Review Software - Trải nghiệm ứng dụng quản lý chi tiêu: tìm ra bí mật "vì sao chưa đến cuối tháng mà đã hết tiền"? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Review Software Trải nghiệm ứng dụng quản lý chi tiêu: tìm ra bí mật "vì sao chưa đến cuối tháng mà đã hết tiền"?

pnmr560

Búa Gỗ Đôi
Chào các bạn. Việc kiểm soát chi tiêu thường nhận được những ý kiến trái chiều. Có người chỉ trích rằng như vậy là quá chi li, “đong lọ nước mắm đếm củ dưa hành”, trong khi người khác lại nhận thấy đây là biểu hiện của tư duy mạch lạc và cách làm logic trong quản lý tài chính. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn về thực tế sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu của bản thân. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn.

2.png


2 vợ chồng tôi độc lập về kinh tế, tức là tiền của ai thì người đó tiêu, vợ không bao giờ hỏi thu nhập của chồng và ngược lại, chồng cũng không kiểm soát chi tiêu của vợ. Bình thường thì chồng sẽ trả các phí sinh hoạt, điện nước, đóng học phí cho con, mua sắm các đồ dùng để sửa chữa nhà cửa... Trong khi đó, vợ mua quần áo cho cả nhà, lo chuyện thức ăn bếp núc, sách vở, đồ chơi cho con... Tất nhiên là không phải phân định rạch ròi một cách cứng nhắc, bởi nhiều khi đi chơi, đi siêu thị mua sắm,… ai tiện trả thì sẽ trả.

Mỗi người đều có khoản tích cóp (tiết kiệm) riêng, đến khi cần sử dụng món gì lớn thì sẽ đem ra dùng chung. Chúng tôi kết hôn sắp được 10 năm, và trong suốt thời gian này cả hai đều cảm thấy thoải mái với cách sống như vậy.

Kể dài dòng là để các bạn hình dung được rằng: phần chi tiêu mà tôi kiểm soát và quản lý là chỉ của riêng tôi mà thôi - hoàn toàn không liên quan gì đến người còn lại.
3.md.png


Lấy ví dụ tuần đầu tiên của tháng 7/2022 – các bạn có nhớ mình đã chi bao nhiêu, mua những thứ gì không? Về phần tôi, với trí nhớ không lấy gì làm xuất sắc của mình (khi ngay cả bữa tối qua ăn gì còn chẳng thể nhớ nổi) thì làm sao tôi có thể giải trình đã tiêu pha những gì mà hết tận hơn 5 triệu?

Hay một ví dụ khác, khi tôi muốn thống kê xem mình đã chi bao nhiêu tiền cho hạng mục "Xăng xe" thì hoàn toàn có thể kiểm tra trong nháy mắt. Thật vô cùng tiện lợi.

1537c2f59180ec59a.png


Nhờ tập được thói quen sử dụng ứng dụng ghi chép, tôi hoàn toàn tự tin kiểm tra lại xem mình đã mua cái gì, khi nào và xem ra mục nào cũng đều hợp lý cả! Gần như tôi không bao giờ bỏ sót bất cứ thứ gì – dù chỉ là 1000 đồng. Tuy nhiên, tôi lại không tận dụng được hết các tính năng của ứng dụng quản lý chi tiêu, bởi tôi chỉ ghi lại theo thói quen và để tiện tra cứu, thống kê chứ chẳng bao giờ mở ra xem lại rồi suy nghĩ xem mình cần phải giảm chỗ này, bớt chỗ kia cả.

Tại sao lại sinh ra những ứng dụng “đong lọ nước mắm đếm củ dưa hành” này?



Chỉ cần vượt qua được ngưỡng “hay quên, lười ghi” lúc ban đầu thì sau một thời gian sử dụng ứng dụng quản lý thu chi, chắc chắn các bạn sẽ rèn được thói quen chi tiêu khoa học.

Tổng kết

Người Việt Nam chúng ta thường hay lầm lẫn giữa “tiết kiệm” và “hà tiện” nên rất dị ứng với những người để ý chặt chẽ đến vấn đề chi tiêu, trong khi đúng ra thì mỗi đồng tiền làm ra đều là mồ hôi nước mắt, và việc quản lý chúng chặt chẽ cũng như lập kế hoạch sử dụng hợp lý là điều nên làm và cần làm.



Cá nhân tôi cho rằng: tiết kiệm không phải là xấu, chỉ khi nào hà tiện quá mức để gây ảnh hưởng tới người thân thì mới là đáng trách. Mục đích của các ứng dụng quản lý chi tiêu giúp chúng ta cân đối tài chính và chi tiêu thông minh, còn ứng dụng nó như thế nào là tùy vào người dùng.

Các bạn có thể tải ứng dụng mà tôi đang sử dụng tại đây:
- Android: - iOS:
 

tuannv1508

Rìu Chiến
Bạn là nhân viên của MISA à? Sao mà PR cho phần mềm quá trời
Đăng ký dùng email + sđt rồi có bị bom emai rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác không đây?
Hoặc bị lộ lọt trhoong tin cá nhân ra ngoài
 

pnmr560

Búa Gỗ Đôi
Bạn là nhân viên của MISA à? Sao mà PR cho phần mềm quá trời
Đăng ký dùng email + sđt rồi có bị bom emai rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác không đây?
Hoặc bị lộ lọt trhoong tin cá nhân ra ngoài
Mình là người dùng cá nhân thôi. Bạn thấy mình khen phần mềm này ở chỗ nào? Có vô số các phần mềm có chức năng tương tự chứ đâu phải mỗi hãng này.
 

