Business
Rìu Bạc Đôi
Tiết Hàn Thực hay Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh". Ngày tết truyền thống này chắc hẳn rất quen thuộc với những người Việt Nam (chủ yếu miền Bắc), Trung Quốc và những khu dân cư người Hoa trên thế giới. Vậy vì sao lại có tiết hàn thực, chúng ta hãy nên nhìn lại lịch sử Trung Hoa một chút.
Nguyên là đời Chu Tương Vương, ở nước Tấn có Thế Tử Trúng Nhĩ - ( con trai trưởng của vua Chu gọi là Thái Tử, con trai trưởng của vua chư hầu thì gọi là Thế Tử - người ta ngày này thường hay dùng nhầm hai từ này) lúc còn đi lưu vong ( 19 năm ) có mấy người thân tín trung thần là Triệu Thôi, Hồ Yển, Nguỵ Thù, Giới Tử Thôi cũng đi theo nếm mật nằm gai. Lần nọ đoàn người đi đến đất Ngư Lộc, mọi người đều đói lả cả, không thể đi được nữa. Trùng Nhĩ mới gối đầu vào chân Hồ Mao mà nằm, nhân lại than đói, Hồ Yển nói Triệu Thôi đã đi xin cháo, hãy cố nén đợi. Bỗng dưng lại thấy Giới Tử Thôi quỳ đến dâng lên Trùng Nhĩ một bát cháo thịt băm, rất là toả hương thơm ngào ngạt. Trùng Nhĩ thấy vậy, liền đón lấy ăn ngay, lấy làm ngon lắm, ăn xong mới hỏi Tử Thôi:
- Nhà ngươi lấy đâu ra bát cháo thịt mà thơm ngon như vậy?
Tử Thôi đáp rằng:
- Ấy là thịt đùi của tôi đấy, tôi nghe nói người hiếu từ bỏ thân để thờ cha mẹ, người trung thần bỏ thân thờ vua, nay công tử không có gì bỏ bụng nên tôi cắt thịt đùi mà cho ngài ăn đó.
Trùng Nhĩ nghe vậy lấy làm xúc động, ứa nước mắt than rằng :
- Ta chẳng may vướng cơn nguy nạn mà khổ sở, lại vấy cả các ngươi, ơn này của Tử Thôi xiết nào đền đáp đủ.
Sau này đến lúc về lại Tấn, Trùng Nhĩ lên ngôi, tức là Tấn Văn Công, cho cải cách chính trị, dùng nhân nghĩa mà trị dân, khiến cho nước Tấn trở thành nghiệp bá chủ. Văn Công đều cho ban thưởng và trọng dụng những trung thần xưa cùng mình khổ cực, Hồ Yển, Hồ Mao, Nguỵ Thù ,.. đều được ban tước vị và bổng lộc, cùng giúp vua dựng nghiệp bá chủ chư hầu, duy cơ Giới Tử Thôi vẫn sống nghèo khổ, hàng ngày may giày mà đem bán nuôi mẹ, có ngừoi bạn thân thấy vậy bất bình mà nói Tử Thôi nên vào triều nhận bổng lộc. Tử Thôi chỉ cười mà không đáp, vẫn cứ hàng ngày may giày, khổ cực nuôi mẹ. Chúng ta sẽ thắc mắc sao công thần trung quân như vậy lại chịu đời cơ cực, vậy xin nói về lúc Tấn Văn Công được Tần Mục Công đưa qua sông Hoàng Thuỷ mà về Tấn để làm vua. Văn Công lúc này bảo với người hầu phàm những vậy chiếu rách áo manh lúc lưu vong dùng thì đều nên bỏ đi cả, Hồ Yển thấy vậy khóc mà can rằng:
- Chúa công vừa về làm vua, đã vội bỏ đi những thứ tạp phẩm cơ hàn, vậy khi đã lên ngôi báu rồi, có trăm ngàn quan thần dưới trướng thì còn nhớ gì đến lũ hạ thần khố rách nữa, vậy xin Chúa công cho hạ thần được ở lại Tần để khỏi gặp cảnh ruồng bỏ.
