[Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024] Nên bỏ tục đốt vàng mã ! | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

[Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024] Nên bỏ tục đốt vàng mã !

Whale

Rìu Vàng Đôi
Thứ nhất, như đã nêu ở trên, đây vốn không phải là một phong tục có nguồn gốc ở Việt Nam. Từ xa xưa cha ông chúng ta không đốt vàng mã và cũng đã từng nhìn nhận không nên đốt vàng mã.

Thứ hai, đốt vàng mã tràn lan gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Ở các đô thị lớn, khi cuộc sống chung cư ngày càng phổ biến thì đốt vàng mã trở thành vấn nạn vào mỗi dịp đầu tháng, ngày rằm, lễ Tết… Ngoài ra đốt vàng mã là một tục lệ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn.

Mới nhất ngày 30/1, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024, trong đó nêu rõ "không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệ môi trường".



Cuối năm, trong số những người bận rộn nhất có những người làm nghề vàng mã. Thực ra họ bận rộn quanh năm vì người Việt đốt vàng mã quanh năm, nhưng gần cuối năm thì tất bật hơn vì nhu cầu tăng đột biến. Trần sao âm vậy. Đồ vàng mã giờ có đủ thứ, từ xe máy, ô tô, nhà cửa đến Iphone, máy tính…

Không biết tục đốt vàng mã có từ bao giờ. Tôi tìm hiểu thì sách "Việt Nam phong tục" của cụ Phan Kế Bính chỉ nói đến tục thắp hương, không thấy viết gì về đốt vàng mã. Trong sách vở nói rằng đốt vàng mã có nguồn gốc từ xa xưa ở Trung Quốc, sau đó lan đến các nước, nhất là các nước Đông Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam thì đốt vàng mã đã thành một tục khá phổ biến và đang có xu hướng phát triển.

vangma-1598116498110-1706703422746.jpg

Thói quen đốt vàng mã của người Việt đã trở thành tục lệ (Tranh minh họa: Ngọc Diệp).

Cuộc đốt vàng mã được cho là lớn nhất Việt Nam vào đầu thế kỷ XX là trong đám tang của Vua Khải Định, băng hà vào ngày 25 tháng 11, năm 1925. Triều đình Huế đã làm nguyên cả ngôi điện Kiến Trung bằng giấy thật lớn và nhiều loại đồ dùng của vua như ngự liễn, long xa, tàn kiệu, v.v... để đốt.

Thế nhưng, cũng dưới triều Nguyễn, năm 1933, vua Bảo Đại đã có chỉ dụ về việc cúng tế, trong đó nhấn mạnh một ý là không đốt vàng mã.

Ngày nay, nhà nước không cấm đốt vàng mã, tuy nhiên trong những năm qua, các cơ quan quản lý đã có nhiều văn bản về việc hạn chế đốt vàng mã, rải tiền vàng trong đám tang.

Mới nhất ngày 30/1, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024, trong đó nêu rõ "không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệ môi trường".

Gần đây dư luận cũng đã lên tiếng nhiều về việc đốt vàng mã. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam từ nhiều năm nay khuyến cáo không đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Nhưng xem ra tục đốt vàng mã thật khó bỏ, thậm chí xu hướng là ngày càng đốt nhiều hơn.

Ngay gia đình tôi, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng cũng chỉ hạn chế, chứ chưa thể bỏ được việc đốt vàng mã. Trong nhà, ngoài tôi ra, tất cả thành viên khác đều coi đây là một phong tục.

Chẳng lẽ một xã hội hiện đại lại duy trì và phát triển phong tục không phù hợp với nếp sống văn minh? Chúng ta cần suy xét lại phong tục này ít nhất với hai vấn đề sau:

Thứ nhất, như đã nêu ở trên, đây vốn không phải là một phong tục có nguồn gốc ở Việt Nam. Từ xa xưa cha ông chúng ta không đốt vàng mã và cũng đã từng nhìn nhận không nên đốt vàng mã.

Thứ hai, đốt vàng mã tràn lan gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Ở các đô thị lớn, khi cuộc sống chung cư ngày càng phổ biến thì đốt vàng mã trở thành vấn nạn vào mỗi dịp đầu tháng, ngày rằm, lễ Tết… Ngoài ra đốt vàng mã là một tục lệ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn.

Một vấn đề khó như đốt pháo chúng ta còn bỏ được thì không thể… bó tay với đốt vàng mã. Hiện nay Chính phủ yêu cầu "không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan", nhưng theo tôi mỗi người, mỗi gia đình nên bỏ hẳn phong tục này. Nghĩa là đương nhiên không đốt tràn lan, và cũng không đốt ở mức hạn chế.