pnmr560

Búa Gỗ Đôi
Bạn là nhân viên của MISA à? Sao mà PR cho phần mềm quá trời
Đăng ký dùng email + sđt rồi có bị bom emai rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác không đây?
Hoặc bị lộ lọt trhoong tin cá nhân ra ngoài
Mình dùng từ 2019 đến giờ mà chưa gặp phải những tình huống spam khó chịu như bạn đề cập.
 

pnmr560

Búa Gỗ Đôi
Mình vẫn dung Money Lover để quản lý, mà từ đợt vỡ nợ nên bỏ, k dugf vì toàn trả nợ lãi nên kê vào càng sót ruột 🥹
Giờ trả hết nợ chưa bạn?
 

dexem

Búa Gỗ
VIP User
Chào các bạn. Việc kiểm soát chi tiêu thường nhận được những ý kiến trái chiều. Có người chỉ trích rằng như vậy là quá chi li, “đong lọ nước mắm đếm củ dưa hành”, trong khi người khác lại nhận thấy đây là biểu hiện của tư duy mạch lạc và cách làm logic trong quản lý tài chính. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn về thực tế sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu của bản thân. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn.

2.png


2 vợ chồng tôi độc lập về kinh tế, tức là tiền của ai thì người đó tiêu, vợ không bao giờ hỏi thu nhập của chồng và ngược lại, chồng cũng không kiểm soát chi tiêu của vợ. Bình thường thì chồng sẽ trả các phí sinh hoạt, điện nước, đóng học phí cho con, mua sắm các đồ dùng để sửa chữa nhà cửa... Trong khi đó, vợ mua quần áo cho cả nhà, lo chuyện thức ăn bếp núc, sách vở, đồ chơi cho con... Tất nhiên là không phải phân định rạch ròi một cách cứng nhắc, bởi nhiều khi đi chơi, đi siêu thị mua sắm,… ai tiện trả thì sẽ trả.

Mỗi người đều có khoản tích cóp (tiết kiệm) riêng, đến khi cần sử dụng món gì lớn thì sẽ đem ra dùng chung. Chúng tôi kết hôn sắp được 10 năm, và trong suốt thời gian này cả hai đều cảm thấy thoải mái với cách sống như vậy.

Kể dài dòng là để các bạn hình dung được rằng: phần chi tiêu mà tôi kiểm soát và quản lý là chỉ của riêng tôi mà thôi - hoàn toàn không liên quan gì đến người còn lại.
3.md.png


Lấy ví dụ tuần đầu tiên của tháng 7/2022 – các bạn có nhớ mình đã chi bao nhiêu, mua những thứ gì không? Về phần tôi, với trí nhớ không lấy gì làm xuất sắc của mình (khi ngay cả bữa tối qua ăn gì còn chẳng thể nhớ nổi) thì làm sao tôi có thể giải trình đã tiêu pha những gì mà hết tận hơn 5 triệu?

Hay một ví dụ khác, khi tôi muốn thống kê xem mình đã chi bao nhiêu tiền cho hạng mục "Xăng xe" thì hoàn toàn có thể kiểm tra trong nháy mắt. Thật vô cùng tiện lợi.

1537c2f59180ec59a.png


Nhờ tập được thói quen sử dụng ứng dụng ghi chép, tôi hoàn toàn tự tin kiểm tra lại xem mình đã mua cái gì, khi nào và xem ra mục nào cũng đều hợp lý cả! Gần như tôi không bao giờ bỏ sót bất cứ thứ gì – dù chỉ là 1000 đồng. Tuy nhiên, tôi lại không tận dụng được hết các tính năng của ứng dụng quản lý chi tiêu, bởi tôi chỉ ghi lại theo thói quen và để tiện tra cứu, thống kê chứ chẳng bao giờ mở ra xem lại rồi suy nghĩ xem mình cần phải giảm chỗ này, bớt chỗ kia cả.

Tại sao lại sinh ra những ứng dụng “đong lọ nước mắm đếm củ dưa hành” này?

*** Hidden text: cannot be quoted. ***


Chỉ cần vượt qua được ngưỡng “hay quên, lười ghi” lúc ban đầu thì sau một thời gian sử dụng ứng dụng quản lý thu chi, chắc chắn các bạn sẽ rèn được thói quen chi tiêu khoa học.

Tổng kết

Người Việt Nam chúng ta thường hay lầm lẫn giữa “tiết kiệm” và “hà tiện” nên rất dị ứng với những người để ý chặt chẽ đến vấn đề chi tiêu, trong khi đúng ra thì mỗi đồng tiền làm ra đều là mồ hôi nước mắt, và việc quản lý chúng chặt chẽ cũng như lập kế hoạch sử dụng hợp lý là điều nên làm và cần làm.



Cá nhân tôi cho rằng: tiết kiệm không phải là xấu, chỉ khi nào hà tiện quá mức để gây ảnh hưởng tới người thân thì mới là đáng trách. Mục đích của các ứng dụng quản lý chi tiêu giúp chúng ta cân đối tài chính và chi tiêu thông minh, còn ứng dụng nó như thế nào là tùy vào người dùng.

Các bạn có thể tải ứng dụng mà tôi đang sử dụng tại đây:
- Android: *** Hidden text: cannot be quoted. ***

- iOS: *** Hidden text: cannot be quoted. ***
Cách đây hơn 15 năm mình đã sử dụng phần mềm Quản gia để theo dõi thu, chi hàng tháng.
 

creslife

Búa Gỗ Đôi
Mình cũng đang dùng, năm có 89k cũng rẻ nhưng chỉ cấp 1 khoản tiền để dùng cho chi tiêu hàng ngày thôi, còn tiền lớn làm ăn thì không có nhập vào vì dữ liệu lưu trên mây của Misa money keeper không biết có an toàn đến mức độ nào, lỡ bị lộ thì mệt.
 


Top