Tấn Văn Công biết Hồ Yển có ý trách mình, cũng khóc mà nói rằng:
- Ấy là cái lỗi ở ta, ta xin chịu
Rồi sai nô bộc đem hết những chiếu rách áo manh đem về Tấn cả. Giới Tử Thôi đứng bên cạnh nghe Hồ Yển nói vậy, có ý khinh Hồ Yển thờ vua vì muốn phú quý, không xứng với mình, nên có ý ở ẩn, vậy nên khi Tấn Văn Công ban thưởng thì không vào nhận. Người bạn của Tử Thôi biết thế, bèn làm bài văn trình lên Văn Công, đại ý kể rằng “ Có con rồng thất thế thì đàn rắn theo phò, rồng bị đói thì một rắn cắt thịt dâng rồng, nay rồng gặp nước, vùng vẫy bá quyền, đàn rắn theo phò, đều ăn sung sướng, chỉ có một con, không biết nơi nào, chả ai hỏi đến” . Văn Công đọc xong, có ý hối hận, bèn cho người đến vời Tử Thôi, Tử Thôi không chịu, bèn cõng mẹ già lên núi sâu ở ẩn. Văn Công sai đưa quân đi tìm, vây núi rất ngặt, buộc Tử Thôi phải ra nhận lộc, nào ngờ suốt mấy ngày đêm vẫn không có động tĩnh. Vua Tấn tức giận, mới sai đốt rừng, mục đích chỉ nhằm cho Tử Thôi phải chịu ra, nào ngờ lửa cháy rụi cả rừng, vẫn chả thấy người đâu, lát sau có người báo thấy hai đống xương khô ôm nhau chết bên gốc cây liễu, mới biết là Tử Thôi và mẹ đồng lòng chịu chết để giữ khí tiết. Tấn Văn Công thương tiếc mà than thở rằng:
- Hiền thần bị ép đến mức này cũng là lỗi ở ta.
Rồi truyền quân lính lập đền thờ, tên núi nọ đổi thành Giới Sơn. Người dân nước Tấn và lân bang nghe tin đều bùi ngùi tiếc thương cho Tử Thôi, nên hằng năm cứ đến ngày mà năm xưa Tấn Văn Công sai đốt rừng, tức là tiết Thanh Minh mùng 3 tháng 3, người ta không nỡ đốt lửa nấu bếp, mà dùng thức ăn khô để sẵn, gọi là "hàn thực". Tiết hàn thực, nhà nào cũng cắm cành liễu trước nhà, gọi là để chiêu hồn Giới Tử Thôi, cũng có nhà làm cổ nhỏ mà đốt vàng mã, cũng là để tưởng nhớ lòng trung và thanh khiết của Tử Thôi đó .
Nguồn tích trong : Đông Chu Liệt Quốc.
Nguyên là đời Chu Tương Vương, ở nước Tấn có Thế Tử Trúng Nhĩ - ( con trai trưởng của vua Chu gọi là Thái Tử, con trai trưởng của vua chư hầu thì gọi là Thế Tử - người ta ngày này thường hay dùng nhầm hai từ này) lúc còn đi lưu vong ( 19 năm ) có mấy người thân tín trung thần là Triệu Thôi, Hồ Yển, Nguỵ Thù, Giới Tử Thôi cũng đi theo nếm mật nằm gai. Lần nọ đoàn người đi đến đất Ngư Lộc, mọi người đều đói lả cả, không thể đi được nữa. Trùng Nhĩ mới gối đầu vào chân Hồ Mao mà nằm, nhân lại than đói, Hồ Yển nói Triệu Thôi đã đi xin cháo, hãy cố nén đợi. Bỗng dưng lại thấy Giới Tử Thôi quỳ đến dâng lên Trùng Nhĩ một bát cháo thịt băm, rất là toả hương thơm ngào ngạt. Trùng Nhĩ thấy vậy, liền đón lấy ăn ngay, lấy làm ngon lắm, ăn xong mới hỏi Tử Thôi:
- Nhà ngươi lấy đâu ra bát cháo thịt mà thơm ngon như vậy?
Tử Thôi đáp rằng:
- Ấy là thịt đùi của tôi đấy, tôi nghe nói người hiếu từ bỏ thân để thờ cha mẹ, người trung thần bỏ thân thờ vua, nay công tử không có gì bỏ bụng nên tôi cắt thịt đùi mà cho ngài ăn đó.
Trùng Nhĩ nghe vậy lấy làm xúc động, ứa nước mắt than rằng :
- Ta chẳng may vướng cơn nguy nạn mà khổ sở, lại vấy cả các ngươi, ơn này của Tử Thôi xiết nào đền đáp đủ.
