Hướng dẫn  Update bài viết cài Windows 11-UEFI với WinNTsetup cho PC chưa có part EFI.

Hoang Duch2
UPDATE: Ngày 20/07/2021, theo góp ý của cháu @ndt2605 và bạn @anhtuan1967, tôi sẽ bổ sung lại bài viết hoàn chỉnh, một số hình ảnh cũ thì tôi sẽ gom vào mục ẩn bởi vì trước đây tôi dùng bản boot của @VuongNH vẫn thành công, nay tôi lại dùng bản Anhdvboot Free 216 để thực hành.



Thân chào các bạn, nhân thấy một số bạn thắc mắc về việc cài bản Win 11 này luôn bị thông báo máy không hợp lệ, lỗi không có TPM 2.0, đã có một số giải pháp khắc phục của các bạn khác cho file ISO cài Win11 ở các topic khác, ở đây tôi muốn sử dụng WinNTsetup để cài và dùng soft này thì tôi đã cài được trên rất nhiều máy khác nhau, đủ và không đủ tiêu chuẩn của MS đều thành công, riêng với máy có nhiều bản Win thì dùng tools này rất dễ dàng, nhưng có một số máy chỉ có một bản WIN và là MBR, giờ các bạn muốn xoá hết Windows rồi cài mới lại theo dạng UEFI thì hơi khó khăn. Các bạn hãy thử làm theo cách này, ở đây là máy ảo trống thành ra nó hơi khác với máy của các bạn đã có nhiều parts, part cài Win, part chứa Data. Nếu muốn cài theo UEFI thì bạn phải chắc chắn rằng Bios của bạn có hổ trợ UEFI, bạn vào BIOS chọn Enable cho UEFI, sau đó bạn boot vào WinPE, dùng soft MiniTool chọn convert từ MBR sang GPT, phần convert này thì theo tôi được biết nó không làm mất các part Data, nhưng các bạn nên chép riêng data quan trọng để phòng hờ sự cố. Có bạn nói khi convert như vậy thì part EFI nằm ở cuối ổ dĩa, bạn vẫn có thể tạo lại part EFI từ đầu ổ dĩa như cách tôi thực hiện trên máy ảo dưới đây.

1/ Chuẩn bị:

- 1 USBboot cứu hộ, tôi dùng bản anhdvboot-free-216, ở đây vì tôi cài trên máy ảo nên tôi chọn trực tiếp từ file ISO luôn
- 1 file ISO Win11, tôi dùng bản chưa chỉnh sửa , các bạn vào topic khác mà load về chép vào ổ dữ liệu, còn trên máy ảo thì tôi chép vào một ổ di động, sau khi chia ổ xong thì tôi mới kết nối với ổ di động. Tôi lấy link cho bản Win11-22000.71 từ ĐÂY



2/- Thực hành:

Các bạn xem tuần tự từng hình nhé.

Các thao tác chính khi tạo máy ảo:

Không chọn Secure Boot

2021-07-20-122905.png



2021-07-20-123003.png



2021-07-20-123115.png



Sau khi boot vào. mở MiniTool thấy Win ảo vẫn là MBR:

2021-07-20-123402.png


Right-click lên Disk 1 chọn convert như hình:

2021-07-20-123554.png


Kết quả:


2021-07-20-123634.png



Tạo part EFI, size 100MB trước:

2021-07-20-123833.png



2021-07-20-124039.png



Change Partition type ID cho part EFI như hình dưới:


2021-07-20-124255.png




Tiếp tục chọn như hình dưới:


2021-07-20-124614.png



Sau khi nhấn Yes ở hình trên, nhấn tiếp Apply có hình dưới:


2021-07-20-124850.png



Bước tiếp chuẩn bị cho partition C chứa Windows như hình dưới:



2021-07-20-125000.png



Nhấn OK, Apply và kết quả:


2021-07-20-125142.png



2021-07-20-125221.png




2021-07-20-125244.png



Kết nối ổ di động có chứa file ISO vào:


2021-07-20-134406.png



Chạy soft WINNTSETUP và lựa chọn như hình dưới:


2021-07-20-135338.png



Tôi chọn thêm từ mục Tweaks ở hình trên, các bạn nếu không thích thì khỏi làm bước này:


2021-07-20-135519.png




Tắt giao diện Tweaks, chọn Setup và tôi có hình dưới đây:


2021-07-20-135554.png




Ở giao diện trên, tôi để mặc định và nhấn OK thôi nha các bạn, lần trước có bạn hỏi phải chọn gì ở giao diện trên? Tôi đóng khung chữ nhật ba cái ô trống để xác minh.

Bắt đầu chạy, các bạn xem thời gian chổ mũi tên nhé:


2021-07-20-135700.png



Kết thúc và tôi không chọn reboot, chọn Ok để vào xem lại trước khi restart:


2021-07-20-140055.png



Check lại lần nữa:


2021-07-20-140156.png



2021-07-20-140229.png

Phần hình reboot cài đặt và vào Win tôi sẽ gửi lại vào cmt #2, mời các bạn xem tiếp nhé.



Tôi tạo một máy ảo với UEFI và không chọn turn on Secure boot, sau khi boot vào, mở với Minitool tôi có hình sau:


2021-06-19-132857.png



Ở hình trên cho thấy tôi đã chọn UEFI khi tạo máy ảo nhưng khi boot vào Usbboot, mở ra xem thì thấy nó vẫn có định dạng là MBR, đây la máy mới chỉ có một phân vùng, còn trên máy của các bạn có các ổ dữ liệu nên sẽ khác, ổ cứng là MBR thì phải convert sang GPT trước khi muốn cài Win theo UEFI. Phần convert từ MBR sang GPT thì theo tôi được biết nó không làm mất dữ liệu trên máy các bạn, nhưng cẩn tắc vô ưu, các bạn nên backup những files quan trọng sang ổ di động để phòng hờ nhé.


Right-click lên Disk 1, tôi chọn convert sang GPT và kết quả, mỗi khi làm xong nhớ nhấn Apply:


2021-06-19-133012.png



Tôi đã làm thử tạo thêm 1 pv 100MB, format với Fat32 nhưng khi chạy từ WinNTsetup thì nó bị màu đỏ như hình:


2021-06-19-134205.png



Tắt Minitool, tôi mở Partition Guru hay là Disk Genius để tạo thêm part EFI và MSR như sau :


2021-06-19-134446.png


Lưu ý: Các bạn xem thêm góp ý của @ndt2605 ở : Link này

Hình trên có khi bạn right click lên chổ Free, chọn create ESP và MSR, lẽ ra tôi nên không check cái MSR partition bởi vì khi nãy làm tôi chưa biết kết quả có tốt hay không nên để luôn. Các bạn có thể không check phần này tuỳ ý nhé. Tôi chọn 100 MB cho part ESP. Sau khi nhấn Ok thì có tiếp hình sau:


2021-06-19-134605.png



Sau khi xong thì các bạn phải nhấn Save All trước, sau đó sẽ chọn lại format cho part ESP từ Fat16 thành Fat32 như hình:


2021-06-19-134707.png




Lưu ý phần ký tự tôi chọn là E, không được chọn là C nha các bạn, nhấn format ở hình trên và sau đó tạo tiếp partition để cài Win với ký tự C như hình , nhớ nhấn Save All sau khi làm:


2021-06-19-134907.png



Giờ tới phần chép nội dung của folder Efi trước đó tôi đã trích xuất từ ISO Win11, chép vào part E như hình:


2021-06-19-135010.png



Bắt đầu cài với WinNTsetup, sau khi mở ra, tôi tìm tới file ISO Win11, nhấn đúp vào nó thì tôi có các kết quả sau:


2021-06-19-135257.png



Nhấn đúp vào file ISO tôi đã lưu trên part Data, nó tự động chọn Install.wim từ sources cho mình, còn part boot EFI giờ nó là ký tự Z, ký tự part chứa Windows là C, các bạn lưu ý các phần tôi đã khoanh hình bầu dục. Ở bản mới WinNTsetup này nó chỉ hiện có EFI và là màu xanh, bạn so sánh lại với hình trước đó khi tạo Efi từ Minitool thì nó là màu đỏ, tức là lỗi đó các bạn. Phần Tweaks thì tôi chọn thêm hai cái đó, nếu bạn không muốn thì bỏ qua và nhấn Setup, nó ra thêm screen này:


2021-06-19-135405.png



Nhấn OK cho nó chạy :

2021-06-19-135521.png



Kết quả:



2021-06-19-140910.png



Tôi đang xem video khác nên khi nó hết từ lâu tôi mới vào xem, không phải thời gian cài quá lâu như hình trên đâu các bạn. Sau khi chọn reboot thì tôi có các hình này:

Tôi chỉ gửi tượng trưng một số ít hình thôi nhe các bạn, cái chính là mình đã cài đặt thành công mới quan trọng:


2021-06-19-141003.png



2021-06-19-141244.png



2021-06-19-141416.png



2021-06-19-141632.png




2021-06-19-141831.png



2021-06-19-141831.png



2021-06-19-142801.png



2021-06-19-141919.png



2021-06-19-142922.png


Vậy là xong rồi đó các bạn, tôi luôn dùng WinNTsetup để cài cho máy đời cũ Legacy không có TPM 2.0 và không hề thấy báo lỗi gì cả.
Tôi xin chúc cho tất cả các bạn cài đặt thành công nhé.


UPDATE NGÀY 20/06/2021: Các bạn đọc thêm ở cmt #2, tôi có bổ sung thêm cách khác nhờ vào góp ý của các bạn PRO.

UPDATE NGÀY 21/06/2021: phần góp ý của @ndt2605 cmt #43, các bạn tham khảo thêm nhé.

 
Sửa lần cuối:
Trả lời

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Cách này mà làm được thì mình đã không hỏi ở đây. Thằng NTSetup này mình ghét nhất cái "org name" nó toàn được tự thêm vào mà không sửa được.
Tôi vừa cài mới với winNT setup bản mới nhất nó đã ko còn tính năng đó nữa rồi
Sẵn tiện giới thiệu cái menu contex win10 đã trở lại trên win11
2021-10-07_195935.png
 

Lang Thang

Rìu Chiến
Tôi vừa cài mới với winNT setup bản mới nhất nó đã ko còn tính năng đó nữa rồi
Sẵn tiện giới thiệu cái menu contex win10 đã trở lại trên win11
Xem phần đính kèm 27989
Tính chờ đợi update chính thức nhưng thấy các bác sôi nổi quá, lại thêm cái mail đăng ký thử nghiệm W7, W8, W8.1; W10 cứ sam hoài nên cũng mạnh dạn mua thêm 01 SDD để xem Win 11 nó như thế nào? Kết quả là khi cài bằng ISO chính chủ với phương pháp truyền thống: PC bạn không đủ điều kiện... Đành phải .. rồi cũng lên được W11. Cảm nhận thấy mượt, nhẹ nhàng, bo góc như XP và cũng bóng bẩy hơn W10 (nhưng cá nhân vẫn thích kiểu W7).
PS: Việt Nam thua đúng phút 95 tức không ngủ nổi😭
Ảnh  1.png
 
Sửa lần cuối:

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Hôm nay tôi cài mới bản Final vào máy chủ UEFI với WinNTSetup, sợ vụ không có acc offline nên tôi đã disabled Network Lan và Wifi từ Control Panel\ Network sharing nhưng không rút dây mạng ra khỏi máy.
Sau khi reboot từ WinNTSetup, vào lại menu Metro thì tôi không thấy tên của bản Win mới cài, cái này hơi lạ vì trước giờ nó luôn hiện đầy đủ, tôi phải vào lại menu BCD, add tên nó vào và boot trở lại, từ các giao diện cài đặt tôi vẫn thấy nó giống như bản DEV, vẫn có sign in options và Offline account, không hiểu sao ngày hôm qua trên máy ảo nó làm khó cho tôi, cũng cùng một bản Final , hôm qua tôi cài bản Pro, hôm nay tôi cài bản Pro Education. Boot vào giao diện chính thì nó có hiện Net luôn.