Dù khó, nhưng nên, cần và phải bỏ tục đốt vàng mã!

Tác giả:
Ông Phạm Xuân Cần, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Vinh, nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An. Ông hiện là nhà nghiên cứu lịch sử, người sáng lập nhóm "Vinh Xưa".
 

malemkhoang

Rìu Chiến
Mai mình vẫn mũ áo bình thường cho Apple
%C3%94ng_T%C3%A1o_3.jpg

Kèm theo cả:
Cyprinus_carpio.jpeg

Chưa đến [Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024], may quá.
 

Swings Onlyone

Rìu Vàng Đôi
VIP User
mỗi lần giổ tổ giẫm đạp cấp cứu mấy trăm người, đốt bay hơn 100 tỷ chỉ trong vẻn vẹn 10 ngày.
ngao ngán. sỉ diện mà nói tới thì tự ái & rage lên.
VN: quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan
 

lequyet

Rìu Sắt Đôi
Chuyện thật như đùa ...
Tối qua đi mua thức ăn quên không mang tiền, liền gọi điện thoại cho em mình mang tiền xuống. Trong lúc chờ đợi, mình thấy một em đốt vàng mã bên đường, mình tiến lại bắt chuyện:
- Em đang làm gì đấy?
- Em đang gửi tiền xuống cho người nhà. Anh đang đứng chờ ai à?
- Ừ, anh đang chờ người nhà gửi tiền xuống.
Vừa nghe tới đây, mặt em ý tái mét, vội vứt hết tiền mã lại rồi chạy một mạch.
Mình gọi với theo,
"Emmmm oili anh chỉ đang chờ người nhà gửi tiền xuống thôi mà".
Nghe thấy vậy tất cả mọi người xung quanh đang đốt vàng mã cũng chạy thục mạng.
Có thể là hình ảnh về 1 người, xe scooter và ngọn lửa
 

malemkhoang

Rìu Chiến
@lequyet
Tại bác trông cứ như cái cột điện. Trông hổng có giống người nhà nhà iem, nên iem mới hãi chớ. Người nhà iem cứ gọi là á... như ông hàng thịt...​
 

KEM NGO

Búa Gỗ Đôi
Chuyện thật như đùa ...
Tối qua đi mua thức ăn quên không mang tiền, liền gọi điện thoại cho em mình mang tiền xuống. Trong lúc chờ đợi, mình thấy một em đốt vàng mã bên đường, mình tiến lại bắt chuyện:
- Em đang làm gì đấy?
- Em đang gửi tiền xuống cho người nhà. Anh đang đứng chờ ai à?
- Ừ, anh đang chờ người nhà gửi tiền xuống.
Vừa nghe tới đây, mặt em ý tái mét, vội vứt hết tiền mã lại rồi chạy một mạch.
Mình gọi với theo,
"Emmmm oili anh chỉ đang chờ người nhà gửi tiền xuống thôi mà".
Nghe thấy vậy tất cả mọi người xung quanh đang đốt vàng mã cũng chạy thục mạng.
Có thể là hình ảnh về 1 người, xe scooter và ngọn lửa
Chuyện cứ như thật hahaha
 

Long Sao

Rìu Bạc Đôi
Giờ một người nào đó đốt rồi gửi tro cho các bạn. Các bạn có đồng ý không mà cứ đốt để cúng cho ông táo rồi cúng cho ông bà , người đã khuất rồi cúng cho thần linh. Cúng cái đó là cúng tro cho họ? bạn còn không muốn nhận cái nhà bằng tro thì họ cũng không có nhận cái nhà bằng tro.
 

VNZ-NEWS

Administrator
Thành viên BQT
Chuyện thật như đùa ...
Tối qua đi mua thức ăn quên không mang tiền, liền gọi điện thoại cho em mình mang tiền xuống. Trong lúc chờ đợi, mình thấy một em đốt vàng mã bên đường, mình tiến lại bắt chuyện:
- Em đang làm gì đấy?
- Em đang gửi tiền xuống cho người nhà. Anh đang đứng chờ ai à?
- Ừ, anh đang chờ người nhà gửi tiền xuống.
Vừa nghe tới đây, mặt em ý tái mét, vội vứt hết tiền mã lại rồi chạy một mạch.
Mình gọi với theo,
"Emmmm oili anh chỉ đang chờ người nhà gửi tiền xuống thôi mà".
Nghe thấy vậy tất cả mọi người xung quanh đang đốt vàng mã cũng chạy thục mạng.
Có thể là hình ảnh về 1 người, xe scooter và ngọn lửa
Chuyện này đọc lại năm nào cũng phì cười
 


Top