This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

ROM là gì? Sự khác biệt giữa rom stock và rom cook là gì?

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
Với nhiều bạn mới sử dụng Android thì các thuật ngữ như ROM, ROM gốc, ROM cook, ROM tùy biến... sẽ rất xa lạ với các bạn. Trong bài viết này, ẽ giới thiệu chi tiết để những bạn mới chập chững bước vào thế giới mở của Android sẽ có thêm một số kiến thức nền trong quá trình vọc vạch.

ROM LÀ GÌ?



ROM có thể hiểu là một phiên bản của hệ điều hành dành cho thiết bị chạy Android. ROM bao gồm toàn bộ hệ điều hành cũng như các tùy chỉnh khác. Bạn có thể liên tưởng như sau, Android là hệ điều hành giống như Windows trên máy tính, phiên bản Android (JellyBean, Kitkat, Lollipop) tương đương với Windows 7, Windows 8/8.1, Windows 10. ROM là phiên bản Android đã cài lên điện thoại giống như trên máy tính là bản Windows đã được nạp sẵn trên máy, bao gồm các phần mềm cơ bản như nghe gọi nhắn tin cùng một số phần mềm độc quyền của hãng lúc này sẽ được gọi là ROM.


ROM GỐC (ROM STOCK) LÀ GÌ?



Rom gốc hay còn gọi là rom stock tức là phiên bản rom do nhà sản xuất cung cấp, nó chứa đầy đủ các tính năng mà nhà sản xuất đã đưa ra và kèm theo các ứng dụng riêng của nhà sản xuất. Như OPPO sử dụng ROM Gốc là ROM ColorOS

- Ưu điểm: ổn định, đầy đủ không bị cắt xén

- Nhược điểm: Rom gốc là rom phổ thông dành cho mọi người dùng, và đính kèm theo nó là vô số tính năng mà nhà sản xuất đưa vào mà có khi cả năm bạn chưa đụng đến. Dẫn đến việc lãng phí tài nguyên.


ROM CHỈNH SỬA (ROM COOK) LÀ GÌ?



Rom chỉnh sửa hay còn gọi là rom cook thường có ở 2 dạng Một là các rom được chỉnh sửa lại từ rom gốc, thêm bớt các tính năng, chỉnh sửa giao diện, thêm bớt phần mềm... Chúng ta gọi là rom mod
- Ưu điểm: Khá ổn định do ăn ké từ rom gốc

- Nhược điểm: Mang tính cá nhân hóa, tùy theo người làm rom mod mà chất lượng cũng mang tính "hên xui", các tính năng đôi khi lại không được ổn định như rom gốc, hay phát sinh lỗi do "chỉnh sửa quá liều"



Hai là các phiên bản được xây dựng (build) từ mã nguồn (source code) do Google cung cấp như CyanogenMod, AOKP, LiquidSmooth, Slim... Thông thường được gọi là các custom rom. Loại này mang tính chất chuyên nghiệp hơn loại một nhiều

- Ưu điểm: Nhẹ do không phải gánh các phần mềm, tính năng như rom gốc, mang tính chất tùy biến rất cao. Có thể trải nghiệm trước các phiên bản Android cao trước khi nhà sản xuất phát hành

- Nhược điểm: Do đa số không có sự hỗ trợ từ nhà sản xuất nên các driver điều khiển, các tối ưu hệ thống... nên độ ổn định thường không cao, tất nhiên vẫn có những bản rom tùy biến mà đôi khi hiệu năng còn cao hơn cả rom gốc.

Nguồn: Tekcafe.vn