2021-10-07-175028.png




2021-10-07-182012.png




2021-10-07-182648.png



Không biết có bạn nào dùng WinNTSetup cài cho máy UEFI có bị tình trạng giống tôi hay không? Tức là cài xong thì boot vào lại Menu Metro không thấy tên của bản Win mới cài đó các bạn.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Sáng nay tôi xoá bản Win 11 PROEDU ngày hôm qua, cài lại bản đó cũng từ WinNTSetup, chạy trực tiếp trên Windows đang sử dụng, lần này tôi không tắt mạng, tôi muốn xem nó hoạt động ra sao:

2021-10-08-071138.png



Nó vẫn có updating BCD store như hình dưới:

2021-10-08-071633.png




Check lại từ BCD tôi thấy có tên của bản mới cài, không hiểu sao ngày hôm qua không có, dòng WIN11-PROEDU là ngày hôm qua không có, tôi phải add vào đó các bạn. Chưa biết lỗi từ đâu, tôi sơ ý không check khi WinNTsetup chạy gần hết như hình trên.


2021-10-08-071857.png




Reboot máy, boot vào đúng tên bản Win mới cài và nó cũng có Sign-in options cũng như Offline Account như bản DEV, như vậy khi cài trên máy chủ thì không cần phải tắt mạng làm gì. Đúng là cài trên máy ảo với bản Final làm mình rối não.


2021-10-08-074625.png



2021-10-08-074745.png



Hình dưới cho thấy do hôm qua tôi đã nhờ tools MAS để lấy DL nên hôm nay cài xong là có BQS luôn:


2021-10-08-074833.png



Vậy thì vẫn sử dụng được WinNTSetup cho máy UEFI đó các bạn, cài đặt bình thường không cần tắt mạng làm chi cho mất công.

Cảm ơn các bạn đã xem, thân chúc các bạn cài đặt thành công!
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Bác ơi cài trên win đang sử dụng là cài sang phân vùng mới hay là chính phân vùng đang chứa win sử dụng ạ
winNT setup nó đang chạy trên C thì ko thể nào format C được nên phải cài qua phân vùng khác .
Nếu vào winpe thì winNT chạy trên pe lúc này mới format được C
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Bác ơi cài trên win đang sử dụng là cài sang phân vùng mới hay là chính phân vùng đang chứa win sử dụng ạ
À vì bác nói vắn tắt nên cháu hiểu nhầm, đa số các bạn đều biết máy bác luôn cài nhiều bản Win cùng lúc nên bác hay chạy trực tiếp WinNTSetup từ bản đang sử dụng cài Win cho phân vùng khác. Lúc đầu bác có nói là xoá bản Win cũ đi đó cháu, nếu xoá trực tiếp từ C thì làm sao vào Win được nữa cháu ơi.
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
@Hoang Duch2
Hôm nay nhân dịp cháu test lại mấy file unattend.xml trên WIndows 11 thì cũng phát hiện ra tình huống giống như bác. Cháu cài Windows boot trực tiếp từ file ISO gốc ở VMware. Cháu chỉ sử dụng phương pháp add file .reg trực tiếp trong lúc cài mà không cân thiệp vào file boot.wim hay là xóa file. Cháu vẫn để Network cho máy ảo bình thường. Và đến cấu hình tài khoản thì vẫn có sign-in option. Cháu cũng có xem qua bản Home thì nó bắt buộc phải có internet để tạo tài khoản.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
@Hoang Duch2
Hôm nay nhân dịp cháu test lại mấy file unattend.xml trên WIndows 11 thì cũng phát hiện ra tình huống giống như bác. Cháu cài Windows boot trực tiếp từ file ISO gốc ở VMware. Cháu chỉ sử dụng phương pháp add file .reg trực tiếp trong lúc cài mà không cân thiệp vào file boot.wim hay là xóa file. Cháu vẫn để Network cho máy ảo bình thường. Và đến cấu hình tài khoản thì vẫn có sign-in option. Cháu cũng có xem qua bản Home thì nó bắt buộc phải có internet để tạo tài khoản.
Cảm ơn cháu đã chia sẻ thêm thông tin, khi bác cài với WinNTSetup\install.wim thì bác không có edit gì cho file ISO gốc cả, nếu cài từ ISO\Setup.exe cho máy ảo UEFI thì bác đã làm theo cách của @PMHCT, tức là edit Reg, phần này bác có nói thêm từ cmt #194 ở link dưới đây cháu:


Nói chung vì bác muốn chắc chắn dùng WinNTSetup với bản Final xem có hiệu quả không, nếu không thì nguyên bài viết này sẽ cho vào dĩ vãng thôi đúng không cháu?
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Hôm nay tôi nói chuyện ngoài lề một chút nha các bạn. Số là tôi có cái máy desktop Legacy đời cũ, nó hiện có 3 bản Win10 Pro, Ent và Pro for Workstations, sau khi update thành công lên Win11 thì hàng tháng tôi vẫn update bình thường cho tới build 613, chỉ được cho 2 bản Pro và Ent, cón bản Pro for Workstations vẫn dừng lại ở 493.

Sau bao nhiêu lần chạy update thất bại, nản quá tôi xoá bản Pro 613, cài lại bản mới khác 22616. Còn bản Enterprise thì hôm qua sau khi đã làm back up, tôi download iso business build 675 về, mở iso ra xoá đi file appraiserres.dll, save lại, mount file này lên và chạy setup.exe. Quá trình chạy hơn một tiếng, giữ nguyên personal files và apps, sau đó thì nó tiếp tục chạy update cho bản KB5013943 và KB5014019, đây là 2 bản vá mà máy tôi luôn báo lỗi, cuối cùng tôi có luôn 22000.708. Lúc làm tôi không tin chắc thành công nên không chụp hình lưu lại.

Sáng nay tôi tiếp tục làm cho bản 11 Pro for Workstations, build 22000.493, bản này còn tệ hơn hai bản kia, cũng với thao tác chạy file setup.exe trên Windows, lần này tôi có chụp một số hình như sau:


Hình dưới này cho thấy tôi được phép cài trực tiếp và giữ nguyên Data:


2022-06-02-090727.png



Trước đó tôi bị lỗi ở phần update như hình dưới:

2022-06-02-091151.png



2022-06-02-091409.png





Kết quả cuối cùng tôi có đây các bạn:

2022-06-02-131828.png


Vậy là từ nay nếu có trục trặc từ update thì tôi cứ làm theo cách này, không cón mất quá nhiều thời gian chờ đợi nữa, hình từ bản iso sau khi đã xoá file appraiserres.dll .


2022-06-02-132539.png




2022-06-02-132642.png
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Chào các bạn, tôi lại kể thêm chuyện ngoài lề nữa đây các bạn nhé. Chắc các bạn đều biết tôi có cái desktop UEFI, i7-7700. Vào cái thời mà Win11 nở rộ thì việc nâng cấp từ Win 10 lên Win11 trên các máy Legacy rất dễ dàng, riêng có cái desktop này thì tôi không thể nào làm nâng cấp các bản Win 10 lên 11 được, đã làm thử nhiều lần trước đó đều thất bại, nó boot vào được nhưng chừng 1 phút sau thì tắt màn hình và trở lại boot từ ban đầu. Thời đó tôi nhớ hình như tôi dùng các bản 22000.51, 64 và 71.

Hiện tại trên desktop này tôi cũng có 3 bản Win 10 Pro: 19043.1741 và ENT 19044, Pro for Workstation 19044. Bản 10 PRO không hiểu vì sao cứ lẹt đẹt mãi ở 19043, không thấy báo cho lên 19044.