Sau này đến lúc về lại Tấn, Trùng Nhĩ lên ngôi, tức là Tấn Văn Công, cho cải cách chính trị, dùng nhân nghĩa mà trị dân, khiến cho nước Tấn trở thành nghiệp bá chủ. Văn Công đều cho ban thưởng và trọng dụng những trung thần xưa cùng mình khổ cực, Hồ Yển, Hồ Mao, Nguỵ Thù ,.. đều được ban tước vị và bổng lộc, cùng giúp vua dựng nghiệp bá chủ chư hầu, duy cơ Giới Tử Thôi vẫn sống nghèo khổ, hàng ngày may giày mà đem bán nuôi mẹ, có ngừoi bạn thân thấy vậy bất bình mà nói Tử Thôi nên vào triều nhận bổng lộc. Tử Thôi chỉ cười mà không đáp, vẫn cứ hàng ngày may giày, khổ cực nuôi mẹ. Chúng ta sẽ thắc mắc sao công thần trung quân như vậy lại chịu đời cơ cực, vậy xin nói về lúc Tấn Văn Công được Tần Mục Công đưa qua sông Hoàng Thuỷ mà về Tấn để làm vua. Văn Công lúc này bảo với người hầu phàm những vậy chiếu rách áo manh lúc lưu vong dùng thì đều nên bỏ đi cả, Hồ Yển thấy vậy khóc mà can rằng:
- Chúa công vừa về làm vua, đã vội bỏ đi những thứ tạp phẩm cơ hàn, vậy khi đã lên ngôi báu rồi, có trăm ngàn quan thần dưới trướng thì còn nhớ gì đến lũ hạ thần khố rách nữa, vậy xin Chúa công cho hạ thần được ở lại Tần để khỏi gặp cảnh ruồng bỏ.
Tấn Văn Công biết Hồ Yển có ý trách mình, cũng khóc mà nói rằng:
- Ấy là cái lỗi ở ta, ta xin chịu
Rồi sai nô bộc đem hết những chiếu rách áo manh đem về Tấn cả. Giới Tử Thôi đứng bên cạnh nghe Hồ Yển nói vậy, có ý khinh Hồ Yển thờ vua vì muốn phú quý, không xứng với mình, nên có ý ở ẩn, vậy nên khi Tấn Văn Công ban thưởng thì không vào nhận. Người bạn của Tử Thôi biết thế, bèn làm bài văn trình lên Văn Công, đại ý kể rằng “ Có con rồng thất thế thì đàn rắn theo phò, rồng bị đói thì một rắn cắt thịt dâng rồng, nay rồng gặp nước, vùng vẫy bá quyền, đàn rắn theo phò, đều ăn sung sướng, chỉ có một con, không biết nơi nào, chả ai hỏi đến” . Văn Công đọc xong, có ý hối hận, bèn cho người đến vời Tử Thôi, Tử Thôi không chịu, bèn cõng mẹ già lên núi sâu ở ẩn. Văn Công sai đưa quân đi tìm, vây núi rất ngặt, buộc Tử Thôi phải ra nhận lộc, nào ngờ suốt mấy ngày đêm vẫn không có động tĩnh. Vua Tấn tức giận, mới sai đốt rừng, mục đích chỉ nhằm cho Tử Thôi phải chịu ra, nào ngờ lửa cháy rụi cả rừng, vẫn chả thấy người đâu, lát sau có người báo thấy hai đống xương khô ôm nhau chết bên gốc cây liễu, mới biết là Tử Thôi và mẹ đồng lòng chịu chết để giữ khí tiết. Tấn Văn Công thương tiếc mà than thở rằng:
- Hiền thần bị ép đến mức này cũng là lỗi ở ta.
Rồi truyền quân lính lập đền thờ, tên núi nọ đổi thành Giới Sơn. Người dân nước Tấn và lân bang nghe tin đều bùi ngùi tiếc thương cho Tử Thôi, nên hằng năm cứ đến ngày mà năm xưa Tấn Văn Công sai đốt rừng, tức là tiết Thanh Minh mùng 3 tháng 3, người ta không nỡ đốt lửa nấu bếp, mà dùng thức ăn khô để sẵn, gọi là "hàn thực". Tiết hàn thực, nhà nào cũng cắm cành liễu trước nhà, gọi là để chiêu hồn Giới Tử Thôi, cũng có nhà làm cổ nhỏ mà đốt vàng mã, cũng là để tưởng nhớ lòng trung và thanh khiết của Tử Thôi đó .
Nguồn tích trong : Đông Chu Liệt Quốc.