình cho thấy folder EFI chưa xoá:


2021-09-28-090123.png




Tiếp tục chon Remove Letter and Hide như hình dưới, part EFI biến mất hoàn toàn:


2021-09-28-090622.png




2021-09-28-090927.png




Restart:


2021-09-28-091008.png




2021-09-28-091029.png




2021-09-28-091054.png




2021-09-28-091103.png




2021-09-28-091130.png




2021-09-28-091231.png
vâng, cảm ơn bác đã reply cmt. lần sau e sẽ chụp lại ạ. chúc bác ngày mới vui vẻ.
 

Quov Tsin

Dreamer
Cháu có câu hỏi đó là mục "BOOTMGR PBR" có vai trò gì trong quá trình cài đặt Windows thế ạ? Chẳng là hôm trước cháu cũng cài Ghost bằng WinNT, trong quá trình cài thì có mục "BOOTMGR PBR" bị màu vàng, cháu chẳng biết sửa thế nào nên ấn bừa "Setup" để cho chạy luôn. Sau khi chạy xong thì cháu vào Window bình thường, không có lỗi gì ạ. Và đến hôm nay cháu mở lại WinNT ra kiểm tra thì lại thấy cả 3 mục đều xanh.
Câu hỏi nữa đó là sau này nếu cháu có ý định cài song song hai hệ điều hành (cụ thể là Linux) thì cháu phải làm như nào ạ?
Cháu xin cảm ơn
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Cháu có câu hỏi đó là mục "BOOTMGR PBR" có vai trò gì trong quá trình cài đặt Windows thế ạ? Chẳng là hôm trước cháu cũng cài Ghost bằng WinNT, trong quá trình cài thì có mục "BOOTMGR PBR" bị màu vàng, cháu chẳng biết sửa thế nào nên ấn bừa "Setup" để cho chạy luôn. Sau khi chạy xong thì cháu vào Window bình thường, không có lỗi gì ạ. Và đến hôm nay cháu mở lại WinNT ra kiểm tra thì lại thấy cả 3 mục đều xanh.
Câu hỏi nữa đó là sau này nếu cháu có ý định cài song song hai hệ điều hành (cụ thể là Linux) thì cháu phải làm như nào ạ?
Cháu xin cảm ơn
Bác chỉ biết nói trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp của mình thôi cháu nhé. PBR là từ viết tắt của Partition Boot record, nghĩa là tuỳ theo từng part mà mình chọn loại boot cho nó phù hợp, ví dụ như trên máy bác thì có nhiều part cài WIN, bác chọn giống nhau hết là BootMGR, nhưng trên một usb, nếu bác dùng cùng lúc nhiều bộ cứu hộ thì phần này bác phải chọn đúng loại boot của nó ví dụ như Grub4Dos hoặc BootMGR, hoặc có khi là Syslinux.

Về việc dual boot Win và Linux thì cháu nên tìm trên GG, youtube, có nhiều cách hướng dẫn lắm, riêng bác thì cách đây 3 năm, bác có thực hành việc này nhưng hậu quả không tốt sau nhiều lần bị mất boot rồi dẫn đến hư luôn máy, từ đó bác chỉ dùng duy nhất Windows, cài trên chục bản Win vẫn không bị vấn đề gì cả cháu à.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
@Quov Tsin, câu trả lời của bác ở cmt #190 chưa đúng với câu hỏi của cháu, cháu hỏi về BootMGR PBR trên WinNTsetup trong khi bác lại nói về PBR từ menu BCD. Thường khi trên máy bác mở ra thì cả ba đều màu xanh vì bác có sẵn part System Reserved, trong đó có chứa folder Boot, trong folder Boot lại có luôn file BCD, bác nhớ có lần có màu vàng nhưng ở trường hợp nào thì không nhớ rõ, chỉ có khi nó là màu đỏ thì không boot lên được.

2021-10-05-091001.png


Cháu chờ xem ý kiến của các bạn Pro khác nhé.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Tôi mới test lại với bản Win11-22000.194 final trên máy Desktop Legacy cũ, cũng với cách dùng WinNTSetup, tất cả đều có kết quả tốt, tôi chỉ dùng local account và khi cài vẫn gắn dây mạng bình thường:

2021-10-06-064857.png



2021-10-06-053825.png



2021-10-06-054739.png




Nhắc lại với bạn nào chưa biết khi cài từ WinNTSetup với install.wim thì không cần phải chỉnh sửa gì cho file ISO.
 
Sửa lần cuối:

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Tôi tiếp tục tạo thêm một máy ảo UEFI, không chọn secure boot và cũng dùng cách install bản Final với soft WinNTSetup, tôi thấy đúng như cháu @secpol có nói, muốn cài được phải tắt Network. Tôi thấy lần trước với bản Dev và vì tôi muốn sử dụng Local account nên khi cài thì MS có cho chọn Sign in options và Offline Account, lần này với bản Final, nếu khi cài vẫn gắn dây mạng thì buộc phải sử dụng MS account, không còn Offline account nữa như các hình sau đây:

2021-10-06-145204.png


Chọn Sign-in options thì ra tiếp giao diện này:


2021-10-06-145244.png



Không còn giống như ở bản DEV nữa, nếu bạn nào có MS account thì vẫn sử dụng được, riêng tôi, tôi không thích dùng MS acc, tôi chỉ muốn sử dụng Local account thôi các bạn, vậy là tôi làm lại, disabled toàn bộ Network và trên VMware, nếu không làm từ đầu mà chỉ tắt Network ngay lúc đó thì nó ra giao diện này và tôi không làm gì được:


2021-10-06-145535.png



Khi làm lại thì tôi chọn thêm từ VMware như sau:

Không chọn Secure Boot:


2021-10-06-152627.png



Không chọn Connect at power on như hình dưới:


2021-10-06-152757.png



Bước cần thiết khi cài:


2021-10-06-153257.png



2021-10-06-153757.png



Reboot và tiếp tục:

Bỏ qua một số giao diện, đây là những phần cần thiết :

Bạn so sánh hình dưới này với hình trước đó, nó có cho mình lối thoát rồi:



BEGINNING-2021-10-06-154146.png



2021-10-06-154240.png




2021-10-06-154424.png




Giao diện chính như hình dưới làm các bạn thất vọng, đừng lo, tôi sẽ kết nối lại Network sau:


2021-10-06-154717.png




Kết quả sau khi có Network:



2021-10-06-154949.png



2021-10-06-154757.png



Vậy là thành công rồi đó các bạn, tuy phải hơi đi vòng một chút bởi vì tôi muốn dùng Local Account, còn sử dụng MS account thì chắc ngon lành rồi. Trên máy ảo có chức năng cho tôi bật TPM 2.0 nhưng tôi không thích làm như vậy, bạn thấy tôi cũng không chọn Secure Boot luôn đó, như vậy là cấu hình máy ảo UEFI này không phù hợp với WIN11 nhưng mình đi lòng vòng một chút cũng tới nơi.

Tôi cũng có thử cài từ WinPE\MountISO\setup.exe cho Máy ảo UEFI này và dĩ nhiên tôi nhận thông báo như sau:

2021-10-06-150202.png


Lúc đó tôi làm theo hướng dẫn của @PMHCT như hình dưới thì tiếp tục cài thành công:


2021-10-06-150647.png



2021-10-06-150805.png




2021-10-06-150908.png



2021-10-06-150922.png



2021-10-06-151523.png






Hướng dẫn này ở link dưới đây:



Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi, thân chúc các bạn cài đặt thành công!
 
Sửa lần cuối:

PMHCT

Rìu Chiến Chấm
Cảm ơn bác đã test giúp bọn cháu chi tiết như vậy.

Cháu xin rút gọn nội dung như sau, có gì sai sót bác góp ý giúp cháu:

- khi cài đặt win11 final, để dùng Local Account, mình tắt mạng trước (cả Wi-fi lẫn mạng cắm dây LAN) cho chắc ăn

- các hàm kiểm tra về RAM, SecureBoot, TPM 2.0 có thể do anh bạn setup.exe (trong tệp win11.ISO) đảm nhiệm - hôm qua cháu cứ nghĩ là do WinPE (trong tệp win11.ISO) đảm nhiệm.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Cảm ơn bác đã test giúp bọn cháu chi tiết như vậy.

Cháu xin rút gọn nội dung như sau, có gì sai sót bác góp ý giúp cháu:

- khi cài đặt win11 final, để dùng Local Account, mình tắt mạng trước (cả Wi-fi lẫn mạng cắm dây LAN) cho chắc ăn

- các hàm kiểm tra về RAM, SecureBoot, TPM 2.0 có thể do anh bạn setup.exe (trong tệp win11.ISO) đảm nhiệm - hôm qua cháu cứ nghĩ là do WinPE (trong tệp win11.ISO) đảm nhiệm.
Nếu như máy nào dùng wifi có thể win nó ko nhận và có thể bỏ qua bước kết nối , còn như ghim dây lan thì phải tháo thôi
 

PMHCT

Rìu Chiến Chấm
Nếu như máy nào dùng wifi có thể win nó ko nhận và có thể bỏ qua bước kết nối , còn như ghim dây lan thì phải tháo thôi
Cũng kỳ lạ là có 1 bạn báo cáo ở bên topic kia:

Laptop của tôi là Dell 1467 CPU i5 7200, kiểm tra bằng PC Health Check thì CPU không đáp ứng yêu cầu phần cứng cài win 11. Tôi thử cài Win 11 bản chính thức download từ Microsoft chưa chỉnh sửa gì (cài mới từ winPE , mount file ISO, nhấn setup.exe). Quá trình cài win đến khi hoàn thành chẳng thấy nhắc nhở gì. Vào win lại có bản quyền kỹ thuật số nữa chứ, lạ nhỉ chẳng hiểu sao luôn ...

Nếu như tệp setup.exe (trong tệp win11.ISO) đảm nhiệm việc kiểm tra về RAM, SecureBoot, TPM 2.0 thì tại sao trong trường hợp của bạn @midiyenhi lại không gặp bất cứ trở ngại thông báo về RAM, SecureBoot, TPM 2.0
 
Sửa lần cuối:

secpol

Rìu Chiến Bạc
Cảm ơn bác @Hoang Duch2 đã dành thời gian chụp hình lại và so sánh. Cháu cứ tưởng vấn đề đó mọi người gặp cả rồi nên không làm so sánh. Máy thật cháu đủ điều kiện để chạy (CPU intel 8250, có Sercur boot, tpm 2.0, RAM 4GB) nhưng bởi vì cháu muốn rebuild bộ cài nên phải cài vào máy ảo.