Hôm qua tôi táy máy nâng cấp cho bản 10 Pro-19043.1741, vì trước đó đã thất bại với Win 11 nên lần này tôi thử nâng cấp với bản 10-19044.1706 chứ không mơ ước gì tới Win 11 nữa:

Hình nó cho phép đây:

2022-06-04-083232.png


Nhưng cuối cùng tới bước nó chạy % thì nó đứng mãi ở 96% gần hai tiếng đồng hồ, chán quá tôi tắt máy. Sau đó mở lại thì dĩ nhiên là nó trả lại bản Win cũ cho tôi, vì đã làm back up nên tôi không sợ, tôi thử luôn upgrade lên Win 11 với bản ISO build 22000.675 mà tôi đã nói ở cmt bên trên, lại cũng không tin nên không chụp hình làm gì, biết nó có thành công hay không?

Không ngờ chuyện lạ xảy ra các bạn ơi, nó chạy một lèo 100% luôn, tôi có mấy hình sau cho các bạn xem:

2022-06-04-144429.png



Update thêm thì tôi có hình này:

2022-06-04-164016.png



2022-06-05-121607.png



Thật sự rất vui khi làm thành công , dẫu sao có một lỗi nhỏ khi sử dụng là nếu vào this PC rồi right-click trên bất cứ folder nào thì nó restart lại Windows explorer, phải right-click folder trên desktop trước, rồi sau đó vào lại như bên trên thì nó không bị lỗi.

Tôi còn hai bản Win 10 ENT và Pro For Workstations trên máy UEFI này nữa, tôi sẽ thử upgrade lên Win 11 xem kết quả thế nào, lần này tôi sẽ chụp hình lại, đúng là chuyện bất ngờ luôn xảy ra mà mình không đoán trước được, lúc nghĩ là nó thất bại thì lại thành công.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Update tình hình nâng cấp đây các bạn, thất bại với bản Win10-19044 Enterprise rồi, nó vẫn chạy đầy đủ 100% nhưng tới khi boot vào giao diện desktop, nó hiện lên được chừng 30 giây rồi thì tắt, trở lại screen login. Lỗi giống y như từ lâu tôi vẫn bị với các bản thời kỳ đầu của 22000.

2022-06-05-141159.png



2022-06-05-141329.png



Nhìn hình trên lòng tràn trề hy vọng nhưng rồi kết quả không như ý muốn, lúc boot vào nó tắt nhanh quá tôi không kịp chụp hình. Hôm nay tôi sẽ làm tiếp cho bản 10-Pro for Workstations, sẽ tiếp tục báo lại kết quả sau nhé các bạn.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Tiếp tục upgrade Win11 22000.675 cho bản Win 10 Pro for Workstations đây các bạn, lần này thì lại thành công, thời gian từ 7:15 đến 8:50. Nó cũng bị cái lỗi nhỏ right-click như bản 11 Pro mà tôi đã làm hôm trước, hiện giờ tôi đang cho nó update các bản KB và drivers, tôi gửi trước một số hình cho các bạn xem như sau:


Trước khi upgrade:

2022-06-06-063938.png



2022-06-06-071726.png



Sau khi trở thành Win 11:


2022-06-06-090042.png




2022-06-06-090138.png



Đang chờ update:


2022-06-06-091642.png




Update: Hai ảnh chót đây các bạn:


2022-06-06-094621.png



2022-06-06-094712.png



Kết luận: Như vậy tôi chỉ làm thành công 2 bản Win 10 Pro và Pro for Workstations thành Win 11 build 22000.708, cũng với file ISO 22000.675 đã delete file appraiserres.dll. Còn bản ENT bị lỗi, trước khi xoá đi, restore lại bản cũ, tôi sẽ tìm cách sửa, nếu có kết quả tốt thì tôi sẽ chia sẻ lại nhé. Cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm và theo dõi câu chuyện ngoài lề của tôi.
 
Sửa lần cuối: